BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG

Advertisements

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG

———-***———-

CÔNG TRÌNH: SỮA CHỮA, CẢI TẠO NHÀ SỐ 12 THI SÁCH (SỐ 4-6 NGUYỄN SIÊU), PHƯỜNG BẾN NGHÉ, QUẬN 1, TPHCM

TÊN GÓI THẦU:  GÓI THẦU 01:CẢI TẠO SỮA CHỮA NHÀ LÀM VIỆC

Địa điểm: Số 4-6 Nguyễn Siêu, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

  1. BIỆN PHÁP THI CÔNG:
    • Hạng mục xây:
      1. Thuyết minh tổng quát:

Gạch xây sử dụng gạch không nung block bê tông

  • Sử dụng tường 200mm gạch cho phần kết cấu bao che bên ngoài kết hợp với hệ khung chịu lực BTCT tạo thành lớp vỏ bảo vệ. Ngoài ra tường 200mm gạch còn sử dụng để ngăn chia không gian bên trong (theo chỉ định trên bản vẽ thiết kế).
  • Sử dụng tường 100mm, 200mm gạch block chủ yếu để xây ngăn chia các phòng chức năng chính có tính chất cố định và một số vị trí theo chỉ định trên bản vẽ thiết kế.
  • Sử dụng tường gạch block đặc 100mm, 200mm cho các vị trí có các yêu cầu về kỹ thuật đặc biệt được đề xuất trong bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công như tường lan can khu vực sân vườn, chân tường các khu vực có tiếp xúc thường xuyên với nước, bậc cấp lối vào sảnh chính, bồn hoa, hồ nước tước sảnh , bậc thang …
    1. Các tiêu chuẩn áp dụng:

Việc thi công và nghiệm thu vật liệu, khối xây sẽ phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn Việt Nam sau đây:

  • TCVN 4085:85 :Kết cấu gạch đá – thủ tục thi công và bàn giao
  • TCVN 6477:2011 :Gạch bê tong
  • TCVN 246-86 :Gạch – các thử nghiệm cường độ chịu nén
  • TCVN 4314:2003 : Vữa xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật
  • TCVN 3121-1:2003: Vữa xây dựng. Phương pháp thử. Phần 1: Xác định kích thước hạt cốt liệu lớn nhất
  • TCVN 3121-10:2003 : Vữa xây dựng. Phương pháp thử. Phần 10: Xác định khối lượng thể tích mẫu vữa đóng rắn
  • TCVN 3121-11:2003 : Vữa xây dựng. Phương pháp thử. Phần 11: Xác định cường độ uốn và nén của vữa đã đóng rắn
  • TCVN 3121-12:2003 : Vữa xây dựng. Phương pháp thử. Phần 12: Xác định cường độ bám dính của vữa đã đóng rắn trên nền
  • TCVN 3121-17:2003 : Vữa xây dựng. Phương pháp thử. Phần 17: Xác định hàm lượng ion clo hoà tan trong nước
  • TCVN 3121-18:2003 : Vữa xây dựng. Phương pháp thử. Phần 18: Xác định độ hút nước mẫu vữa đã đóng rắn
  • TCVN 3121-2:2003 : Vữa xây dựng. Phương pháp thử. Phần 2: Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
  • TCVN 3121-3:2003 : Vữa xây dựng. Phương pháp thử. Phần 3: Xác định độ lưu động của vữa tươi (phương pháp bàn dằn)
  • TCVN 3121-6:2003 : Vữa xây dựng. Phương pháp thử. Phần 6: Xác định khối lượng thể tích vữa tươi
  • TCVN 3121-8:2003 : Vữa xây dựng. Phương pháp thử. Phần 8: Xác định khả năng giữ độ lưu động của vữa tươi
  • TCVN 3121-9:2003 : Vữa xây dựng. Phương pháp thử. Phần 9: Xác định thời gian bắt đầu đông kết của vữa tươi
  • TCVN 4459-1987 : Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa xây dựng
    1. Phạm vi công việc:

Qui định phạm vi các hạng mục đi kèm, vật liệu phụ, máy thi công, trang thiết bị, công cụ và nhân công cần thiết khi hoàn thiện công trình. Phần qui cách này bao gồm:

Xây các tường gạch có bề dày 100mm, 200mm và các khối xây khác theo yêu cầu kiến trúc đã được thể hiện trên các bản vẽ, bao gồm cả việc xử lý các mối nối liên kết giữa tường xây với tường xây, tường xây với khung bê tông cốt thép, khung cửa gỗ.

  1. Yêu cầu về vật liệu:
  • Gạch không nung bloc bê tông
  • Yêu cầu về kỹ thuật:

Sử dụng gạch mác M75 cho toàn bộ các khối xây đáp ứng các chỉ tiêu cơ lý theo bảng sau:

Đơn vị tính Mpa (105 N/m2)

Mác gạch Nén Uốn
Trung bình cho 5 mẫu thử Nhỏ nhất cho 1 mẫu thử Trung bình cho 5 mẫu thử Nhỏ nhất cho 1 mẫu thử
M75 7.5 (75) 5 (50) 1.4 (14) 0.7 (7)

Mác gạch theo cường độ chịu nén xác định theo TCVN 6355-1:1998 và cường độ chịu uốn xác định theo TCVN 6355-2:1998.

Độ hút nước: WH < 16% xác định theo tiêu chuẩn TCVN 6355-3:1998

  • Xi măng Poóclăng (Theo TCVN 2682:2009):
  • Yêu cầu kỹ thuật:

Mác xi măng phải tương ứng với mác bê tông và mác vữa theo hồ sơ thiết kế.

Các chỉ tiêu chất lượng của xi măng poóclăng quy định theo bảng sau:

STT TÊN VẬT LIỆU CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG
TCVN 2682:2009
XI MĂNG POÓCLĂNG PC30 PC40 PC50
1 Cường độ chịu nén, N/mm2 (Mpa), không nhỏ hơn:

–         3 ngày ± 45 phút

–         28 ngày ± 8 giờ

16

30

21

40

25

50

2 Thời gian đông kết, phút

–         Bắt đầu, không nhỏ hơn

–         Kết thúc, không lớn hơn

45

375

3 Độ nghiền mịn, xác định theo:

–         Phần còn lại trên sàn 0.09mm, % không lớn hơn

–         Bề mặt riêng, phương pháp Blaine, cm2/g, không nhỏ hơn

10

2800

4 Độ ổn định thể tích xác định theo phương pháp Le Chatelier, mm, không lớn hơn 10
5 Hàm lượng anhydric sunfuric (SO3), %, không lớn hơn 3.5
6 Hàm lượng magie oxit (MgO), % không lớn hơn 5.0
7 Hàm lượng mất khi nung (MKN), % không lớn hơn 5.0
8 Hàm lượng cặn không tan (CKT), % không lớn hơn 1.5
9 Hàm lượng kiềm quy đổi (Na2Oqđ)2, %, không lớn hơn 0,6

 

Các chỉ tiêu chất lượng trên được lấy mẫu và xác định theo các tiêu chuẩn sau:

  • Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử xi măng theo TCVN 4787-2001.
  • Độ chịu nén xác định theo TCVN 6016:1995 (ISO 679:1989).
  • Thời gian đông kết, độ ổn định thể tích xác định theo TCVN 6017:1995 (ISO 9597:1989).
  • Độ nghiền mịn xác định theo TCVN 4030:2003.
  • Các thành phần hóa học (SO3, MgO, MKN, CKT) xác định theo TCVN 141:2008.
  • Cát: Cát xây tô, Cát bê tông (Theo Tiêu chuẩn TCVN 1770:1986)

Cát loại cát dùng cho vữa xây, trát phải đáp ứng các yêu cầu quy định theo TCVN 1770:1986, cụ thể:

Cát dùng cho vữa xây, tô (mác lớn hơn hoặc bằng 75) phải đạt theo yêu cầu của bảng sau:

 

Tên các chỉ tiêu Mức yêu cầu
1.      Độ lớn không nhỏ hơn

2.      Sét, á mô đun sét, các tạp chất ở dạng cục

3.      Lượng hạt lớn hơn 5mm

4.      Khối lượng thể tích xốp, tính bằng kg/m3, không nhỏ hơn

5.      Hàm lượng muối gốc sunfat, sunfit tính ra SO3 tính bằng % khối lượng cát không lớn hơn

6.      Hàm lượng bùn, bụi sét, tính bằng % khối lượng hạt cát không lớn hơn

7.      Lượng hạt nhỏ hơn 0.14mm, tính bằng % khối lượng hạt cát, không lớn hơn

8.      Hàm lượng tạp chất hữu cơ thử theo phương pháp so màu, màu của dung dịch trên cát không sẫm hơn

1.5mm.

Không.

Không.

1250

1

 

3

 

20

 

Mẫu chuẩn

 

  • Nước:

Nếu dùng để trộn vữa phải là nước sạch đạt các chỉ tiêu lý, hóa theo TCVN 4506-1987. Nhà thầu phải có kế hoạch cung ứng và trữ nước trên công trường để trộn và bảo dưỡng vữa xây, tô.

  • Sử dụng vữa:

Tất cả các loại vữa dùng cho hạng mục xây gạch đều phải là vữa xi măng-cát. Việc sử dụng vôi trong vữa xây gạch không được áp dụng cho công trình này.

Xi măng và cát sẽ được trộn theo tỉ lệ sao cho vữa đạt được cường độ nén mác 75 cho tất cả các hạng mục xây gạch (7.5Mpa).

Vữa sử dụng phải đạt mác thiết kế và phải thỏa mãn các yêu cầu trong TCVN 4459-1987 và các đều từ 2.20-2.33 của TCVN 4085-1985, bao gồm các yêu cầu về cách trộn, bảo vệ, sử dụng và thử nghiệm.

Độ sụt của vữa xây gạch phải phù hợp với mác vữa và thời gian từ lúc trộn đến lúc sử dụng, nhưng phải nằm trong khoảng từ 90-130mm.

Tỉ lệ vật liệu sẽ được tính theo thể tích và đo lường bằng các hộp cân đong chính xác được làm đúng cách và phải tuân theo yêu cầu trong TCVN 4314:2003 – Qui cách kỹ thuật vữa.

Các yêu cầu về hỗn hợp vữa và kiểm nghiệm:

Các mẫu thử sẽ được kiểm tra độ nén lúc 3, 7, 14, 21 và 28 ngày để hình thành đường cong (đồ thị) thiết kế cho hỗn hợp vữa. Các thử nghiệm phải được tiến hành bởi một phòng thí nghiệm được ủy quyền và tuân theo TCVN 3121-1:2003, TCVN 3121-2:2003, TCVN 3121-3:2003, TCVN 3121-6:2003, TCVN 3121-8:2003, TCVN 3121-9:2003, TCVN 3121-10:2003, TCVN 3121-11:2003, TCVN 3121-17:2003, TCVN 3121-18:2003,

  1. Biện pháp thi công:

Toàn bộ các thợ xây gạch đều phải là thợ có tay nghề và kinh nghiệm đáp ứng được với các yêu cầu cụ thể của từng công việc. Các thợ phụ chuẩn bị giàn giáo và trộn vữa không được phép làm công việc của thợ chuyên môn.

Trước khi bắt đầu bất kỳ hạng mục xây gạch nào, cả phần mẫu lẫn các phần khác, nhà thầu phải xác nhận rằng đơn vị giám sát đã duyệt các hạng mục bê tông cốt thép kết cấu, được xem như đã phù hợp để bàn giao cho bước xây gạch. Bất kỳ hạng mục xây gạch nào tiến hành trước khi đơn vị giám sát duyệt các phần bê tông kết cấu sẽ được xử lý

Khối xây phải đảm bảo những nguyên tắc kỹ thuật sau: Ngang bằng, thẳng đứng, mặt phẳng, góc vuông, mạch không trùng, thành một khối đặc chắc.

Trong khối xây gạch, chiều dày trung bình của mạch vữa ngang là 12mm. Chiều dày từng mạch vữa ngang không nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm, chiều dày trung bình của mạch vữa đứng là 10mm, chiều dày từng mạch vữa đứng không nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm. Các mạch vữa đứng phải so le nhau ít nhất là 50mm.

Gạch phải được làm ướt đều trước khi xây. Nếu hàng gạch vừa xây sau cùng đã khô hẳn, cần phải được phun ướt lại trước khi đặt viên gạch xây lên.

Tường sẽ được xây đều dần lên theo các hàng gạch ngang, sao cho luôn đảm bảo không có phần nào được phép cao hơn phần khác hơn 500mm vào bất kỳ thời điểm nào. Tường gạch cánh đơn (80mm) sẽ được xây theo hướng đặt viên gạch dọc. Tường gạch cánh đôi (200mm) sẽ được xây theo hướng đặt viên gạch dọc, xây năm hàng gạch 4 lỗ và một hàng gạch đinh theo từng cấp chiều cao mỗi 500mm.

Các chỗ gặp nhau (nối) của các tường gạch, gồm nối chữ “L” và chữ “T” phải được liên kết chặt với nhau bằng cách xây gối đầu gạch giữa các hàng gạch, hoặc bằng cách đặt tấm kim loại gia cố tại chỗ nối. Các tường gạch bao bọc các khu vực ẩm ướt sẽ được xây bằng gạch đinh lên ít nhất 300mm tính từ sàn.

Phần tường mới xây phải được che đậy cẩn thận, tránh mưa, nắng và phải tưới nước bảo dưỡng thường xuyên.

Liên kết giữa tường xây với cột BTCT được thông qua lớp thép râu (đường kính 6mm đặt cách khoảng 500mm) chờ sẵn trong cột. Đối với tường có bề dày từ 200mm trở lên bắt buộc phải sử dụng thép râu tại vị trí liên kết với cột. Trước khi xây, tường phải được làm ẩm, vệ sinh sạch sẽ và trát lớp hồ dầu để liên kết bề mặt tiếp xúc giữa tường gạch xây với cột BTCT. Đặc biệt phần thép râu liên kết với tường phải thường xuyên được kiểm tra về số lượng, khoảng cách theo yêu cầu nêu trên.

Trường hợp các mặt cột không có thép râu chờ sẵn hoặc số lượng, khoảng cách không đảm bảo theo yêu cầu thì phải thực hiện khoan cấy bổ sung bằng hóa chất chuyên dùng (được duyệt) theo đúng quy trình hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi có sụn nghi ngờ về chất lượng hóa chất sử dụng, Nhà thầu có trách nhiệm phải chứng minh chất lượng sản phẩm đã sử dụng thông qua các thí nghiệm tại hiện trường.

  • Liên kết giữa tường xây với dầm, sàn BTCT:

Khi thi công các tường gạch xây trên toàn bộ chiều cao sàn, lớp gạch xây trên cùng (tiếp cận với mặt dưới của dầm, sàn bê tông cốt thép tầng trên) phải được nêm chặt vào mặt dưới của dầm, sàn với một góc nghiêng tối thiểu 60o so với mặt phẳng ngang. Mặt bê tông tiếp xúc được trát một lớp hồ dầu trước khi chèn đầy gạch và vữa xây.

  • Các tường đứng tự do:

Đối với các tường đứng tự do (đỉnh tường không gắn dính vào các bộ phận cấu trúc khác), đầu (đỉnh) tường phải bố trí một đà giằng tường dọc theo toàn bộ chiều dài của tường. Đà giằng này được đổ ngay tại chỗ (bê tông mác 200), cao 100mm x rộng bằng chiều rộng của tường, được gia cường bằng 2 thanh thép đường kính 8mm.

  • Lanh tô (dầm đỡ):

Trừ khi được qui định chi tiết khác đi trong bản vẽ, toàn bộ các khoảng trống trên tường gạch sẽ được đỡ bằng các lanh tô bê tông cốt thép, trong phạm vi của công tác xây gạch. Lanh tô có thể đã được đúc trước hoặc đúc tại chỗ. Việc thi công các đà lanh tô phải tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật về bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn hiện hành.

Chiều dài toàn bộ của lanh tô sẽ phải dài hơn chỗ ô trống trên tường 600mm (tức mỗi bên 300mm của ô trống).

  • Liên kết giữa tường xây với khung cửa:

Tại vị trí có lắp cửa ra vào, cửa sổ, phần tường xây sẽ được liên kết với khung cửa thông qua móc neo được lắp sẵn trên khung bao. Mỗi cạnh của khung phải có ít nhất 3 vị trí neo vào khối xây. Các khung bao cửa có thể được lắp dựng hoặc sau khi xây gạch nhưng phải đảm bảo điều kiện đầy vữa tại vị trí các chỗ liên kết.

  • Hàng gạch chống ẩm:

Hàng gạch chống ẩm sẽ được xây ở tất cả các tường nằm trong khu vực tiếp xúc thường xuyên với nước (chủ yếu khu vực vệ sinh) bằng gạch đinh với chiều cao xây là 300mm tính từ mặt phẳng thường xuyên tiếp xúc nước.

  • Công tác trát:

Tô trát cho tất cả bề mặt bên trong và bên ngoài(tường xây gạch); bề mặt bên ngoài của vách, cột, trần BTCT

Tô trát cho các bề mặt có vật liệu ốp hoàn thiện (như ốp đá,nhôm, gỗ và các vật liệu hoàn thiện khác). Việc tô trát nhằm tạo mặt phẳng và chống thấm cho các tường bao che bên ngoài trước khi ốp vật liệu hoàn thiện.

Tất cả vật tư và qui trình dùng cho hạng mục tô trát sẽ phải tuân thủ thao các tiêu chuẩn sau đây:

  • TCVN 4314:2003: Vữa-Các quy cách kỹ thuật.
  • TCVN 3121-1:2003, TCVN 3121-2:2003, TCVN 3121-3:2003, TCVN 3121-6:2003, TCVN 3121-8:2003, TCVN 3121-9:2003, TCVN 3121-10:2003, TCVN 3121-11:2003, TCVN 3121-17:2003, TCVN 3121-18:2003,
  • TCVN 5674-1992: Các hạng mục hoàn thiện trong xây dựng
  • TCVN 4085-1985. Kết cấu gạch đá. Quy phạm thi công và nghiệm thu
  1. Yêu cầu về vật liệu:

Yêu cầu về vật liệu: xi măng, cát, nước, vữa…lấy theo yêu cầu vật liệu đã nêu ở công  tác xây.

Lấy mẫu và kiểm nghiệm:

  • Việc lấy mẫu và kiểm nghiệm vật tư nguyên liệu sẽ được tiến hành định kỳ theo các thủ tục được nêu trong quy chuẩn TCVN 4314-1986 và TCVN 3121:2003 và được thực hiện bởi một phòng thí nghiệm hợp chuẩn.
  • Bất kỳ lúc nào đang thi công, nếu vữa tô hoặc các thành phần vật tư của vữa có dấu hiệu không đảm bảo tiêu chuẩn và quy cách, đơn vị giám sát có thể yêu cầu nhà thầu tiến hành các kiểm nghiệm bổ sung để xác định chất lượng theo đúng tiêu chuẩn.Khi các kiểm nghiệm hoặc tái kiểm nghiệm như trên vẫn không đáp ứng được quy cách , thì phần công tác, hạng mục đó sẽ bị xem như không đáp ứng theo yêu cầu.
  1. Biện pháp thi công:

Toàn bộ các thợ tô trát đều phải là thợ có tay nghề và kinh nghiệm đáp ứng được với yêu cầu cụ thể của từng công việc.Các thợ phụ chuẩn bị giàn giáo và trộn vữa không được phép làm công việc của thợ chuyên môn.

Trước khi trát, bề mặt kết cấu phải được làm sạch, cọ rửa hết bụi bẩn, rêu bám các vết dầu mỡ và tưới ẩm. Những khiếm khuyết trên bề mặt bê tông (lồi, lõm, rỗ mặt, không đặc chắc…) cần phải được xử lý khắc phục bằng vữa xi măng kết hợp với hóa chất chuyên dùng hoặc đục tẩy cho phẳng trước khi tiến hành công tác trát.

Nếu bề mặt kết cấu không đủ độ nhám cho lớp vữa bám dính như bề mặt bê tông đúc trong ván khuôn thép, mặt kim loại… Trước khi trát phải gia công tạo nhám bề mặt. Có thể làm nhám bề mặt bằng cách cào hoặc đục lên bề mặt bằng các búa lược hoặc dùng búa và đục. Việc cào đục này phải được tiến hành trên toàn bộ bề mặt tạo nên một lớp sần nhám để trát vữa lên. Một lựa chọn khác là có thể làm nhám bề mặt bằng cách phủ một lớp vảy nhám lên trên bề mặt như qui định trong TCVN 5674-1992. Chất vảy nhám này được làm từ một hỗn hợp hồ xi măng đặc sệt gồm xi măng và cát thô được trộn theo tỉ lệ 1:2 và phủ lên bề mặt bằng cách trát nhẹ bằng bay hoặc sử dụng một bình phun nhỏ. Lớp phủ vảy nhám này không được dày quá 6mm và có thể cần phải được đắp thành nhiều lớp. Sau khi đã khô, dùng chổi quét bớt những hạt rời rạc trước khi trát vữa lên.

Ở những chỗ tiếp giáp giữa hai kết cấu bằng vật liệu khác nhau, trước khi trát phải gắn trãi một lớp lưới thép phủ kín chiều dày mạch ghép và trùm về hai bên ít nhất một đoạn từ 15cm – 20cm. Kích thước của ô lưới thép không lớn hơn từ 4cm-5cm.

Chiều dày lớp vữa trát phụ thuộc vào chất lượng bề mặt trát. Các lớp trát xi măng-cát trên toàn bộ các tường và trần, cả bên trong và bên ngoài, có độ dày tối đa là 20mm, gồm hai lớp, mỗi lớp có độ dày khoảng 8-10mm. Độ dày của lớp trát ngay cả khi cần thiết phải đắp vào phần lõi ở độ trơn nhẳn của mặt trát thì độ dày của mỗi lớp trát không được ít hơn 5mm.

Lớp trát đầu tiên sẽ được trát lên mặt trát bằng tay, phẳng nhưng nhám, lớp thứ hai sẽ được trát tiếp lên lớp đầu đã khô được một nửa. Khi việc trát lớp thứ nhì bị chậm trễ, phải cào và phun ướt lớp thứ nhất trước khi trát tiếp lớp hai.

Sau khi đã trát lớp thứ hai, các góc cạnh sẽ được láng phẳng, dùng một bay gỗ để hoàn thiện lớp trát để tạo một bề mặt phẳng đều, chắc chắn.

Các lớp trát trên các cạnh dọc và cạnh ngang của các cột, dầm xà, tường, khoảng hở và các điểm tương tự, phải thẳng và có cạnh sắt. Các góc của cửa sổ và các điểm hở nhô ra ngoài khác đều phải được tô đúng vuông góc, được kiểm tra bằng một thước vuông. Các cạnh sau các khung cửa sổ và khung cửa chính phải thẳng và theo đúng đường kẻ của khung.

Khi trát các cạnh ngang bên ngoài như ngưỡng cửa chính,cửa sổ, thành ban công, đỉnh của các tường lan can, máng xối…lớp trát phải tạo một độ dốc tối thiểu là 5% để thoát nước hoặc theo yêu cầu chi tiết trong bản vẽ.

Khi bề mặt trát phủ lên một mặt nền gồm các vật liệu nền khác nhau (ví dụ như từ lớp gạch xây sang lớp bê tông) thì pahir gia cố lớp trát qua điểm tiếp giáp bằng cách dùng một tấm lưới kim loại để nối. Tấm lưới có chiều rộng 300mm, được đặt cân bằng giữa hai lớp vật liệu, và lớp trát phủ sẽ phải tuân thủ theo điều 7.7 của TCVN 5674-1992.

Khi vật liệu nền đã bị bóc ra để lắp đặt đường dây dẫn điện, ống nước… và sau đó được đắp vá lại bằng vữa hồ, điểm bị đắp vá đó sẽ phải được phủ một tấm lưới rộng 300mm trước khi trát vữa.

  • Công tác ốp lát:
  1. Các tiêu chuẩn áp dụng:

Toàn bộ công tác ốp lát được thi công và nghiệm thu theo tiêu chuẩn TCVN 5674-1992 Công tác hoàn thiện trong xây dựng – thi công và nghiệm thu.

  1. Lấy mẩu thử, phương pháp thử:

Mẫu gạch để thử được lấy theo lô. Đó là những viên gạch của cùng một loại và được sản xuất cùng một thời gian.

Kiểm tra kích thước và mức khuyết  tật ngoại quan.

Số lượng mẫu để thử và các phương pháp các chỉ tiêu kỹ thuật của gạch căn cứ theo TCVN 6415-1998.

Xác định độ hút nước theo TCVN 248-1986.

Yêu cầu về kỹ thuật thi công:

Yêu cầu kỹ thuật của công tác ốp, lát gạch phải tuân theo tiêu chuẩn TCVN 5674-1992. Cụ thể như sau:

  • Công tác lát nền:

Công tác lát chỉ được bắt đầu khi đã hoàn thành công việc ở phần kết cấu bên trên và xung quanh bao gồm: Công tac trát trần hoặc đóng trần, công tác trát và ốp tường. Mặt lát thì phải phẳng và được làm sạch.

Nhà Thầu phải kiểm tra lại cao trình của bề mặt sàn, các góc vuông trên mặt bawngftheo thiết kế, ghém các mốc cao đọ chuẩn trên sàn đồng thời với việc xác định độ dốc của nền theo yêu cầu. Kết quả công tác đo kiểm này phải được sự xác nhận của đơn vị giám sát trước khi bắt đầu lát gạch sàn. Trường hợp phát hiện các sai số vượt quá mức độ cho phép theo tiêu chuẩn phải kịp thời báo cáo cho thiết kế và các bên liên quan để đề xuất biện pháp xử lý.

Vật liệu lát phải đúng chuẩn loại, quy cách, màu sắc và tạo được hoa văn theo yêu cầu của thiết kế. Các tấm gạch lát phải đồng nhất về chất lượng theo viên gạch mẫu đã chọn.

Mặt lát phải phẳng không gồ ghề, lồi lõm cục bộ. Kiểm tra bằng thước có chiều dài 2m. Khe hở giữa mặt lát và thước không quá 3mm. Độ dốc và phương dốc của mặt lát phải theo đúng thiết kế. Kiểm tra độ dốc được thự hiện bằng thước nivô, đổ nước thử hoặc lăn viên bi thép có đường kính 10mm, nếu có chỗ lõm hoặc tạo vũng thì bóc lên lát lại.

Giữa viên gạch lát và sàn lát phải lót đầy vữa. Việc kiểm tra độ đặc chắc của lớp vữa liên kết sẽ được tiến hành bằng cách gõ nhẹ lên mặt lát, nếu có chổ nào bộp thì bóc lên lát lại.

Chiều dày lớp vữa xi măng lát không quá 15mm. Mạch giữa các viên gạch lấy thống nhất 3mm được khống chế chính xác bằng miếng nêm nhựa hoặc gỗ. Mạch lát sẽ được chèn đầy hồ xi măng màu nguyên chất chuyên dùng cho ron gạch với màu sắc được duyệt. Khi chưa chèn mạch, không được đi lại hoặc va chạm mạnh lên mặt lát làm bong gạch. Mạch chèn xong phải được rửa ngay cho đường mạch sắc gọn, đồng thời lau sạch mặt lát không để xi măng bám dính.

Ở những vị trí có yêu cầu chống thấm, trước khi lát phải kiểm tra chất lượng của lớp chống thấm và các chi tiết khác (như mạch chèn các khe tiếp giáp giữa các cấu kiện lắp ghép, mạch chèn xung quanh hệ thống cấp nước…)

Phần tiếp giáp giữa các mạch lát, giữa mạch và chân tường, phải chèn đầy vữa xi măng.

Mặt lát phải được thi công theo đúng thiết kế về màu sắc, hoa văn, đường viền trang trí.

Khi cắt gạch theo các đường thẳng vết cắt phải đảm bảo thẳng, phẳng, không để lại mảnh vỡ, đường nứt, xước trên bề mặt hoàn thiện của gạch. Khi muốn cắt gạch theo đường tròn, có thể sử dụng cưa lỗ dùng dây tungsten có đường kính phù hợp. Các đường cắt tròn phải đảm bảo có khoảng cách tối đa 3mm quành phần lộ ra của ống nước hoặc đường ống luồn dây điện.

  • Công tác ốp tường:

Bề mặt tường ốp phải bảo yêu cầu phẳng, thẳng, vuông góc. Sai lệch của bề mặt tường theo phương thẳng đứng không vượt quá giá trị cho phép quy định đối với kết cấu bê tông cốt thép và kết cấu gạch đá. Nếu mặt ốp có chổ gồ ghề trên và nghiêng lệch so với phương thẳng đứng vượt quá sai số cho phép thì phải tiến hành sửa chữa bằng vữa xi măng.

Mặt tường trát, mặt bê tông trước khi ốp phải được đánh sần sùi.

Phải hoàn tất các công tác khác có ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt ốp.

Gạch ốp  phải đúng chủng loại, quy cách, màu sắc và tạo được hoa văn theo yêu cầu của thiết kế. Các tấm gạch lát phải đồng nhất về chất lượng theo mẫu đã chọn và phải được rửa sạch trước khi ốp.

Vữa ốp phải dùng cát sạch và xi măng Pooclăng mác không nhỏ hơn 300, mác vữa phải đúng theo yêu cầu của thiết kế. Chiều dày lớp vữa lót từ 6mm đến 10mm, chiều dầy mạch ốp lấy thống nhất là 2mm được khống chế chính xác bằng miếng nêm nhựa hoặc gỗ. Mạch ốp sẽ được chèn đầy hố xi măng màu nguyên chất chuyên dùng cho ron gạch với màu sắc được duyệt. Vữa xi măng đã nhào trộn cần sử dụng ngay trong vòng 1 giờ. Tuyệt đối không được sử dụng vữa đã có hiện tượng đông kết vào thi công. Độ sụt của vữa sử dụng cho công tác ốp phải đạt từ 5cm-6cm.

Khi tiến hành ốp các cạnh tường, viên gạch bố trí ở góc phải được vạt mép để đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ.

Độ phẳng của mặt ốp hoàn thiện không được sai lệch quá các trị số quy định ở bảng 4 tiêu chuẩn TCVN 5674 : 1992.

Ngay sau khi kết thúc công tác ốp, ngoài việc làm sạch bề mặt công trình cần tiến hành công tác đánh bóng bề mặt gạch.

Sau khi thi công xong , mặt ốp phải đạt các yêu cầu sau:

Tổng thể mặt ốp phải đảm bảo đúng hình dạng và kích thước hình học.

Gạch ốp phải đảm bảo đúng quy cách về kích thước, màu sắc và các yêu cầu khác theo mẫu đã duyệt.

Các mạch vữa ngang và dọc phải đều, sắc nét, thẳng và đầy vữa.

Vữa đệm giữa kết cấu và tấm ốp phải đặc chắc. Khi vỗ trên mặt ốp không có tiếng bộp. Những viên bộp phải ốp lại.

Trên mặt ốp không được có vết nứt, vết ố của sơn, vữa, vết nứt ở cạnh tấm ốp không lớn hơn 1mm.

Khi kiểm tra bằng thước dài 2m đặt áp vào mặt ốp, khe hở giữa thước và mặt ốp không được quá 2mm.

Giá trị của các sai số cho phép đối với bề mặt ốp khi kiểm tra nghiệm thu công trình quy định ở bảng 4 của tiêu chuẩn TCVN 5674 : 1992.

  • Công tác láng nền để láng gạch:

Trước khi bắt đầu bất kỳ hạng mục láng nền nào, Nhà thầu phải kiểm tra cao độ, độ phẳng của mặt láng (bê tông, bê tông cốt thép). Bề mặt láng phải được vệ sinh sạch sẽ các vết dầu, rêu, bụi bẩn và làm ẩm toàn bộ bằng cách dùng vòi nước tạo áp lực cao và bàn chải thép.

Để đảm bảo độ bám dính tốt giữa lớp vữa láng nền, nếu mặt nền bị khô phải tưới nước và băm nhám bề mặt.

Lớp láng nền này sử dụng vữa Mác 75 có độ sụt 5-7cm, bề dày tối đa là 3cm, được tạo dốc theo yêu cầu của thiết kế trước khi thực hiện công đoạn lát gạch. Khi độ dày của lớp láng nền lớn hơn 30mm, lớp láng phải được gia cố bằng tấm kim loại.

Lớp láng sau khi thi công xong phải được bảo dưỡng bằng cách tưới nước thường xuyên (hoặc phương án bảo dưỡng khác) trong ba ngày liên tiếp. Sai số cho phép về độ phẳng của bề mặt láng nền khi hoàn thiện là 3mm trên một thước thẳng dài 2m.

  • Yêu cầu thi công chống thấm (khu vệ sinh):

Chuẩn bị bề mặt sàn bê tông cần chống thấm: đảm bảo bề mặt sàn không bị đọng nước, không bị nhiểm các chất bẩn bề mặt (dầu nhờn,bụi…).

Nếu ống nhựa PVC đã được đặt trước, đục mặt trên của bê tông xung quanh ống khoảng 10×10

Nếu ống nhựa PVC chưa lắp đặt, định vị ống (mặt ngoài ống phải được đánh giấy nhám) dựng ván khuôn phía mạt dưới sàn. Phủ chất kết nối Sikadur 732 lên bề mặt bê tông đã làm sạch và khô, và đổ Sikagrout 214-11 xung quanh ống trong khi lớp kết nối vẫn còn dính.

Chú ý: Đảm bảo những rảnh đục chung quanh đường ống phải nằm trên bề mặt bê tông.

Thi công lớp Sika Primer 3 lên các mặt của rảnh  bao gồm cả mặt ngoài của ống nhựa, nên thi công chất chống sự kết dính lên bề mặt đáy nằm ngang của rảnh.

Bơm Sikaflex Construction (J) vào rảnh và bảo dưỡng qua đêm.

Thi công lớp lót, pha loãng Sikaproof Membrane với 20-50% nước và thi công Sikaproof Membrane bằng cọ sơn hay thiết bị phun. Mật độ thi công khoảng 0.2-0.3 kg/m2. Trong trường hợp nền hút nước, phải làm ẩm bề mặt trước, tránh để nước đọng vũng.

Để cho lớp lót kho hoàn toàn trước khi thi công lớp tiếp theo.

Thi công ít nhất 2-3 lớp Sikaproof Membrane với mật độ tiêu thụ 0.6 kg/m2. Để cho các lớp khô hoàn toàn trước khi thi công các lớp tiếp theo. Để đạt được tính năng chống thấm tuyệt hảo nên thi công 3 lớp.

Trộn vữa kết nối Sika Latex theo bảng hướng dẫn kỹ thuật và thi công lên trên lớp Sikaproof Membrane sau khoảng 2 giờ. Bề dày lớp kết nối 1-2mm.

Đo lường nước để trộn vữa chống thấm với Sika Latex (40 đến 50 lít Sika Latex chom 1m3 vữa với tỉ lệ trộn cát/xi măng là 3:1 theo trọng lượng) và thi công vữa ngay lập tức (với độ dày tối thiểu 2cm) lên trên bề mặt lớp kết nối Sika Latex còn ướt.

  • Yêu cầu thi công chống thấm (khu sàn mái BTCT):

Chuẩn bị bề mặt sàn bê tông cần chống thấm: đảm bảo bề mặt sàn không bị đọng nước, không bị nhiễm các chất bẩn bề mặt (dầu nhờn, bụi…).

Quét Sikaproof Membrane ( hoặc tương đương) lên bề mặt sạch với mật độ 2,1kg/m2 gồm 1 lớp lót và 3 lớp phủ, thi công theo trình tự sau:

Thi công lớp lót: thêm 25-50% nước vào Sikaproof Membrane (hoặc tương đương) (0,3kg/m2) và trộn đều. Dùng bình phun (hay cọ) phủ 1 lớp lót lên bề mặt. Để cho lớp lót này khô hoàn toàn (khoảng 4 giờ)thì thi công lớp phủ 1.

Thi công lớp phủ 1: phun Sikaproof Membrane (hoặc tương đương) với mạt độ 0,6kg/m2 lên bề mặt sạch và đã được quét lớp lót. Chờ cho khô mặt (khoảng 1 giờ) tiến hành thi công tiếp lớp phủ 2.

Thi công lớp phủ 2 và 3: tương tự lớp phủ 1 với mật độ 0,6kg/m2/ 1 lớp phủ.

Sau khi các lớp chống thấm Sikaproof Membrane (hoặc tương đương) hoàn toàn khô mặt, tiến hành cán nền tạo dốc i=1% bằng lớp vữa xi măng M75 (dầy khoảng 2cm).

Tiếp tục thi công lớp kết nối hồ dầu Sika Latex (hoặc tương đương). Vệ sinh bề mặt sàn, tưới ướt nhưng tránh đọng nước.

Cho xi măng (1kg/m2) vào hỗn hợp Sika Latex (hoặc tương đương) nước đã trộn sẳn (tỷ lệ trộn 0,25 lít Latex/ 1m2 + 0,25 lít Nước /1m2) và trộn đều cho đến khi hỗn hợp đạt độ sệt như kem thì trát đều lên bề mặt đã được làm ướt.

Tiến hành thi công lớp vữa trát chống thấm Sika Latex (hoặc tương đương) ( mật độ 50 lít/m3 vữa) ngay sau khi bề mặt hồ dầu kết nối vẫn còn ướt. Tỷ lệ trộn lớp vữa trát này là : xi măng:cát=1:3.

Điều chỉnh độ sệt bằng cách sử dụng Sika Latex (hoặc tương đương) và nước tỉ lệ = 1:3.

Sau cùng dán lớp gạch hoàn thiện bề mặt.

  • Công tác sơn:
      1. Các tiêu chuẩn áp dụng:

Toàn bộ vật liệu và nhân công dùng trong các hạng mục và trang trí phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn sau:

Tất cả các vật liệu sơn phải là các loại của nhà sản xuất đã được duyệt.

Sử dụng các vật liệu cũng tuân theo qui cách của nhà sản xuất, qui trình áp dụng và nghiệm thu sẽ tuân theo điều 8 của TCVN 5674-92 – Các hạng mục hoàn thiện trong xây dựng – thi công, kiểm tra và nghiệm thu.

Qui định phạm vi các hạng mục đi kèm, vật liệu phụ, máy thi công, trang thiết bị, công cụ và nhân công cần thiết để hoàn thành công trình. Phần qui cách này bao gồm việc hoàn tất các công tác sau đây:

  • Matic và sơn trên các bề mặt trát vữa và ngoại thất.
  • Matic và sơn trên cát bề mặt trát vữa và nội thất.
  • Sơn các tay vịn và lan can bằng kim loại.
  • Sơn các cửa và khung cửa nội và ngoại thất.
  • Sơn lót dùng cho sơn nước ngoại thất và nội thất:

Thông số kỹ thuật:

STT CHỈ TIÊU KỸ THUẬT ĐVT MỨC CHẤT LƯỢNG
1 Độ mịn, không lớn hơn µm 50 – 60
2 Độ PH PH 8 – 10
3 Hàm lượng chất không bay hơi, không nhỏ hơn %KL 50 – 65
4 Khối lượng riêng g/cm3 1.2 – 1.5
5 Độ nhớt KU
6 Độ phủ lý thuyết m2/L/lớp 8 – 10
7 Khả năng chịu nước, mẫu được nhúng trong thời gian, không nhỏ hơn Giờ 96
8 Khả năng chịu kiềm, mẫu được nhúng trong dung dịch bão hòa calcium hydroxide trong thời gian, không nhỏ hơn Giờ 48

 

  • Sơn lót dùng cho kết cấu sắt, thép và bề mặt gỗ:
  • Thông số kỹ thuật:
  • Thể tích chất rắn: 52% ± 2
  • Tỉ trọng: 1.2 – 1.4
  • Điểm bắt lửa: 360C ± 2 (Setaflash)
  • Độ đàn hồi: Tốt
  • Độ bóng: Mờ
  • Độ dày màng sơn khô 1 lớp.
  • Giới hạn có thể áp dụng: 60 – 95 micron.
  • Điển hình: 13.0 m2/lít.
  • Thời gian khô: Trong điều kiện thông gió tốt, ở chiều dày màng sơn quy định, phủ một lớp trên vật liệu khô thì thời gian khô theo bảng sau:
Nhiệt độ vật cần sơn Khô bề mặt Khô cứng Đông rắn Thời gian sơn lớp kế tiếp
Tối thiểu Tối đa
50C

100C

230C

350C

4 giờ

3.5 giờ

2.5 giờ

1 giờ

16 giờ

8 giờ

4 giờ

4 giờ

12 giờ

8 giờ

4 giờ

2 giờ

  1. Đặc tính kỹ thuật sơn nước nội thất:
  • Thông số kỹ thuật:
STT CHỈ TIÊU KỸ THUẬT ĐVT MỨC CHẤT LƯỢNG
1 Độ mịn, không lớn hơn µm 40 – 60
2 Độ PH PH 8 – 11
3 Hàm lượng chất không bay hơi, không nhỏ hơn %KL 45 – 50
4 Khối lượng riêng g/cm3 1.3 – 1.5
5 Độ nhớt KU 85 – 95
6 Độ phủ lý thuyết m2/L/lớp 8 – 10
7 Khả năng chịu nước, mẫu được nhúng trong thời gian, không nhỏ hơn Giờ 96
8 Khả năng chịu kiềm, mẫu được nhúng trong dung dịch bão hòa calcium hydroxide trong thời gian, không nhỏ hơn Giờ 48
9 Thời gian bảo vệ Năm 4 – 5

 

  • Màu sắc: theo bảng màu.
  • Thể tích chất rắn: 33% ± 2
  • Độ bóng: Mờ
  • Thời gian khô: Trong điều kiện thông gió tốt, ở chiều dày màng sơn quy định, phủ một lớp trên vật liệu trơ thì thời gian khô theo bảng sau:
Nhiệt độ vật cần sơn Khô bề mặt Khô cứng Thời gian sơn lớp kế tiếp
Tối thiểu Tối đa
250C

350C

20 phút

10 phút

5 giờ

3 giờ

2 giờ

1 giờ

  1. Đặc tính kỹ thuật sơn nước ngoại thất:
  • Thông số kỹ thuật:
STT CHỈ TIÊU KỸ THUẬT ĐVT MỨC CHẤT LƯỢNG
1 Độ mịn, không lớn hơn µm 25 – 50
2 Độ PH PH 8.5 – 9.5
3 Hàm lượng chất không bay hơi, không nhỏ hơn %KL 45 – 55
4 Khối lượng riêng g/cm3 1.25 – 1.5
5 Độ nhớt KU 76 – 80
6 Độ phủ lý thuyết m2/L/lớp 8 – 10
7 Khả năng chịu nước, mẫu được nhúng trong thời gian, không nhỏ hơn Giờ 96
8 Khả năng chịu kiềm, mẫu được nhúng trong dung dịch bão hòa calcium hydroxide trong thời gian, không nhỏ hơn Giờ 96
9 Thời gian bảo vệ Năm 4 – 6

 

+ Màu sắc: Theo bảng màu.

+ Độ bóng: Mờ

+ Điểm bắt lửa: không bắt lửa

+ Thời gian khô (trong điều kiện bình thường)

+ Thời gian khô bề mặt: 1/2h

+ Thời gian khô để sơn lớp kế tiếp: 1-3 giờ

  1. Đặc tính kỹ thuật sơn dầu: dùng cho kết cấu sắt, thép và bề mặt gỗ:
  • Thông số kỹ thuật:

+ Màu sắc:theo bảng màu.

+ Thể tích chất rắn: 50% +/-2

+ Tỉ trọng: 1.0-1.1

+ Độ bóng: Bóng

+ Độ dày màng sơn khô 1 lớp: Giới hạn có thể áp dụng: 40-50 micron

+ Độ dày màng sơn ướt 1 lớp: Giới hạn có thể áp dụng: 80-100 micron

+ Định mức phủ lý thuyết: Giới hạn có thể áp dụng: 16.7-10.0 m2/ lít

+ Thời gian khô: Trong điều kiện thông gió tốt, ở chiều dày màng sơn quy định, phủ một lớp trên vật liệu trơ thì thời gian khô theo bảng sau:

Nhiệt độ vật cần sơn Khô bề mặt Khô cứng Thời gian sơn lớp kế tiếp
Tối thiểu Tối đa
250C

350C

2-3 giờ

1-2 giờ

24 giờ

24 giờ

16 giờ

16 giờ

  1. Các yêu cầu về sản phẩm sơn:

Các vật liệu sơn nào không phải là loại đã được duyệt cho sử dụng trong công trình đều phải lập tức đưa ra khỏi công trường. Tất cả các vật liệu sẽ được pha trộn và sử dụng tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn đã được quy định và in ấn rõ ràng của nhà sản xuất, và chỉ sử dụng trong những phương pháp đã được nhà sản xuất khuyến cáo.

Việc pha trộn các chủng loại sơn khác nhau, hoặc trộn hay thay thế sơn cùng chủng loại nhưng của các nhà sản xuất khác sẽ không được cho phép.

Toàn bộ các công việc pha màu sơn đều phải được tiến hành tại phân xưởng của nhà sẩn xuất, và không được tiến hành pha màu tại công trường.

Biện pháp thi công:

  • Sơn nước (theo TCVN 5674-1992):

Bề mặt phải thật sạch, khô để tránh hút ẩm về sau, không dính bám dầu mỡ, các tạp chất khác được làm vệ sinh sạch sẽ bằng cách đánh giấy nhám và được kiểm tra mặt phẳng hoàn chỉnh trước bả matic.

Trám matic vào bề mặt cần sơn để tạo mặt phẳng, đánh giấy nhám và kiểm tra độ phẳng bằng thước nivo 2m, khe hở giữa thước kiểm tra và mặt phẳng cần sơn không quá 1 mm. Đối với tường, để kiểm tra độ dợn vẩy cá của tường cần phải kiểm tra thêm bằng cách dùng nguồn sáng chiếu song song hai mặt tường.

Sau khi kiểm tra và sửa chữa hoàn chỉnh, lớp matic phải được làm sạch bụi bặm và bột bẩn phát sinh trong quá trình làm phẳng mặt bằng giấy nhám như sau: trước hết chùi bề mặt bằng vải thô và khô, sau đó vải ướt, kiểm tra khắc phục các vết rạn nứt trên bề mặt bả.

Chuẩn bị bề mặt: bề mặt phải thật sạch và khô, không nứt, không hư hại về cấu trúc, không dính bám dầu mỡ và các tạp chất khác, nếu bề mặt bị nấm mốc phải dùng các dung dịch rửa diệt nấm mốc để lưu 48 giờ, sau đó chà rửa lại bằng nước sạch và để cho bề mặt khô trước khi sơn.

Sơn 3 lớp (1 lớp lót, 2 lớp sơn hoàn thiện) lên bề mặt cần sơn theo đúng các yêu cầu kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp. Mọi vật liều được pha chế và sử dụng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Sơn được trộ ngay khi dùng, khi cần thiết phải pha loãng sơn. Chất dùng để pha loãng sơn và tỷ lệ pha trộn căn cứ theo yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất sơn.

Khi sơn mặt ngoài phải sử dụng sơn chổng rêu.

  • Sơn dầu các cấu kiện sắt, thép và bề mặt gỗ:

Theo tiêu chuẩn TCVN 5674-1992 công tác sơn phủ bề mặt các cấu kiện sắt, thép và bề mặt gỗ.

  • Công tác nghiệm thu bề mặt sơn:

Chất lượng sơn khi nghiệm thu phải đúng theo các yêu cầu của TCVN-5674-1992 hoàn thiện trong thi công nghiệm thu.

  • Hạng mục trần:
  1. Các tiêu chuẩn áp dụng:

Tất cả các vật liệu và việc thi công trần phải tuân thủ theo qui cách và hướng dẫn thi công của nhà sản xuất và tiêu chuẩn TCVN 5674-92 – Công tác hoàn thiện trong xây dựng – thi công và nghiệm thu.

Qui cách kỹ thuật:

Tất cả các vật liệu được dùng trong công trình cho phần này của bản qui cách phải còn mới và được giao tới tận công trường trong bao gói nguyên mẫu của nhà sản xuất.

Tất cả các vật liệu phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng.

Biện pháp thi công:

  • Hệ khung la-phông

Phải phối hợp với các Nhà thầu cung cấp dịch vụ khác như: hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước….Xác nhận độ phẳng và độ vuông góc của các tường đã trát vữa. Không được khởi công các hạng mục trần này khi các hạng mục công tác kia chưa được hoàn tất. Đánh dấu đường chu vi và đường lưới của các thanh treo đỡ, và xác định độ cao của trần đã hoàn thiện. Lắp các thành đỡ phải tuân theo các hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất.

  • Các tấm trần

Các công tác lắp dựng, ghép nối và hoàn thiện các tấm trần phải tuân theo các hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất. Việc cắt các đầu tấm trần có thể sử dụng cưa tay với loại lưỡi cưa mịn, hoặc bằng các rạch & gõ mạnh bằng một loại lưỡi cắt. Các cạnh mép sau khi cắt sẽ được chà giấy nhám cho mịn. Dùng đinh vít cố định theo khoảng cách, độ sâu của đầu đinh vít vào trong tấm trần phải tuân thủ theo qui định. Việc trét đầy chỗ ghép nối giữa các tấm được thực hiện với ba lớp, lớp đầu trét vào khớp thon nhọn để cố định các băng xử lý mối nối, sau đó trét hai lớp tiếp theo, dùng giấy nhám để chà mịn bề mặt giữa các lớp trét. Cách trét và thời gian cách quãng phải tuân theo đúng hướng dẫn.

  • Các sai số cho phép

Các sai số cho phép phải tuân theo các yêu cầu trong TCVN 5674-1992. Sai số về chiều cao của trần là 2mm, và vị trí của các chỗ nối ghép là 1 mm. Sai số về độ phẳng của trần là 2mm theo các yêu cầu của TCVN 5674-1992.

  • Nhân công

Tất cả nhân công được cung ứng để lắp đặt các khung trần và ghép nối các tấm trần đều là phải là thợ có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm. Khi có yêu cầu bảo hành đối với hạng mục lắp đặt, Nhà thầu phải xác nhận các điều kiện của nhà sản xuất có liên quan tới trình độ nhân công.

  • Hạng mục vách ngăn nhẹ:
  1. Yêu cầu kỹ thuật với vách di động:
  • Yêu cầu tấm vách ngăn

Vật liệu tấm vách phải chống được sự phân tách lớp, nước, hơi nước, sự mài mòn, sự ăn mòn xà phòng và sự bám mốc. Ngoài ra vật liệu không được hút hay thấm mùi.

Bề mặt trơn láng để chống lại những nét vẽ bằng bút mực hay bút chì.

Mặt hoàn thiện: sẽ cùng chọn màu chính xác khi nhà thầu trình mẫu cho Chủ đầu tư.

Những góc cạnh của tấm và vách cửa phải được ép liên kết chặt với khung nhôm để đạt cường độ cao chống sự lan của lửa.

Các thông số Dung sai
1 Sai số về độ dày tấm (gồm: vách ngăn, cánh cửa mở) 12mm ±0,2 mm
2 Sai số chiều dài và rộng, kích thước xem trong hồ sơ TKKT TC ±0,5mm
3 Độ vuông góc của tấm ±0,5mm
4 Mật độ và tỉ trọng ≥680kg/m2
5 Độ ẩm cho phép 5% đến 8%
6 Lực chịu uồn cho phép ≥16N/mm2
7 Độ phồng chiều dày tấm tại 20oC trong 2 giờ ≤4,0%
8 Độ phồng chiều dày tấm tại 20oC trong 24 giờ ≤12,0%
9 Liên kết phân tử trong mỗi tấm ≥0,4N/mm2
10 Sức căng bề mặt ≥1,15N/mm2
11 Kiểm tra độ bám của vít ≥450N
12 Chất formaldehyde ≤8,0 mg HCHO/100g
  • Yêu cầu các phụ kiện trong hệ thống vách ngăn
  • Hệ thống khung chịu lực bằng Inox.
  • Bản lề bằng thép không rỉ.
  • Chốt cửa bằng thép không rỉ và có ký hiệu đóng mở.
  • Móc treo áo bằng Inox cho phòng nghỉ.
  • Phần chân dưới sàn bằng Inox.
  • Qui trình thi công:

Lắp đặt hệ thống vách một cách chắc chắn, thẳng đứng và đúng cách theo như hướng dẫn nhà sản xuất.

Đảm bảo khoảng cách 10mm đến 25mm (theo hướng dẫn nhà cung cấp) giữa tường và tấm vách và điểm cuối thanh đứng.

Gắn các tấm vách vào thanh thép hình chữ U đã được gắn chặt vào tường.

Gắn thanh đứng vào thép hình chữ U với thanh thép la bằng vít.

Neo thanh đứng vào sàn. Cân chỉnh thanh đứng để bù vào sự thay đổi cao độ sàn. Che dấu liên kết bằng mặt bít nhựa.

Nối thanh đứng và vách tại tâm thanh đứng.

Lắp đặt cánh cửa: Cánh cửa được treo vào thanh dứng bằng 3 bản lề. Các thiết bị gằn vào cánh cửa bao gồm chốt cửa, phần đóng và giữ cánh, móc treo quần áo. Khi lắp đặt cánh cửa mặt ngoài cánh lấy chuẩn với vách ngoài.

  • Sai số cho phép thi công:

Tối đa sự sai biệt vị trí 6mm.

Tối đa sự thay đổi theo phương đứng 3mm.

  • Chỉnh sửa lỗi:

Loại bỏ tất cả các tạp chất gây nguy hại, các vết xước sâu hoặc những tấm vách bị bể rách.

Chỉnh vị trí bản lề sao cho khi không chốt, cửa tự động đến gần vị trí đóng.

Cân chỉnh các phụ kiện để nhìn được thẳng góc với cửa.

  • Vệ sinh:

Lau chùi cẩn thận tất cả những vết bẩn, ố do thi công. Tuyệt đối không sử dụng các dụng cụ mài mòn hay làm trầy vật liệu.

  • Hạng mục ốp lát đá thiên nhiên:
  1. Yêu cầu về vật liệu

Đá tấm thiên nhiên sử dụng cho công trình phải có quy cách, màu sắc đáp ứng được yêu cầu của thiết kế. Bề mặt đá phải đảm bảo nhẵn bóng ( đối với loại đá bóng) phản ánh rõ hình ảnh của vật thể có độ không bằng phẳng là ±1mm theo 1mm chiều dài. Bốn mặt cạnh đảm bảo mài phẳng. Độ sai lệch kích thước viên không vượt quá ±2mm. Vết rạn nứt tự nhiên không lớn hơn 1/3 chiều rộng tấm đá. Bề mặt đá không được có khe nứt, lỗ hổng. Độ hút nước của tấm đá cùng loại phải cơ bản tương đồng với nhau theo viên mẫu được chọn. Các tấm đá sau khi gia công  theo quy cách kiến trúc phải qua công đoạn chống thấm trước khi tiến hành lắp đặt.

  1. Yêu cầu kỹ thuật thi công:
  • Yêu cầu về liên kết và các khe nối

Các tấm đá được liên kết với hệ thống neo đỡ tạo thành mặt ốp. Yêu cầu mặt ốp phải phẳng, độ chênh giữa các cạnh tấm ốp với nhau, hoặc giữa cạnh tấm ốp với chi tiết kiến trúc không được lớn hơn 0,5mm.

  • Mặt sau của đá

Các mặt sau của mỗi viên đá khi cắt phải song song với mặt chính.

  • Công tác vệ sinh

Các hạng mục ốp, lát phải được vệ sinh sạch sẽ ngay sau khi lắp đặt và trước khi bàn giao. Tất cả các chế phẩm sử dụng làm công tác vệ sinh bề mặt đá phải bảo đảm điều kiện không làm thay đổi tính chất về mặt của viên đá như biến màu, ăn mòn…

  • Chứng nhận sản phẩm

Nhà thầu phải trình giấy chứng nhận sản phẩm của nhà sản xuất đá.

  • Các linh kiện kèm theo cần trình duyệt
  • Neo chốt
  • Điểm chốt chân đá
  • Các tấm thép
  • Các tấm che chắn
  • Vật liệu chống thấm đá
  • Chế tạo

Việc chế tạo các kích thước của từng viên đá và yêu cầu hình dáng phải tuân thủ theo thiết kế và bản vẽ được duyệt.

Việc khoan, cắt và tạo lõm phần neo liên kết phải nằm trong phạm vi cho phép của neo, móc, hay các phụ kiện liên kết khác và mọi sự phân chia cần thiết để đảm bảo liên kết đá vào đúng vị trí.

Tất cả các chi tiết liên kết phải được làm bằng thép không rỉ hoặc Inox để đảm bảo độ an toàn và tuổi thọ cho cấu kiện.

Các cạnh phải được vát góc hoặc bo tròn tránh để những góc hoặc cạnh quá sắc gây nguy hiểm.

Đơn vị thi công lắp đặt phải có trách nhiệm kết hợp với các hạng mục thi công có liên quan đến công việc của mình để giảm thiểu những sai sót và tiến độ thi công công trình.

            Sai số cho phép trong thi công (tính theo mm)

Tên bề mặt ốp và phạm vi sai số

 

Mặt ốp mặt ngoài công trình Mặt ốp mặt trong công trình
Vật liệu đá tự nhiên Vật liệu đá tự nhiên
Phẳng nhẵn Lượn cong cục bộ Mảng hình khối Phẳng nhẵn Lượn cong cục bộ
1 2 3 4 6 7
Sai lệch mặt ốp theo phương thẳng đứng trên 1m 2 3 2 3
Sai lệch mặt ốp trên 1 tầng nhà 5 10 4 8
Sai lệch vị trí mặt ốp theo phương ngang và phương thẳng đứng 1,5 3 3 1,5 3
Sai lệch vị trí mặt ốp theo phương ngang và thẳng đứng trên suốt chiều dài của mạch ốp trong giới hạn phân đoạn kiến trúc 3 5 10 3 5
Độ không trùng khít của mạch nối ghép kiến trúc và chi tiết trang trí 0,5 1 2 0,5 0,5
Độ không phẳng theo hai phương 2 4 2 4
Độ dày mạch ốp 1,5±0,5 33±1 10±2 1,5±0,5 2,5±0,5

Độ sai lệch vị trí của các chi tiết so với thiết kế không vượt quá 1mm trên chiều dài 1m tường.

Độ sai lệch của trục các chi tiết đứng riêng biệt so với vị trí thiết kế không quá 10mm.

Những chi tiết của một hình phải nằm trong cùng một mặt phằng xác định theo vị trí thiết kế.

Những mạch ghép các chi tiết không được làm ảnh hưởng đến đường nét liên tục.

  • Thiết bị vệ sinh:

Tiêu chuẩn áp dụng:

  • TCVN 4314:2003 Vữa xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật
  • TCVN 3121:2003 Vữa và hỗn hợp vữa – Các thử nghiệm cơ lý
  • TCVN 6073:2005 Sản phẩm sứ vệ sinh. Yêu cầu kỹ thuật
  • TCVN 5436-1998: Sản phẩm sứ vệ sinh- phương pháp thử
  • TCVN 4519-1988: Hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình – Quy phạm thi công và nghiệm thu

Phạm vi công việc:

Áp dụng cho các sản phẩm sứ và bán sứ dùng cho khu vệ sinh và các thiết bị linh kiện khác liên quan đến khu vệ sinh

Đặc tính kỹ thuật chung

Yêu cầu kỹ thuật chung cho sản phẩm sứ
1 Độ biến dạng
Mặt nằm ngang Không lớn hơn 2mm
Mặt lắp ráp Không lớn hơn 3mm
2 Loang màu: Bề mặt nhìn thấy Không cho phép
3 Bỏ men: Bề mặt nhìn thấy Không cho phép
4 Nứt men, bong men, rạn khi làm lạnh trên tất cả các bề mặt Không cho phép
5 Vết cộm: trên tất cả các bề mặt Không cho phép
6 Gợn sóng: trên tất cả bề mặt Không cho phép
7 Rạn xương Không cho phép

Trang thiết bị trong khu vệ sinh bao gồm các thiết bị chính và phụ, được yêu cầu cụ thể như sau:

  1. Thiết bị bồn cầu

Yêu cầu về chất lượng sản phầm: Độ sai lệch kích thước của sản phẩm phải tuân thủ theo các yêu cầu của sản phẩm về men sứ trong qui phạm bảng 1,2,3 TCVN 6073-2005. Các vật tư khi cung cấp phải là hàng mới còn nguyên đai kiện và tem nhãn cùng các chứng nhận của nhà sản xuất.

Các yêu cầu kỹ thuật của bồn cầu:

  • Vật liệu được chế tạo từ sứ tráng men.
  • Độ lồi lõm trên vành: <3mm
  • Đường kính lỗ thoát: ø80
  • Các yêu cầu về men sứ phải tuân thủ theo qui phạm trên.
  • Yêu cầu các phụ kiện kèm theo: Các phụ kiện kèm theo phải đồng bộ với sản phẩm thiết bị chọn. Các bộ xả hay toàn bộ các phụ kiện phải có giấy xuất sưởng, bảo hành của hãng sản xuất.
  1. Thiết bị Lavabo bồn rửa tay

Thiết bị bồn tiểu nam

Dùng Senso (cảm ứng xả nước tự động) được lắp đặt âm trong tường vị trí phía trên bồn tiểu.

Hộp lấy xà phòng

Hộp lấy xà phòng đặt gần ngay khu bồn rửa lavabo (Xem chi tiết vị trí lắp đặt trên hồ sơ kiến trúc). Hộp sử dụng phải là hộp bằng thép không rỉ hoặc inox, kích thước tối thiểu của hộp là: 120mm(ngang) x 70mm(sâu) x 200mm(cao). Được lấy ra bằng nút ấn phía trước hộp.

Hộp khăn giấy lau tay khu bồn rửa lavabo

Vị trí đặt cần tham khảo trên bản vẽ kiến trúc. Kích thước hộp khăn tối thiểu là: 280mm(ngang) x 100mm(sâu) x 180mm(cao).

Hộp giấy vệ sinh trong toilet

Vị trí lắp đặt xem trong vản vẽ kiến trúc. Kích thước tối thiểu 160mmx170mm.

Gương soi

Gương soi vị trí lắp đặt xem trong bản vẽ thiết kế chi tiết. Các yêu cầu về gương phải đạt được các yêu cầu sau đây:

  • Độ dày của gương =5mm.
  • Mặt gương phẳng không có bất kỳ hạt trên bề mặt, không biến dạng hình.
  • Bốn cạnh gương mài vát cạnh.
    • HẠNG MỤC KHUNG VÀ CỬA KÍNH NGOÀI NHÀ:

Đặc tính kỹ thuật:

  1. Hình dáng

Yêu cầu chất lượng về hình dáng của cửa được xác định bằng độ vuông, độ vênh và độ uốn cong, nêu trong bảng 2

Bảng 2 – Đặc trưng về hình dáng cửa

Số thứ tự Các chỉ tiêu Phương pháp kiểm tra Mức độ cho phép Ghi chú
1 Độ vuông Đo và tính hiệu số chiều dài hai đường chéo trong mặt phẳng cánh cửa hình chữ nhật Không lớn hơn 3mm
2 Độ vênh Thực hiện theo hình A1 (phụ lục A)

Độ dài đoạn vênh

Không lớn hơn 3mm ISO6443
3 Độ uốn cong Thực hiện theo hình A2 (phụ lục A)

Tổng chiều dài chuyển vị tại các điểm đo 1, 2 điểm đo 3, 4

Không lớn hơn 3mm đối với chiều cao cửa nhỏ hơn 2,1 m và không lớn hơn 4mm đối với chiều cao cửa từ 2,1 m đến 2,4 m không lớn hơn 2mm đối với chiều rộng cánh cửa tới 1,2m ISO6443
  1. Yêu cầu kĩ thuật

– Độ bền của cửa

Độ bền của cửa gồm độ bền cơ học, độ bền chịu áp lực gió, độ bền chịu thấm nước, độ lọt không khí. Trí số cho phép và phương pháp thử nghiệm chất lượng độ bền của cửa cũng như các yêu cầu cách âm và cách nhiệt, tuỳ thoả thuân giữa người sản xuất và người đặt hàng, có thể sử dụng các hướng dẫn trong bảng 3 và các phụ lục C, 1, G, H.

Bảng 3 – Thử nghiệm độ bền của cửa

Số TT Các chỉ tiêu Phương pháp thử Mức độ cho phép Ghi chú
1 2 3 4 5
1 Độ bền chịu va đập Thử nghiệm với trọng lượng mẫu trụ thử nghiệm kim loại là 3kg 60,5kg Chiều sâu vết lõm không lớn hơn 2mm Xem phụ lục C (phụ lục C của AS 2684-1984)
2 Khả năng vận hành của cửa sổ Thử nghiệm sự vận hành dễ dạng của cửa sổ, với lực khởi động mở và duy trì cánh cửa chuyển động không vượt quá từ 65N đến 120N Không gây hạn chế sự vận hành dễ dàng của cửa sổ Xem phụ lục D (tham khảo BS 6375.P2.1989)
3 Độ bền chịu áp lực gió Thử nghiệm độ bền tương ứng với áp lực gió thiết kế So sánh kết quả – Duy trì các đặc trưng sử dụng của cửa

-Biến dạng chấp nhận được phải nhỏ hơn 1/2000 chiều rộng cửa với áp lực thử nghiệm 500Pa

Xem phụ lục E (ISO 6612-1980) áp lực gió thiết kế tại phân vùng xây dựng ngôi nhà, xem TCVN 2737-1995
4 Độ bền chịu thấm nước Thử nghiệm độ thấm nước dưới áp lực tính từ 0 đến 500 Pa (theo BS 5368: 1980) Không xuất hiện vệt thấm nước trên mặt trong của cửa với áp lực thử nghiệm 150 Pa và không lớn hơn Xem phụ lục G (BS 5368: 1980) Đối với nhà cao dưới 10m, chọn áp lực thử nghiệm 150 Pa
5 Độ lọt khí Thử nghiệm độ lọt khí của mẫu đặt vào buồng thử nghiệm khí với áp lực dương hoặc âm, từ 0 đến 600 Pa hoặc lớn hơn Lưu lượng không khí lọt qua cửa nhỏ hơn 16,6l/s- cm2 tương ứng với áp lực thử nghiệm từ 100 đến 150Pa Xem phụ lục II (ISO 6613: 1980) áp dụng đối với nhà có lắp máy điều hoà

Chú thích: 1 Pa = 1 N/m2 (ISO 31 – 3: 1992)

  1. Vật liệu gỗ

Yêu cầu vê chất lượng gỗ: theo quy định tại bảng 1 của TCVN 5773 – 1991 “Tiêu chuẩn chất lượng đồ gỗ”. Độ ẩm của gỗ gia công của từ 13% đến 17%.

Đối với cửa trong, hoặc cửa ngoài, đặt ở nơi ẩm ướt thường xuyên hoặc tạm thời, khi lựa chọn nhóm gỗ, có thể tham khảo phụ lục B “Tiêu chuẩn phân loại gỗ làm cửa” của tiêu chuẩn này.

Các sản phẩm gỗ: như gỗ dán, gỗ ép… có thể được sử dụng làm cánh cửa, nhưng phải đảm bảo yêu cầu sử dụng và chất lượng theo các quy định của tiêu chuẩn này.

  1. Chất kết dính

Yêu cầu chất kết dính bảo đảm gắn chặt các mối liên kết của khung cánh, bền chống ẩm, thoả mãn các yêu cầu thử nghiệm cửa.

Chỉ sử dụng các loại chất kết dính khi gia công các chi tiết gỗ có độ ẩm nhỏ hơn 15%.

  1. Cấu tạo – Gia công – Liên kết – Lắp đặt.

Kết cấu cửa được gia công theo đúng thiết kế đặt hàng hoặc thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, nhất là về kiểu dáng, kích thước, mặt cắt và phụ tùng cửa.

Đầu mộng và lỗ mộng phải khít chặt, khe hở không lớn hơn 0,5mm. Mặt mộng được xoa ráp hết vệt cưa, lắp ráp ngang bằng. Độ ngậm sâu của đầu mộng không nhỏ hơn ắ chiều rộng thanh cái cửa.

Liên kết các thanh của khung cánh, khuôn cửa, bằng mộng, chốt và chất kết dính và phải tạo thành một khung cứng; hạn chế dùng vít, ke. Liên kết khuông cửa với tường bằng các đầu mút đố chính đỉnh, bật sắt hoặc tắc kê.

Nẹp che giữa hai cánh cửa, giữa khuôn cửa và khối xây; nẹp ô kính (thay mát tít bằng gỗ cứng thích hợp, có độ dày không đổi suốt dọc thanh, màu sắc hoà hợp với kết cấu cửa; liên kết nẹp với cửa bằng đinh vít.

Ngưỡng cửa sổ phải đảm bảo thoát nước. Lỗ thoát nước không nhỏ hơn 5mm2 (tốt nhất là 10mm2). Cần có chi tiết gạt nước mưa ở dưới thành khung cánh cửa sổ.

Song cửa sổ hoặc song cánh cửa đi bảo đảm không bị bẻ phá; khoảng cách giữa các thanh lấy theo yêu cầu sử dụng.

Thanh trên khuôn cửa, nếu thay thế chức năng của lanh tô, yêu cầu phải tính toán bảo đảm độ bền, biến dạng.

Các thanh của khuôn cửa, khung cánh, có thể nối ghép, nhưng phải bảo đảm độ bền.

Rãnh xoi đặt ván bưng, có chiều sâu không nhỏ hơn 8mm. Rãnh xoi đặt kính, có chiều sâu không nhỏ hơn 12mm

Chiều sâu hèm khuôn cửa đi bằng tổng chiều dày khung cánh và 3mm, và không nhỏ hơn 13mm.

Nếu có lỗ đặt đường dây trong các thanh của khuôn cửa, thì khoảng cách giữa đáy lỗ và đáy hèm (mặt lỗ) không nhỏ hơn 35mm.

Nan chớp được lắp ráp trực tiếp hoặc gián tiếp bằng khung nan chớp. Liên kết khung chớp với khung cánh cửa bằng đinh vít. Liên kết nan chớp với khung cánh cửa bằng rãnh xoi hoặc mộng ngậm. Độ nghiên đặt nan chớp thích hợp nhất bằng 60o.

  1. Phụ tùng cửa

Loại và cấp chất lượng của phụ tùng cửa tuỳ theo quy định trong hợp đồng đặt hàng. Số lượng, kích thước và phương pháp cố định từng loại phụ tùng cửa phải đáp ứng các yêu cầu thử nghiệm hoặc thiết kế.

Lớp mặt phụ tùng cửa và các phụ tùng kim khí khác, nếu không phải là vật liệu không rỉ, phải được chống ôxy hoá bằng lớp mạ kẽm, niken, crôm… Không được mạ bằng minium sắt.

Bản lền (cối) đặt trên cùng một trục. Chiều sâu đặt bản lề không vượt quá chiều dày bản lề, độ lệch lớn nhất là 1mm. Cửa có chiều cao lớn hơn 1500mm có số lượng bản lền không nhỏ hơn hai.

  1. Kính và lắp kính.

Kính sử dụng trong hộp cửa bảo đảm các yêu cầu của TCVN 5776_1993 “Kính xây dựng – Yêu cầu kĩ thuật”

Việc lắp kính vào các ô cánh cửa cần theo đúng thiết kế và các yêu cầu của quy trình hiện hành.

Chú ý kiểm tra chất lượng các ô kính, kích thước hèm đặt kính, việc cắt kính, lắp đặt, tấm kê cố định và chọn loại matít.

Có thể sử dụng matít đẻ bảo đảm kín nước giữ kính vào khung cánh, nhưng không dùng loại matít dầu lanh. Chỉ dùng matít lắp kính trong môi trường nhiệt độ lớn hơn 12oC

  1. Bề mặt kết cấu cửa

Yêu cầu sử dụng cùng loại sơn hoặc vécni đối với hai cánh hoặc hai mặt cánh cửa. Lớp sơn lót và lớp sơn hoàn thiện phải cùng loại. Phải sơn những chỗ khó sơn trước khi lắp ráp.

Thời gian tối đa bảo đảm chất lượng của lớp sơn vécni của các bộ cửa đặt nơi ẩm ướt, có thể lấy như sau:

  • 3 tháng đối với lớp lót vécni;

–  6 tháng đối với lớp sơn lót;

–  6 tháng đối với 2 lớp lót véc ni;

–  12 đối với 2 lớp sơn lót;

  1. Lắp đặt cửa

Yêu cầu khối xây đúc đạt chất lượng thi công. Ô cửa phải đặt đúng độ cao và kích thước thiết kế; thẳng đứng vuông góc, không cong vênh.

Lắp đặt khuôn cửa cùng với thi công khối tường và nẹp chống. Bản lề goong , bật sắt liên kết với khối xây theo yêu cầu được bọc kín bằng vữa xi măng cát vàng.

Lắp đặt cánh cửa bản lề goong (cửa không khuôn) sau khi ô cửa đạt cường độ chịu lực. Bộ cửa được cố định dạng tạm cho tới khi lớp vữa gắn kết với khối tường (hoặc bả lề goong) đạt cường độ chịu lực.

  • CỬA ĐI VÀ CỬA SỔ NHÔM:

Nhôm phải phù hợp với tiêu chuẩn qui định tại B.S 1615.

Vách nhôm phải làm từ các tấm nhôm dày 3 mm, của hợp kim 6063t5 tương đương với tiêu chuẩn B.S.H9T5.

Nhà thầu chính phải nộp giấy chứng nhận bảo hành xác định rõ chiều dày lớp phủ. Bề mặt nhôm hoàn thành phải theo mẫu tạo hình chung và đảm bảo rằng mẫu thiết kế phải hoàn toàn đáp ứng yêu cầu sử dụng.

Nhà thầu chính phải cung cấp cho kiến trúc sư nhiều mẫu và thành phẩm khác nhau để lựa chọn.

Các phụ tùng để kết nối các bộ phận và lắp đặt phải phù hợp với nhôm, do nhà sản xuất đề nghị và được sự chuẩn thuận của kiến trúc sư

  1. Nhôm thành phẩm:

Nhôm phải được sản xuất tại nhà máy, được kết nối và hoàn thành với lớp phủ thích hợp “Duranar” XL Exotic hoặc Exotic hoặc chất tương tự theo qui định tại Bản ấn hành AAMA số 605.2-90 – “Yêu cầu kỹ thuật tự nguyện áp dụng cho lớp phũ hữu cơ chất lượng cao đối với các định dạng và tấm nhôm dùng trong kiến trúc” các qui định sau:

  • Chuẩn bị kim loại: Bề mặt nhôm phải được gia công và đánh bóng phù hợp với qui định tại ASTM B-449-67 (1982), Phần 5. Xử lý ban đầu theo qui định tại ASTM D-1730-67 (1984), Loại B, Phương pháp 5 và 7. Trọng lượng phủ sau khi xử lý ban đầu tối thiểu là 30mg/feet vuông.
  • Lớp phủ lót: PPG – chất phủ hạn chế sử dụng, trung bình 0,2 – 0,3 mm dry film thickness (DFT).
  • Lớp phủ màu: PPG – chất phủ màu “Duranar”, tối thiểu 1.0 DFT.
  • Lớp phủ mặt trên trong suốt: PPG – lớp phủ mặt trên trong suốt “Duranar XL”, khoảng từ 0,4 – 0,8 mm DFT.
  • Toàn bộ lớp “Duranar” XL phải có độ dày tối thiểu 1.6 mm DFT.
  1. Thép mạ (tráng kẽm):

Theo qui định tại phần quy định chung về kết cấu kim loại.

  1. Vật liệu chống thấm:

Theo qui định tại phần quy định chung về lắp kiếng.

  1. Vật liệu lắp kiếng:

Trình đề xuất yêu cầu kỹ thuật cho các loại vật liệu khác nhau sử dụng trong quá trình lắp kính, kể cả miếng đệm cao su nhân tạo, vật liệu chống thấm, khối lắp đặt, đồ chêm, chùi sạch các rãnh, gắn, sơn lót các rãnh để kiến trúc sư xem xét.

Vật liệu chống thấm phải được phủ bên ngoài và phải bằng silicone hoặc chất tuơng tự như đã nói trên. Màu sắc sẽ do kiến trúc sư lựa chọn. Miếng đệm cao su nhân tạo được đặt bên trong. Nhà thầu chính phải trình các đề xuất kỹ thuật lắp kính khác nhau phù hợp với khung và độ dày tương ứng của kính sử dụng.

Miếng đệm kính – miếng đệm phải bằng cao su nhân tạo màu đen với độ cứng là 75 sử dụng tại những khu vực không yêu cầu dùng chất kết dính silicone cơ bản. Đối với các khu vực yêu cầu sử dụng chất kết dính silicone cơ bản thì phải dùng miếng đệm silicone hỗ trợ.

Chốt

Chốt phải làm bằng nhôm hoặc loại thép không rỉ 302/304 dành cho nhôm, thép mạ (tráng kẽm) nhúng nóng dành cho thép và thép bê tông. Không sử dụng loại chốt cửa lộ ra, trừ khi không còn cách nào khác và phải được sự đồng ý của kiến trúc sư.

Đồ ngũ kim

Mọi đồ ngũ kim phải phù hợp với yêu cầu chung và trong tiến độ thi công.

Yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng:

Ngoài các qui định cơ bản về lực ép của gió, cửa sổ phải được thiết kế để chịu đựng được áp lực gió tối thiểu qui định tại Phần S 10C.04.09.

Tiêu chuẩn

Các qui định hiện hành của luật và tiêu chuẩn sẽ là qui định vào ngày gởi như mời thầu cho hợp đồng này và mọi điều chỉnh hoặc sửa đổi liên quan.

Áp dụng các qui định về tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật nêu dưới đây và tại bất cứ nơi nào khác trong bản yêu cầu kỹ thuật đặc biệt. Tuy nhiên, các qui định hoặc tiêu chuẩn tương tự đang có hiệu lực tại các nước sản xuất cũng có thể áp dụng, tuỳ thuộc vào sự đồng ý của kiến trúc sư. Nếu qui định đó hoàn toàn tương đương với qui định và tiêu chuẩn Việt Nam.

Yêu cầu và thiết kế

Nhà thầu chính phải thiết kế hệ thống cửa sổ đáp ứng hoặc vượt qua các yêu cầu sau:

Kín nước và gió luồn

Thiết kế, chế tạo và lắp đặt hệ thống cửa sổ, bao gồm cả joint giữa khung và các vật liệu khác một cách hiệu quả, ngăn ngừa sự xâm nhập của gió và nước vào bên trong theo các điều kiện thử nghiệm cụ thể và theo sự kết hợp của các yêu cầu sử dụng dự kiến khi một loại nào đó hoặc một số cơn mưa xảy ra.

Sự xâm nhập của nước được xác định là biểu hiện của nước ngoài phạm vi kiểm soát, không phải là hơi nước, trên mặt trong hoặc bất kỳ bộ phận nào của hệ thống cửa sổ và lớp sơn phủ. Không có sự xâm nhập vào khi xịt nước có áp xuất theo qui định tại Luật thực hành ASTM 283, 330 và 331.

Cửa sổ có thể mở phải  có hệ thống thoát nước thích hợp để có thể thoát nước một cách hiệu quả, chống nước xâm nhập qua cửa sổ.

Tản nhiệt

Thiết kế, chế tạo và lắp đặt hệ thống cửa sổ ổn định trước áp lực co dãn và thay đổi biên độ nhiệt độ bề mặt bên ngoài từ 5oC đến 40oC và nhiệt độ bên trong công trình từ 15oC đến 27oC, mà không bị cong, joint thấm nước hoặc kính mất tác dụng, áp lực không bình thường lên các yếu tố kết cấu và chốt cửa, hoặc các tác động có hại khác.

Sự chuyển vị của công trình

Thiết kế, chế tạo và lắp đặt hệ thống cửa kính ổn định với sự chuyển vị của công trình, bao gồm chuyển vị nhiệt độ, độ lệch tải, sự co rút, di chuyển và các chuyển vị khác.

Hệ số an toàn của thiết kế

Các bộ phận kết cấu của hệ thống cửa kính và lớp sơn phủ, bao gồm các thanh đỡ, miếng đệm hoặc dừng kính, mối hàn, bộ phận kết nối, chất kết dính phải được thiết kế hoặc chế tạo theo tiêu chuẩn an toàn không thấp hơn tiêu chuẩn do Chính quyền địa phương qui định.

Độ võng

Thiết kế, chế tạo và lắp đặt từng bộ phận (không phải là kính) của hệ thống cửa kính, sao cho độ võng bình thường so với các bức tường chịu tải ở mức cao nhất không vượt quá 1/75 của khẩu độ bình thường của các bộ phận. Ngoài ra, độ võng của các thanh đỡ cũng phải giới hạn trong  phạm vi 1/75 chiều dài của kính cho khoảng cách các thanh đỡ không vượt quá 15 mm tính từ cạnh kính hoặc các khoảng cách giữa các bộ phận. Việc tính toán độ võng phải dựa trên cơ sở kết hợp độ tải trực tiếp tối đa, độ lệch của công trình, áp lực nhiệt và dung sai trong lắp đặt. Không được phép áp dụng độ võng tuyệt đối cho hệ thống toàn cửa sổ.

Chống nhiệt phân

Bất kỳ vị trí nào có sự tiếp xúc giữa nhôm và các vật liệu khác loại thì bề mặt tiếp xúc phải được xử lý ngăn ngừa tình trạng nhiệt phân.

Bảo vệ bề mặt kim loại

Cô lập các bề mặt kim loại khác nhau để tránh truyền nhiệt. Vật liệu sử dụng trong trường hợp này phại là loại không hút nước.

Tách nhiệt các bề mặt kim loại để tránh kim loại ma sát với nhau. Vật liệu sử dụng trong trường hợp này phải là các tấm trượt theo qui định.

Áp lực gió

Việc thiết kế và thử nghiệm cửa kính phải phù hợp với luật và qui định liên quan của Chính phủ và tiêu chuẩn của Anh. Phải lưu ý đến các vấn đề sau:

Thông tư về xây dựng của Việt Nam, luật áp dụng về ảnh hưởng của gió, ấn bản mới nhất, liên quan đến các tiêu chuẩn trong tính toán các luật ép theo phương ngang lên công trình.

+  Văn bản áp dụng số 59 và 106 về áp lực gió công trình.

Cửa sổ phải được thiết kế chống lại được sức ép của gió trên cơ sở sức ép cơ bản của gió như sau:

Chiều cao của công trình trên tầng 1

Sức ép cơ bản của gió tính bằng kPa

+  Từ 0 m đến 10 m         0,8 x ‘C’

+  Từ 10 m đến 20 m       1,0 x ‘C’

Đối với tấm kính nói chung, sử dụng ‘C’ =  1,35

Đối với tấm kính trong phạm vi 3,0 của góc công trình, sử dụng ‘C’= 1,70.

  • HỆ THỐNG ĐIỆN
  1. PHẠM VI CÔNG VIỆC

Cung cấp máy biến áp dầu, bộ chuyển đổi nguồn tự động và cáp đấu nối với tủ hạ thế tổng (MDB).

Cung cấp và lắp đặt tủ điện hạ thế tổng (MDB), (MSB1), (MSB2), các tủ hạ thế nhánh từng tầng, tủ điện động lực cho các hệ thống kỹ thuật khác như P-SH, P-PCCC, P-TG, P-TM,… đã chỉ ra trong các bản vẽ hệ thống điện.

Cung cấp và lắp đặt các tuyến cáp đến tất cả các tủ điện cho các hệ khác (P-SH, P-PCCC, P-TG, P-TM …), cũng như các cầu dao cho các quạt cấp, thải gió.

Cung cấp và lắp đặt tất cả thiết bị chiếu sáng, cáp, ống luồn cáp và các thiết bị phụ như đã nêu chi tiết trên bản vẽ và được mô tả dưới đây.

Cung cấp và lắp đặt thiết bị chiếu sáng khẩn cấp và thoát hiểm.

Cung cấp và lắp đặt hệ thống báo cháy theo địa chỉ bao gồm đầu báo khói, báo nhiệt, chuông báo động, tín hiệu báo động và thiết bị điều khiển khóa liên động, tủ điều khiển báo cháy trung tâm.

Cung cấp và lắp đặt các hệ thống ổ cắm điện và/hoặc cung cấp điện cho các thiết bị, kéo cáp, các ống luồn cáp và các thiết bị liên quan như đã nêu chi tiết trên bản vẽ và mô tả dưới đây.

Cung cấp và lắp đặt hệ thống chống sét.

Tiến hành thử nghiệm, nghiệm thu chạy thử, bảo trì và sửa chữa sai sót đối với công tác đã hoàn tất.

  1. YÊU CẦU CHUNG
    • Những yêu cầu và tiêu chuẩn do luật pháp quy định

Các công việc phải tuân theo:

  • TCVN 68-141-1995: Tiếp đất cho công trình viễn thông.
  • TCVN 3623-81: Khí cụ chuyển mạch điện áp tới 1000V – Yêu cầu chung.
  • TCVN 6447-1998: Cáp điện vặn xoắn cách điện XLPE – Điện áp 0.6/ 1KV.
  • TCVN 2103-1994: Dây điện bọc nhựa PVC.
  • TCVN 5179-1990: Bóng đèn huỳnh quang.
  • TCVN 2048: Ổ cắm và phích điện.
  • TCN 48-84 BXD: Điện trở nối đất của hệ thống chống sét.
  • IEC 947: Thiết bị đóng ngắt điều khiển hạ thế.
  • IEC 60439-1: Yêu cầu chung về tủ điện hạ thế.
  • 11TCN 19:2006 Hệ thống đường dẫn điện.
  • 11TCN 20:2006 Trang bị phân phối và trạm biến áp.
  • 11TCN 21:2006 Bảo vệ và tự động.
  • TCVN 7447-5-51: 2004 Lựa chọ và lắp đặt thiết bị điện – quy tắc chung.
  • TCVN 7447-5-53, 54:2005 Lựa chọ và lắp đặt thiết bị điện – cách ly, đóng cắt và điều khiển. Bố trí nối đất, đay bảo vệ và dây liên kết bảo vệ.
  • TCVN 2622:1995 PCCC cho nhà và công trình.
  • TCVN 6160:1996 PCCC cho nhà cao tầng.
  • TCVN 9206: 2012 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
  • TCVN 9207: 2012 Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế
    • Định vị lỗ mở và chỉnh sửa

Tất cả các hạng mục phải được kiểm tra nhằm đảm bảo đúng vị trí. Nếu phải được xác định đúng các lỗ mở, việc lắp đặt và những công tác tương tự được định vị không chính xác hoặc bị bỏ sót vì lý do thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác thì bên gây ra nguyên nhân sẽ phải chịnh trách nhiệm về những chi phí cho việc sửa chữa.

Bản vẽ kỹ thuật chỉ được xem như là sơ đồ và nếu không có hướng dẫn nào khác thì không được áp dụng trong việc định vị cho các thiết bị. Vị trí chính xác của những thiết bị này sẽ được xác định ngay tại công trường hoặc trên bản vẽ thi công.

Tất cả các rãnh đặt ống, hộp gen, hốc tường, và các vị trí xuyên qua kết cấu xây dựng không thể hiện trên bản vẽ kết cấu đều phải được phê duyệt trước khi thi công.

  • Định vị thiết bị và hệ thống ổ cắm

Sơ đồ của các chi tiết nêu ra trong bản vẽ chỉ được xem như là sơ đồ lý thuyết, còn vị trí chính xác thực tế sẽ được xác định ngay trên công trường. Kiến trúc sư hoặc tư vấn phải là người cho quyết định phê duyệt cuối cùng trong việc định vị. Phải đảm bảo rằng tất cả những máy móc thiết bị phải thích hợp cho việc lắp đặt theo vị trí và không gian trình bày trong bản vẽ và thuận tiện cho công tác bảo trì theo như chỉ dẫn lắp đặt của nhà sản xuất.

Ổ cắm phải có vị trí chính xác và đối xứng giữa các phòng.

Công tác định vị cho hệ thống ổ cắm, công tắc, phụ kiện sẽ được vẽ phấn lên bề mặt nơi ổ cắm tiếp giáp với gạch ốp hoặc những chi tiết kiến trúc khác. Phải có sự phê duyệt của tư vấn trước khi đặt mọi ống dẫn cáp điện hoặc đường dây điện cho hệ thống ổ cắm.

Vị trí của các ổ cắm và các công tắc nêu ra trong bản vẽ được xem là đúng, tuy nhiên, có thể thay đổi tới 2m mà không được tính phát sinh nếu sự thay đổi này được thông báo trước khi ổ cắm hoặc công tắc được lắp đặt.

Trong trường hợp các ổ cắm đặt gần nhau, chúng phải được đặt thẳng hàng theo phương ngang và/ hoặc phương đứng tùy theo trường hợp.

Thiết bị sẽ được định vị đối xứng theo các trang thiết bị khác, theo mô-đun công trình và theo tính mỹ quan.

  • Sự phối hợp trong lắp đặt

Phải phối hợp công việc lắp đặt các hạng mục trên trần giả sao cho phù hợp với tiến độ chung của thầu chính. Mọi việc bên trong trần giả phải được lắp đặt hoàn tất để tránh tình trạng phải tháo trần sau này, ngoại trừ khi nghiệm thu.

  • Tay nghề thợ và nguyên vật liệu

Cung cấp những lao động chuyên nghiệp và có tay nghề cần thiết để tiến hành công việc theo khả năng tốt nhất có thể. Tay nghề thuộc nhóm yếu kém hoặc theo tiêu chuẩn không được chấp nhận sẽ bị tư vấn từ chối và phải thay thế mà chủ đầu tư không phải chịu thêm khoản chi phí nào khác theo tiêu chuẩn yêu cầu về tay nghề.

Tất cả các nguyên vật liệu và trang thiết bị và dụng cụ phải trong tình trạng còn mới theo model và thiết kế hiện thời. Trình lên tư vấn để phê duyệt  trước khi bắt đầu tiến hành lắp đặt danh mục tất cả các trang thiết bị và dụng cụ có kế hoạch đưa vào làm việc và chỉ có những chi tiết được phê duyệt mới được đưa vào lắp đặt. Nếu những chi tiết nào không tuân thủ theo điều khoản này thì sẽ bị loại bỏ vô điều kiện khi phát hiện ra trên công trường.

Những mẫu đã được tư vấn phê duyệt sẽ được lưu trữ tại công trường. Mỗi chi tiết của thiết bị sẽ là một sản phẩm tiêu chuẩn theo catalogue của nhà sản xuất danh tiếng đã được phê chuẩn. Tất cả những thiết bị khác sẽ thuộc cùng chung nhà sản xuất, cùng loại, ngoại trừ khi đã được xác định khác.

Khi số hoặc kiểu trong catalogue của nhà sản xuất được xác định hoặc nêu ra trong bản vẽ thì chúng sẽ được sử dụng như một hướng dẫn và không được ưu tiên hơn công suất và hiệu suất cơ bản đã được xác định hoặc nêu ra trong bản vẽ. Trong mọi trường hợp cần xác định công suất với những đặc điểm riêng của các thiết bị để trình phê duyệt.

Khi không có nhiều lựa chọn về vật liệu trong quy phạm kỹ thuật của bản vẽ và những từ như “tương đương”, “chứng nhận tương tương”, “như được chấp thuận”, v..v… không xuất hiện thì cần phải cấp và lắp đặt đúng như đã xác định. Không có sự thay đổi nào được chấp nhận trong danh mục nhà sản xuất và nhà cung cấp trong gói thấu nếu chưa có văn bản phê duyệt của tư vấn.

Nếu lắp đặt những vật liệu hoặc thiết bị khác với nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp đã được phê duyệt thì những chi tiết này sẽ bị loại bỏ khỏi công trường càng sớm càng tốt và phải thay thế bằng những chi tiết khác mà chủ đầu tư không phải chịu thêm chi phí.

Những sự thay thế như vậy sẽ không được làm cơ sở cho bất cứ sự biến đổi hoặc kéo dài thời gian thi công.

Luôn phải thận trọng nhằm tránh những hư hỏng cho các thiết bị lắp đặt, những bề mặt và trang thiết bị khác trong phạm vi. Mọi hư hỏng sẽ phải sửa chữa lại bằng chi phí của nhà thầu.

  • Tiếp đất

Tiếp đất cho các công việc lắp đặt điện hoàn chỉnh phải tuân theo nghiêm ngặt những yêu cầu của quy tắc mạng lưới điện và những yêu cầu đặc biệt của quy phạm kỹ thuật và của Công ty Điện lực địa phương.

Dây tiếp đất, ngoại trừ dây tiếp đất trong cáp cách điện và có vỏ bọc, phải làm bằng đồng có kích thước không nhỏ hơn 1.5m2, được cách điện và đặt trong ống dẫn với hệ thống mạch tương ứng. Dây tiếp đất trong cáp cách điện và có vỏ bọc tối thiểu 5m2

Toàn bộ hệ thống được cơ hóa và điện hóa liên tục khắp nơi.

Các ổ cắm điện và thiết bị chiếu sáng phải được tiếp đất.

  • MÁY BIẾN THẾ
  • Tổng quan

Phạm vi công việc máy biến áp bao gồm công tác chuẩn bị và đệ trình để được chấp thuận các bản vẽ thiết kế chi tiết, thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công, giấy chứng nhận sản xuất của nhà máy đạt tiêu chuẩn ISO 9001, giấy kiểm tra xuất  xưởng, cung cấp, phân phối, lắp đặt, thử nghiệm, nghiệm thu và cuối cùng là bàn  giao cho đại diện của Chủ đầu tư theo khung tiến độ của toàn bộ dự án như thể hiện trên các bản vẽ liên quan.

  • Tiêu chuẩn

IEC 60606  Hướng dẫn sử dụng máy biến áp công suất.

IEC 60616  Ghi  nhãn  bao  bọc cách điện và đầu nối cho máy biến áp công suất.

  • Thiết kế

Máy biến áp được thiết kế tuân theo các tiêu chuẩn  được  đề cập  ở trên và các bản vẽ áp dụng.

Máy biến áp có khả năng hoạt động liên tục với điện áp / tần số trong khoảng dung sai đã định trong  tài liệu Qui định kỹ thuật này.

Máy biến áp phải có khả năng cung cấp các biến  đổi  điện lớn trong thời gian ngắn thoáng qua để  đáp ứng những dòng khởi động động cơ đi vào.

Máy biến áp có khả năng vận hành với công suất định mức tại bất kỳ nấc điều chỉnh điện áp hạ thế nào.

Máy biến áp được thiết kế chịu đựng được tác động lực và tác động nhiệt của dòng ngắn mạch  bên ngoài mà không bị hư hại.

  • Các thông số kỹ thuật máy biến áp:

Điện áp – 22/0.4KV

Tần số – 50 Hz

Số pha – 3 pha

Tổ nối dây – d/yn-11

Máy biến áp sẽ hoạt động ổn định trong các khoảng dung sai điện áp, tần số của hệ thống  được đề  cập dưới đây

Tần số: 50 Hz danh định ±5%.

Hơn nữa, máy  biến áp  và các phụ kiện  đi kèm gắn  trên thân máy  sẽ hoạt động  bình  thường  trong  các điều kiện có các sự cố biến đổi điện lớn thoáng qua

Điện áp: Danh định +15%, -20%

Tần số:  Danh định ±10%

Khoảng thay đổi sóng hài tối đa cho phép là 5%

Máy biến áp sẽ được thiết kế có khả năng tự khử dòng sóng hài, đặc biệt là sóng hài bậc 3 và bậc 5

Hệ số an toàn và độ tin cậy

Máy biến áp được thiết kế có khả năng giảm thiểu độ rủi ro của dòng ngắn mạch chạy quẩn .

Điều kiện hoạt động

Máy biến áp phù hợp với điều kiện vận hành và lắp đặt tại Việtnam cùng các điều kiện môi trường khác đã được mô tả trong các trang số liệu và qui định kỹ thuật của dự án.

Nhà cung cấp có nhiệm vụ bảo đảm rằng tất cả các thiết bị và các chi tiết thành phần được cung cấp thì phù hợp với điều kiện vận hành đã định. Tại những nơi mà tiêu chuẩn của nhà cung cấp  hay phương án thiết kế ưu tiên không thích hợp với điều kiện môi trường hay điều kiện vận hành này, thì nhà cung  cấp cho các chi tiết thay đổi kỹ thuật và  những  ảnh hưởng thương mại để phù hợp với điều kiện đã định trên.

Chất lượng

  • Vật liệu và thiết bị

Kiểu: Máy biến áp được yêu cầu là loại máy biến áp dầu, hộp bộ, đặt bên ngoài

Sản xuất

  • Nhà sản xuất

Máy biến áp và các phụ kiện kèm theo sẽ được sản xuất trong những nhà máy đã đạt chứng chỉ ISO 9001 với tối thiểu là 10 năm kinh nhgiệm trong lãnh vực sản xuất thiết bị có liên quan.

  • Kiểm tra

Thiết bị có thể được kiểm tra trong quá trình sản xuất ở bất kỳ nhà máy nào, mà có liên quan đến việc cung cấp thiết bị bán thành phẩm cho nhà máy chính. Nhà thầu sẽ phải chịu toàn bộ chi phí đi lại, ăn ở… cho các kỹ sư trong việc tiến hành đi kiểm tra như thế.

Thiết bị sẽ được bàn giao kèm theo các tài liệu kỹ thuật có liên quan cho việc lắp đặt,   thử   nghiệm, chạy thử và nghiệm thu, vận hành và bảo hành, bảo trì.

Kiểm tra

  • Thử nghiệm mẩu

Nhà thầu sẽ phải trình duyệt cho Nhà tư vấn với Giấy chứng nhận thử nghiệm mẫu máy biến áp của nhà sản xuất của phòng thí nghiệm độc lập, mà bao gồm các kết quả thử nghiệm sau

Thử nghiệm sự tăng nhiệt độ

Trình tự của việc thử nghiệm sự tăng nhiệt độ được tiến hành tuân theo tiêu chuẩn IEC 76-2. Với việc thử nghiệm này, các yêu cầu sau phải có

Xác định rõ nhiệt độ tăng trung bình của các cuộn dây

Thử nghiệm xung sét

Trình tự của việc thử nghiệm xung sét được  tiến  hành  tuân  theo  tiêu  chuẩn IEC  76-3.  Với việc thử nghiệm này, khả năng chịu đựng quá điện áp của máy được kiểm tra. Các hiện tượng quá áp được gây ra từ:

Sóng lan truyền (mà được tạo ra từ sấm sét) trên các đường dây truyền tải

Đóng mở đột ngột của các máy cắt

Các dòng ngắn mạch từ các tải khu vực trạm biến thế

  • Thử nghiệm thông thường

Thử nghiệm thông thường sẽ được tiến hành trên mỗi bộ phận Máy biến áp rời. Thử nghiệm thông thường sẽ gồm:

Đo lường điện trở cuộn dây

Trình  tự  của  việc  đo  lường  điện  trở cuộn dây  sẽ  được tiến hành tuân theo tiêu  chuẩn  IEC  76-1. Trong  quá  trình thử nghiệm này, điện trở của mỗi cuộn dây sẽ được đo và nhiệt độ sẽ được lưu lại. Thử nghiệm này được tiến hành bởi dòng điện một chiều. Đo lường điện trở cuộn  dây  sẽ  được  thực  hiện  nhờ  sử dụng một cầu điện trở.

Đo lường tỉ số điện áp và kiểm tra độ lệch pha

Đo lường tỉ số điện áp được tiến hành tuân theo tiêu chuẩn IEC 76-1

Mục  đích của việc thử nghiệm này  là để so sánh giữa giá trị thực tế và giá trị thiết kế của tỉ số máy biến áp.

Đối với máy biến áp, tỉ số vòng  dây bằng với tỉ số điện áp của cuộn dây sơ cấp và thứ cấp.

Đo lường trở kháng ngắn mạch

Đo lường trở kháng ngắn mạch sẽ được tiến hành tuân theo tiêu chuẩn IEC 76-1. Trở kháng ngắn mạch  được xem là một phần của điện áp định mức, đặc trưng cho trở kháng Máy biến áp.

Trở kháng ngắn mạch sẽ được tính toán ở nhiệt độ chuẩn là 75oC.

Đo lường tổn hao tải

Đo lường tổn hao tải sẽ được thực hiện bởi cuộn dây thứ cấp bị ngắn mạch và bởi sự tăng điện áp ở cuộn dây sơ cấp cho đến  khi dòng sơ cấp  đạt được giá trị danh  định của nó. Tổn hao  tải sẽ được  tính  toán  ở  nhiệt  độ  chuẩn  là 75oC.

Đo lường dòng không tải và tổn hao không tải

Đo lường sẽ  được tiến hành tuân  theo tiêu chuẩn IEC 76-1.

Dòng không tải  đặc trưng cho giá trị thực sự mà cần để từ hoá được lõi từ. Tổn hao không tải đặc trưng cho công suất tiêu thụ  được lõi từ máy biến áp hấp thụ khi tần số và  điện áp  ở cuộn dây  thứ  cấp  đạt  giá  trị  định  mức  và cuộn dây sơ cấp bị hở mạch.

Thử nghiệm thông thường chất cách điện

Thử  nghiệm  thông  thường  chất  cách điện bao gồm

Thử nghiệm điện áp ứng cách điện Thời  gian  thử  nghiệm  tuân  theo  tiêu chuẩn IEC 76-3 sẽ là 01 phút

Với  viêc  thử  nghiệm  này,  các  thành phần sau được kiểm tra:

Điện trở cách điện giữa cuộn dây sơ cấp và thứ cấp

Điện trở cách điện giữa thùng Máy biến áp và cuộn dây

Điện trở cách điện giữa cuộn dây và mạch từ

Trình tự đo lường như sau

Thử nghiệm điện áp cảm cách điện Giá trị điện áp ba pha gấp đôi điện áp định mức sẽ được cảm qua Máy biến áp trong thời gian 01 phút.

Để tránh trạng thái bão hòa, tần số cũng được gấp  đôi, vì thế cảm  ứng từ vẫn luôn là hằng số. Cuối cùng, trong thử nghiệm này, giá trị  điện áp trên  mỗi vòng và như vậy điện áp trên mỗi lớp luôn luôn gấp đôi

Với  thử  nghiệm  này,  cường  độ  cách điện giữa các vòng dây và các lớp dây được thẩm tra

  • Thử nghiệm đặc biệt

Để duy trì mức chất lượng cao của Máy biến áp,  các thử nghiệm  đặc biệt sau đây được tiến hành :

Xác định các điện dung giữa cuộn dây – đất và giữa các cuộn dây

Thử nghiệm khả năng chịu  đựng dòng ngắn mạch . Theo  thử  nghiệm  này,  Máy  biến  áp phải  chịu  đựng  được  các  dòng  ngắn mạch liên tục trong  thời gian  0.5 giây mà không bị hư hỏng

Xác định mức độ ồn

Các máy  biến áp  được  đóng  điện lúc không tải và  ở  điện áp và tần số  định mức, vì thế độ ồn xung quanh Máy biến áp có thể đo được

Đo  đạc  độ  méo  dạng  của  dòng không tải

Đo đạc hệ số tổn hao của điện trở cách điện của điện dung hệ thống cách điện

Điện áp gây nhiễu sóng vô tuyến

Đo đạc trở kháng thứ tự không

Thử  nghiệm  sự  phù  hợp  nhóm vec-tơ

Thử nghiệm hoạt  động các thiết bị báo động và cắt

Lắp đặt

  • Chỉ dẫn cho việc lắp đặt

Nhà  thầu  phải  có  trách  nhiệm  trong việc vận chuyển, dỡ hàng và đấu nối an toàn tới lưới  điện quốc  gia cho Máy biến áp. Khu vực đặt máy biến áp như là một phần chính của trạm, phải được xây dựng sau khi  khảo  sát,  vẽ  chi  tiết  và  đã  được chấp thuận bởi Nhà tư vấn.

Việc vận chuyển và tháo dỡ Máy biến áp nên được tiến hành sao cho Máy biến áp không bị lệch quá 15° so với phương nằm ngang của nó. Khi lắp đặt Máy biến áp, không được phép đặt lệch trục so với phương nằm ngang của nó.

  • Khu vực lắp đặt

Khi Máy biến áp được lắp đặt vào trong khu vực đặt Máy biến áp, phải lưu ý đến kích  thước thực tế của khu vực lắp đặt cũng như hệ thống thông gió. Sự thông gió của khu vực đặt Máy biến áp có ảnh hưởng đến sự làm  mát Máy biến áp, và vì thế sẽ liên quan đến tuổi thọ của Máy biến áp.

Kiểm tra và nghiệm thu

Công  việc  thử  nghiệm  chạy  thử  và nghiệm thu tại công trường của Máy biến áp phải  được tiến hành  tuân theo tiêu chuẩn NETA. Chỉ có  người có  đủ năng lực sẽ thử nghiệm và chạy thử nghiệm thu Máy biến áp.

  • Thử nghiệm tại công trường

Việc kiềm tra sẽ được giới hạn

Kiểm tra trực quan và bằng thiết bị cơ

Kiểm tra các  điều kiện cơ tính và  lý tính.

Thẩm tra lại các chế độ báo động, điều khiển và tác động ngắt trên bộ hiển thị nhiệt độ đã được chỉ rõ.

Thẩm tra sự tác động của tất cả các mạch báo động, điều khiển và tác động ngắt từ bộ hiển thị nhiệt độ và mức dầu, thiết bị van an toàn và rơ le mất áp. Kiểm tra lại điện trở cao tại tất cả các điểm  kết  nối  điện  bằng  bu-lon  nhờ dùng  một  trong  những  phương  pháp sau:

Sử dụng  đồng hồ  đo ôm  điện trở thấp

Thẩm tra độ chặt của của các bu-lon nhờ chìa khoá có dụng cụ đo momen xoắn  đã  được hiệu chuẩn theo các dữ liệu được đưa ra của nhà sản xuất

Tiến hành khảo sát theo đồ thị nhiệt.

Thẩm tra lại các mực dầu trong tất cả các thùng dầu và sứ cách điện.

Tiến hành thử nghiệm  đặc biệt và thử nghiệm cơ theo sự đề nghị của nhà sản xuất.

Thử nghiệm lại các điểm nối đất của thiết bị.

Thử nghiệm bộ điều chỉnh tải.

Thử nghiệm sự bảo vệ chống sét cảm ứng của Máy biến áp.

Thử nghiệm điện

Tiến hành thử nghiệm điện trở cách điện giữa cuộn dây với cuộn dây, giữa cuộn dây với đất. Thời gian thử nghiệm là 10 phút và giá trị điện trở lập thành bảng ở 30s, 1 phút và 10 phút. Xác định lại các cực tính.

Tiến hành đo điện trở tại các đầu nối bu-lon bằng đồng hồ đo ôm điện trở thấp.

Tiến hành thử nghiệm tỉ số vòng dây tại các nấc điều chỉnh như đã thiết kế.

Tiến hành thử nghiệm hệ số công suất, hệ số tổn hao trên các cuộn dây và tăng nhiệt độ tới 200C theo các số liệu được đưa ra của nhà sản xuất.

Tiến hành thử nghiệm hệ số công suất/ hệ số tổn hao (hoặc thử nghiệm tổn hao công suất vòng đệm nóng) trên các sứ cách  điện và  tăng nhiệt độ đến 200C theo các số liệu được  đưa ra của nhà sản xuất.

Tiến hành thử nghiệm dòng kích từ theo các số liệu được đưa ra của nhà sản xuất.

Đo lường điện trở cách điện của mỗi cuộn dây tại nấc điều chỉnh. Nếu dây nối đất lõi tiếp cận được, tiến hành đo giá trị điện trở cách  điện của lõi tại điện áp một chiều 500V.

Thử nghiệm mẫu dầu cách điện, mẫu này nên được thử nghiệm theo tiêu chuẩn đã được đề cập.

Điện áp đánh thủng cách điện

Trọng lượng riêng

Sức căng bề mặt chung

Màu sắc

Điều kiện trực quang

  • Nghiệm thu

Chỉ có các giá trị cài đặt trong thời gian chạy thử và nghiệm thu của Máy biến áp là cài đặt các thông số cho mạch bảo vệ và mạch báo động trên thiết bị bảo vệ và bộ phận điều khiển.

  • TỦ ĐIỆN TỔNG
  1. Tổng quát

Tủ điện loại trong nhà, vỏ kim loại, kiểm định theo IEC 439-1 (TTA), loại ngắt không khí thích hợp cho hoạt động ở các vị trí được thể hiện trong bản vẽ.

Tủ điện phải là loại đóng phía trước, kín hoàn toàn, chống bụi, được nối bên trên hay phía sau theo như được chỉ định và cấu tạo như được miêu tả dưới đây.

Trừ khi tủ điện chính được đặt trong phòng riêng chỉ dành cho những người điều khiển có thẩm quyền vào, tủ điện phải được cung cấp các cửa cao, có thể khóa được, cho từng mođun của thiết bị để ngăn các thao tác không có thẩm quyền.

Cấu tạo cơ khí

Tủ điện được nối phần trên hay phía sau và phải có cấu tạo phù hợp với yêu cầu trong phần yêu cầu thiết kế của quy phạm kỹ thuật này. Tủ điện có khả năng chịu được tác động nhiệt và từ do mức sai phạm thiết kế. Dòng ngắn mạch này được áp dụng cho các thanh và các mối nối thanh cái chính và các thanh cái đấu vào cầu chì ngắt mạch và các công tắc cách điện.

Tủ điện là loại tự đứng được thiết kế cho phép việc bảo trì, kiểm tra được thực hiện dễ dàng và an toàn.

Thiết bị phải chống được bụi, giột, chống côn trùng và chống ẩm theo tiêu chuẩn BS 2817 hay IEC 947-2 và những thiết bị này đáp ứng với các thiết bị trong vị trí “vận hành”, “kiểm tra” hay “cách ly”.

Tủ điện phải được cung cấp bộ ngắt mạch không khí, cầu chì, bộ cách ly và các thành phần điện khác cần thiết cho hoạt động chính xác và bảo vệ việc lắp đặt như miêu tả trong quy phạm kỹ thuật và thể hiện trong bản vẽ.

Kích thước tổng thể của tủ điện không quá 2200mm trên mặt sàn. Cần gạt phải được đặt để cho một cánh tay với cao nhất và thấp nhất của người điểu khiển trong giới hạn 2000mm và 3000mm trên mức sàn. Nếu tủ điện được lắp đặt trong phòng tầng hầm gần chỗ đậu xe hơi, thì tất cả các thiết bị điện sẽ được sắp xếp sao cho các phần mang điện được đặt tối thiểu 500mm cách mức sàn.

Tủ điện được làm từ vật liệu không hút ẩm và không bắt cháy và loại trừ hoàn toàn dòng xoáy và nhiệt trễ trong vỏ tủ.

Cửa hay tấm cửa nhấc lên được nếu sử dụng phải lắp phía trước tủ ngoại trừ khi có yêu cầu khác.

Tủ điện chứa công tắc tơ, rờle hay thiết bị điều khiển động cơ phải có cửa thăm có khoá ngăn không cho người không có phận sự sử dụng.

Cửa được làm bằng vật tư có độ dày giống với loại sử dụng làm tủ điện được dập và cuốn góc tròn.

Thanh gia cường chữ U có mép dập vào được hàn điện vào giữa theo suốt chiều dài cửa. Mép cửa có lớp cao su xốp tự nhiên dày 12mm x 6mm được dán lại và giữ trong rãnh kim loại xung quanh vành đai để tạo lớp chống bụi khi cửa đóng.

Bản lề phải là bản lề cối loại lớn mạ crôm, được sắp xếp sao cho cửa được tháo rời khi cần và mở tối thiểu 120 độ.

Tay nắm cửa phải mạ crôm hay bằng kim loại không gỉ, gắn với một  khóa dạng trống và chốt cửa được chốt cả đầu trên và đầu dưới của cửa. Các ổ khóa đều có chìa khóa chung.

Nếu có yêu cầu về cửa thăm loại panel tháo rời được, chúng phải có cấu trúc tương tự với cửa. Cửa thăm phải có tay nâng khi lớn hơn 0.6m2, kẹp giữ hay định vị ở phía dưới và ốc có chụp mạ crôm hay vis đầu vặn kiểu “Philips” gắn phía trên. Miếng đệm bằng xốp cao su tự nhiên được gắn vào tất cả cửa thăm.

Các tấm cách điện, giá đỡ và những đấu nối cần thiết phải được cung cấp ở mọi vị trí dự phòng.

Các mối hàn bên ngoài sẽ được hàn bít và được chà mịn bằng máy và làm sạch tất cả vẩy hàn. Các mối hàn bên trong có thể hàn mép đáp ứng yêu cầu chịu lực của kết cấu.

Kích thước của mối hàn có độ thấm và độ bền thích hợp với các phần liên quan để có thể thực hiện chức năng thông thường của mình.

Các điểm nối, đặc biệt là mối hàn chồng và nối vào khung tủ phải được hàn toàn bộ và liên tục dọc theo toàn bộ chu vi của mặt cắt để tránh mật độ oxy khác nhau giữa bên ngoài và bên trong của mối nối.

Thanh cái

Hình dạng của thanh cái phải tương ứng với dây dẫn đầu vào và thứ tự pha phải đồng nhất.

Các thanh làm bằng đồng cứng có tính dẫn điện cao với dòng định mức liên tục theo như trong chi tiết bản vẽ. Dòng điện định mức được coi là giá trị thực sau khi xét đến phương pháp lắp đặt.

Các thanh cái có dòng định mức tương ứng với dòng định mức của các thiết bị đấu vào.

Các thanh cái được khoan trước và giá đỡ phải vừa với nguồn cấp vào và ra, bộ chuyển mạch và công tắc dự phòng khi có yêu cầu.

Các phần thanh cho CT có thể tháo rời được.

Các nối chính và các nối rẽ chữ T vượt quá 100A phải bằng thanh cái.

Các thanh cái sẽ được uốn cong và định hình bằng máy. Bề mặt phải được làm phẳng bằng cách mài giũa hay mài cát trước khi nối. Bù lon bằng thép ứng suất cao với các lông đền, có mômen xoắn theo sự đề nghị của nhà sản xuất sẽ được sử dụng cho các mối nối thanh cái. Có thể đề nghị các hệ thống nối thanh cái khác cho các tủ điện có dòng cắt lên đến 15KA.

Bút chì, phấn hay thuốc nhuộm được sử dụng khi đánh dấu vào thanh cái. Không cho phép vạch dấu lên thanh. Nếu các dấu vạch được tìm thấy trên thanh, thì sẽ bị loại bỏ và phải được thay thế.

Các thanh cái được uốn cong và định hình với bán kính thích hợp với kích thước của thanh cái để không để lại dấu vết hay làm cho thanh cái bị ứng suất. Các thanh cái có dấu vết hay bị ứng suất sẽ bị loại bỏ và phải được thay thế.

Các thanh cái trong tủ loại 3A/ 3B và thanh chính trong tủ loại 2 được tô màu bằng hai lớp men phủ lên bề mặt đã làm mòn bằng axit và sơn lót. Lớp sơn màu phải là dải băng 50mm trên mỗi đoạn trong từng ngăn tủ.

Thanh cái cho tủ phân phối phải có tiết diện chữ nhật được đóng dấu lên một phần. Thanh cái được cách điện với lớp cách điện dẻo nóng, màu theo pha.

Thanh cái nối với MCCB và MCB phải được lắp ráp sao cho có thể gắn được hoặc 1 CB 3 cực hoặc 3 CB 1 cực kế cận nhau.

Giá đỡ thanh cái phải cứng và làm bằng vật liệu cách điện phù hợp lớp cách điện thứ hai qua mỗi giá đỡ cho thanh cái không có cách điện để tránh không cho chạm trực tiếp giữa các pha và đất.

Thanh cái trung tính phải có chiều dài hết cả ngăn tủ và có dòng định mức lấy bằng 100% dòng định mức thanh pha.

Tủ điện có chiều dài vượt quá 900mm phải có các thanh trung tính và tiếp đất dài suốt chiều dài của chúng.

Từng ngăn tủ cung cấp của tủ điện phải có thanh trung tính dễ tiếp cận và tháo lắp và thanh nối đất liên kết và được dán nhãn rõ ràng.

Các thanh tiếp đất và trung tính ở gần nhau trong khoan đi dây.

Tủ điện chiếu sáng và tủ phân phối công suất phải có thanh trung tính và tiếp đất loại bắt vít. Cơ cấu nối phải bao gồm các đầu nối dạng ống cùng với các đầu nối có tai cho cáp lớn hơn 10mm2.

Lối vào cáp

  • Tủ điện được thiết kế phù hợp với cáp vào và ra theo loại và kích cỡ được thể hiện trong các bản vẽ. Phải có khoảng cách thích hợp cho đấu nối và uốn cong dây cáp trong các ngăn tủ theo yêu cầu của nhà sản xuất dây cáp.
  • Việc sắp xếp các đầu nối cáp sao cho giảm thiểu độ uốn của cáp và dễ dàng đấu nối. Cáp được cung cấp trong tủ điện để không bị kéo căng ở các điểm đấu nối.

Các dây cáp ra và vào dù là điện hay điều khiển phải được tận cùng ở phần cố định của thiết bị. Các hộp cáp cần thiết, tấm gắn ống kẹp cáp, ống kẹp cáp, máng cáp, đầu cáp và các phụ kiện khác cần cho đấu nối cáp sẽ do nhà sản xuất tủ điện cấp.

Các mối nối bên trong phải được cung cấp giữa các mối và thiết bị.

Nếu có nhiều hơn một  đấu nối trong mođun hay ngăn cáp, những mạch điện sẽ được bao phủ để tránh sự va chạm tình cờ của nhân viên bảo trì.

  • Sơn

Trước khi xuất xưởng, toàn bộ những hạng mục kim loại của thiết bị lộ ra ngoài được xác định theo điều khoản dưới đây phải được sơn bằng sơn của nhà sản xuất, thành phần và màu được phê duyệt.

Các hạng mục bằng thép phải mới và không bị gỉ sét. Sau khi tẩy nhờn, phủ một lớp sơn lót axit theo sau bằng một lớp phủ tương thích và hai lớp men tổng hợp. Các lớp phủ phải được hấp trong lò theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất sơn.

Màu hoàn thiện của các bề mặt trong và ngoài phải giống nhau và theo qui định trong quy phạm kỹ thuật này. Các tấm bảng thiết bị phải là màu trắng bóng.

Bất kỳ khuyết điểm nào xảy ra trong thời gian bảo trì sẽ phải được làm mới. Ngoài ra, những hư hại xảy ra trong quá trình vận chuyển hay lắp đặt phải được làm mới theo tiêu chuẩn như tiêu chuẩn ban đầu của thiết bị của nhà sản xuất.

Lớp sơn sửa chữa phải giống với lớp sơn ban đầu, sử dụng lớp sơn lót, sơn phủ và hai lớp sơn. Nói chung, lớp hoàn thiện phải có bề ngoài đồng bộ. Không được có những đốm màu khác nhau khi sơn lại.

Bao bì bảo vệ cho tủ điện phài được cung cấp khi lắp đặt cho đến khi hoàn tất.

Bao bì bảo vệ phải được sự chấp thuận của nhà tư vấn và sẽ được tháo bỏ sau khi hoàn tất.

Bộ ngắt mạch không khí (ACB)

Các thiết bị ngắt mạch phải được gắn và sắp xếp để có thể kéo ra và cách ly khỏi tủ điện theo phương ngang và có công suất định mức 30MVA ở 400V theo tiêu chuẩn AS 1930 hay IEC 60947-2. Phải cung cấp các bản sao chứng nhận kiểm tra tương ứng:

Bộ ngắt mạch không khí  hoạt động như sau:

+ Đóng bằng lò xo nạp trước, kéo bằng tay để đóng.

+ Mở bảo vệ tự động, hay mở bằng tay. Cung cấp mở hoạt động tự do.

Bộ ngắt mạch không khí loại kéo ra được và có các vị trí thao tác sau:

+ Chế độ Đóng điện – Đóng mạch điện chính và mạch điều khiển.

+ Chế độ kiểm tra – mạch chính ngắt. Mạch điều khiển được nối.

+ Chế độ cách ly – mạch chính và mạch điều khiển bị ngắt.

Thiết bị ngắt có thể được tháo ra hoàn toàn trên các đường ray, cách ly hoàn toàn với các phần mang điện để bảo trì. Cung cấp các khóa liên động để tránh bị ngắt mạch khi tháo ra quá xa và ở vị trí hoàn toàn bị tháo ra và có thể tiếp cận tự do vào các phần di chuyển được.

Thiết bị ngắt mạch yêu cầu mở và đóng được từ xa phải có động cơ 24V DC nạp lò xo, ngoài cơ cấu nạp lò xo hoạt động bằng tay.

Các thiết bị hiển thị cơ khí phải được cung cấp để hiển thị chế độ “đóng điện”,  “kiểm tra” hay “cách ly”.

Bộ ngắt mạch không khí được nối với các thanh cái và mạch điều khiển bằng cách ly không tải. Bộ cách ly phải khoá liên động với bộ ngắt mạch không khí để bảo đảm cho chúng không tạo ra hoặc ngắt tải. Không chấp nhận bất cứ sự sắp xếp nào nhằm cố gắng “móc vào” hoặc “nhả ra”  bộ ngắt mạch không khí.

Không thể tiếp cận vào thiết bị ngắt mạch khí trừ khi chúng ở vị trí cách ly.

Khóa móc được cung cấp để khóa thiết bị ngắt mạch khí ở vị trí “mở”, “kiểm tra” và “cách ly”.

Cung cấp bộ bảo vệ quá dòng cho bộ ngắt mạch không khí tuân theo tiêu chuẩn IEC 947-2 hay bộ bảo vệ “Nilsen” Nilstat Solid State Tripping phải tác động cả do biến dòng kích hoạt trực tiếp hay thông qua công tắc DC tác động cơ cấu cơ khí của bộ bảo vệ như yêu cầu.

Ngắt khi điện áp thấp và có sai sót nối đất được cung cấp ở những nơi được chỉ định trên bản vẽ.

Cầu dao cách ly

Bộ cách ly trong tủ điện phải tuân theo tiêu chuẩn AS1772 hay IEC 60947-3 kiểu ngắt kép, đóng ngắt nhanh thích hợp với việc cách ly phần hư hỏng như đã xác định trong quy phạm kỹ thuật. Bộ cách ly có công suất định mức để tải dòng điện liên tục của các mạch tương ứng.

Tay gạt thuộc bộ cách ly được sắp xếp sao cho cửa tủ có thể được mở hay đóng chỉ khi bộ cách ly ở vị trí “Ngắt”. Trong mọi trường hợp, thân của bộ cách ly sẽ được gắn độc lập với cửa (hay nắp) và các đầu nối đều phải được che chắn.

Cơ cấu hoạt động bộ cách ly phải được sắp xếp sao cho khi cửa mở, bộ cách ly chỉ có thể đóng qua vị trí “ON” bằng cách vô hiệu khóa liên động cơ học hay sử dụng các dụng cụ đặc biệt hoặc tay gạt thích hợp. Nhà sản xuất sẽ cung cấp kèm theo tủ các thiết bị đặc biệt và mỗi loại 1 tay gạt thích hợp.

Trường hợp tay gạt bộ cách ly được gắn vào cửa (nghĩa là bộ cách ly có thể hoạt động khi cửa mở và tay gạt thường khóa ở vị trí “ngắt”), một khóa cửa khác phải được cung cấp.

Thiết bị hiển thị  vị trí “Đóng – Mở” cũng phải được cung cấp.

Bộ ngắt có cầu chì

Bộ ngắt có cầu chì có ba cực, trung tính nối trực tiếp và có kiểu thiết kế đóng ngắt nhanh tuân theo tiêu chuẩn AS 1775 hay IEC 947-3 và IEC 269-1 và được sắp xếp để đảm bảo rằng hoạt động độc lập với người điều khiển.

Bộ ngắt có cầu chì hoàn toàn được che đậy và mỗi bộ đều phù hợp với cầu chì điện HRC theo yêu cầu của IEC 269 loại “Q1”. Cầu chì hoàn toàn bị ngắt khỏi đường dây và phụ tải khi bộ ngắt ở vị trí “ngắt”.

Một khóa liên động sẽ được cung cấp cho mỗi bộ ngắt cầu chì để ngăn không cho bộ ngắt đóng vào vị trí “ON” khi nắp mở và mở nắp khi bộ ngắt đang đóng. Khóa liên động phải là loại có thể ngưng hoạt động để bảo trì thiết bị.

Bộ ngắt có cầu chì được kiểm tra và chứng minh rằng có thể đóng và chịu đựng sai hỏng đến cùng khi ngắn mạch. Nó có thể ngắt và mở ba lần dòng điện định mức ở hệ số công suất 0.3.

Mỗi bộ ngắt cầu chì có thể bị khóa ở vị trí “tắt” và thiết bị khóa móc sẽ được cung cấp cho mỗi thiết bị CFS kết hợp với khóa móc. Vị trí của thiết bị hiển thị công tắc sẽ được kích hoạt bởi sự di chuyển các tiếp điểm mà không chỉ phụ thuộc vị trí tay cầm.

Cần gạt bộ ngắt không nhô ra phía trước tủ điện khi bộ ngắt không đóng. Các tay cầm bộ ngắt không thể tháo ra được. Cầu chì kiểu Anh dạng ống theo tiêu chuẩn IEC 269 loại Q1 và ASTA được xác nhận loại công suất 550 AC 80 và sẽ được cung cấp với dòng điện định mức được xác định trong bản vẽ sơ đồ đơn tuyến.

Rờle Bảo vệ

Rờle bảo vệ được cung cấp theo chỉ dẫn trong bản vẽ. Rờle được thiết kế để ngắt các mạch bị sự cố nhanh chóng, và không ảnh hưởng đến các mạch còn lại. Ngoài ra, chúng được thiết kế để tránh các chế độ hoạt động không đúng của bộ chuyển đổi do những sự cố ngắn ngủi và giả tạo có thể phát sinh do những trục trặc trong hệ thống của Công ty Điện lực địa phương.

Các rờle bảo vệ mạch đơn có thể được gắn vào tủ điện miễn là các rờle được gắn sao cho không để xảy ra các hoạt động không đúng do rung hay các nguyên nhân khác. Mỗi rờle được dán nhãn riêng lẻ như được miêu tả trong các điều khoản sau.

Rờle bảo vệ phải tuân theo tiêu chuẩn AS 1023 phần 2 hay IEC 947-2 và làm việc với biến dòng có dòng thứ cấp 5amp.

Rờle bảo vệ là loại có thể tháo ra được có hộp kim loại cùng với lớp chống bụi được sắp xếp sao cho khi mở hộp, bụi không thể vào được trong hộp hoặc bụi trên hộp rớt vào cơ cấu của rờ le. Tất cả các hộp phải được tiếp đất.

Các rờle được nối vào mạch ngắt và được cung cấp với các cờ hiển thị mà nếu được, chúng là loại hoạt động bằng cơ. Thiết bị hiển thị cũng sẽ được cung cấp trong các thành phần rờle phụ để nhận biết pha. Thiết bị hiển thị được cài đặt lại bằng cơ từ bên ngoài hộp.

Các rờle sẽ được cung cấp với tối thiểu 2 bộ tiếp điểm độc lập riêng lẻ.

Các rờle yêu cầu hoạt động với bộ trễ không phải là loại giảm xốc.

Tiếp điểm rờle phải bằng bạc, bạch kim hay các loại vật liệu được chấp thuận khác và có khả năng đóng mở lặp đi lặp lại mà không bị hư hỏng.

Các rờle có thể mở và đóng dòng điện tối đa có thể có trong mạch mà chúng điều khiển. Các rờle không bị ảnh hưởng bởi độ rung hay nhiễu từ trường.

Cài đặt thông số rơle được thực hiện trên công trường khi thử nghiệm đầu tiên theo sự tư vấn của công ty điện lực địa phương.

Thiết bị hiển thị

Các thiết bị hiển thị và biến dòng sẽ được cung cấp và lắp đặt khi có yêu cầu và được kết hợp trong tủ điện chính.

Thiết bị đo ampe phải là loại “M” và “Q” EQ144R hay kim bằng sắt tương tự. Vạch chỉ thị bằng 2 dòng điện định mức.

Thiết bị đo ampe tối đa là loại “M” và “Q” EQ144 hay tương tự và kết hợp trong một thiết bị, 2 kim riêng biệt. Một cho số ghi trên mặt đồng hồ đo ampe (rms) cực đại (thời gian cài đặt 15 phút) với một nút bấm cài đặt lại bên ngoài và chuyển động bằng lưỡng kim. Kim chỉ thị bằng sắt khác đo ampe với thang đo riêng biệt đo ampe (rms).

Vôn kế được chia từ 0-500V với nền của thang đo màu đỏ từ 0-400V, xanh từ 400-440V, đỏ trên 440V.

Các thiết bị chỉ các trị số tức thời là loại có mặt hình vuông với thang đo 1/4 (dài 140mm). Tỷ số biến dòng phải chỉ rõ.

Công tắc chuyển mạch (đo ampe và vôn kế) phải được lắp đặt theo yêu cầu.

Điện kế đo kWh hoàn toàn tuân theo tiêu chuẩn AS1284 hay IEC. Các điện kế phải là loại gắn mặt phẳng có mặt kính màu đen và chỉ thị loại kỹ thuật số.

Biến dòng

Biến dòng tuân theo yêu cầu AS1675 hay IEC 6044 và trừ khi có sự xác định khác, phải có độ chính xác loại 2.0 dạng xuyến hay thanh. Biến dòng, với định mức thứ cấp 5A, cung cấp công suất định mức đầu ra là 15VA với điện trở 0.6ohm. Tỷ số này được thể hiện trên sơ đồ đơn tuyến.

Các biến dòng được giữ chặn bằng kẹp, được đặt hợp lý để các đầu nối có thể tiếp cận được. Các thanh cái được sắp xếp sao cho biến dòng có thể được tháo ra và thay thế dễ dàng. Cầu chì điện áp và liên kết biến dòng phải được cung cấp và đặt ở ngăn tủ phía trước.

Cuộn thứ cấp của mỗi bộ biến dòng sẽ được tiếp đất qua điểm nối tại chỉ một điểm. Cực của cuộn dây sẽ được đánh dấu bằng ký hiệu được chấp thuận.

Cầu chì

Các cầu chì phải tuân theo tiêu chuẩn IEC 269, loại Q1 và ASTA cho loại 550V AC 80. Lưu ý không chấp thuận các loại R và Q2. Mỗi cầu chì phải ghi dòng điện định mức.

Ngắt bảo vệ loại MCB VÀ MCCB

MCB và MCCB do nhà sản xuất được chấp thuận và có cấu tạo và công suất định mức theo tiêu chuẩn AS 3111 hay IEC 60898 hay IEC 947-2.

Chúng phải có bộ bảo vệ quá tải từ tức thì và bảo vệ nhiệt thời gian nghịch kết hợp, cơ cấu hoạt động tự do đóng ngắt nhanh và cần gạt có 3 vị trí “ON”, “OFF” và “TRIP” ở giữa.

CB định mức trên 150 amp phải có bộ bảo vệ có thể thay thế được và được nối sao cho các tiếp điểm cố định được nối vào nguồn điện và tiếp điểm động nối với phụ tải.

Khi dòng điện ngắt mạch vượt quá dòng ngắt mạch của CB tương ứng, cầu chì HRC phải được sử dụng để bảo vệ dự phòng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Dán nhãn

Tất cả các thiết bị đóng ngắt và bộ điều khiển đều được dán nhãn theo yêu cầu của Công ty Điện lực địa phương và theo quy phạm kỹ thuật này.

Trừ khi có yêu cầu khác, tất cả các nhãn phải được khắc chữ đen trên nền trắng. Kích cỡ chữ và từ ngữ của nhãn phải được phê duyệt. Danh mục dán nhãn phải đệ trình trước khi sản xuất.

Tủ điện phải có nhãn chính ở vị trí nổi bật.

Các nhãn phải được gắn chắc chắn với các đinh vít bằng đồng hay thép không rỉ. Các nhãn phải được gắn chặt nhưng chúng vẫn có thể dễ dàng thay thế.

Các nhãn phải xác định số thứ tự mạch điện và chức năng của thiết bị.

Ngoại trừ các nhãn được xác định dưới đây, thường các nhãn chỉ được gắn vào các tấm panel có thể tháo rời hay cửa loại không thay thế cơ học thông thường được. Các nhãn sẽ được gắn trước và sau ngăn tủ và tấm panel.

Các nhãn được khắc chữ trắng trên nền đỏ với độ cao của chữ là 12mm và phải có các chữ sau đây gắn chặt vào các nắp hay tấm panel mở vào buồng thanh cái.

“NGUY HIỂM ! THANH CÁI CÓ ĐIỆN BÊN TRONG”

Các dải đầu nối cuối phải được dán nhãn để xác định số mạch, pha đấu nối, số đầu nối và chức năng – như điều khiển, hiển thị, bảo vệ, v.v

Rờle điều khiển, bộ định giờ, cầu chì và các bộ phận khác của bộ chuyển mạch được đặt trong cùng 1 ngăn tủ phải được dán nhãn rõ ràng để xác định số thứ tự mạch điện, chức năng và dòng điện định mức.

Các thông tin khác gồm kích thước/ loại dây cáp, dòng ngắn mạch, định mức cầu chì, dòng định mức CB phải được cung cấp trên mỗi công tắc/ bộ cách ly.

Rờle phụ

Các rờle phụ phải tuân theo các yêu cầu của AS 1431 và khi có thể, phải là loại phích cắm và có tiếp điểm bằng bạc với chức năng tự làm sạch vốn có.

Rờle phụ đóng ở điện áp bằng 80% điện áp danh nghĩa và giữ ở điện áp bằng 65% điện áp danh nghĩa.

Các rờle phụ có tối thiểu 6 tiếp điểm có dòng định mức tối thiểu 5amp cho 1 tải cảm ứng. Tuy nhiên, các tiếp điểm có khả năng mang và ngắt dòng điện xung và dòng làm việc của mạch điện nó đóng mở mà không bị hư hỏng. Việc sắp xếp tiếp điểm phải có thể chuyển đổi dễ dàng.

Rờle thời gian và bộ định giờ

Nếu có sử dụng loại rơle thời gian phải là loại phích cắm và cùng nhà sản xuất với rờle phụ. Rơle thời gian phải hoạt động dưới cùng điều kiện với rờle phụ và có các tiếp điểm có dòng điện định mức tối thiểu 5amp cho phụ tải cảm ứng. Rơle thời gian không bị giảm độ chính xác theo thời gian.

Đồng hồ

Đồng hồ là loại 365 ngày 24 giờ cài đặt bằng điện tử với tối thiểu bốn công tắc dữ liệu ra được điều khiển độc lập.

Công tắc điều khiển

Công tắc điều khiển là loại xoay thích hợp gắn tủ điện và có thể khóa được ở những vị trí được nêu chi tiết trong các bản vẽ.

Công tắc điều khiển là loại ngắt kép và dòng định mức tối thiểu 10amp cảm ứng. Việc sắp xếp tiếp điểm thích hợp với việc vận hành công tắc.

Nút nhấn

Các nút nhấn loại kín dầu, công suất lớn trừ khi có chỉ dẫn khác, và dòng điện định mức tối thiểu 5amp cảm ứng. Nút nhấn gồm nút kích hoạt được lắp vào tiếp điểm có thể thay thế được với đủ các cực để thích hợp với việc sử dụng.

Mã màu sẽ là:

+ “Đóng” hay “mở” – Màu xanh lá.

+ “Mở” hay “ngắt” – Màu đỏ.

+ “Cài đặt lại” – Màu đen.

+ Gờ của nút nhấn là màu đen.

Đèn hiển thị

Đèn hiển thị là loại kính mặt lồi hay thấu kính bằng nhựa được dùng cho đèn MES, SES hay SBC, 6W. Hiển thị rõ ràng có thể thấy được từ các bên hay phía trước ở khoảng cách 15m trong phòng được chiếu sáng bình thường. Đèn hiển thị có gờ màu đen.

Thân của các đèn hiển thị được thông gió để đảm bảo việc toả nhiệt hiệu quả. Nối với các đèn bằng đinh vít hay các kẹp nối, không chấp nhận các điểm cuối hàn.

Mã màu sẽ là:

+ Ngắt điện – xanh.

+ Đóng điện – đỏ.

+ Điều kiện bất thường – vàng (hổ phách).

+ Chức năng khác – xanh hoặc trắng.

Biến thế điều khiển

Biến thế mạch điều khiển tuân theo những yêu cầu của BS 3535, phần D hay IEC 61558 đối với máy biến thế loại 1, không chống ngắn mạch. Máy biến thế điều khiển được cung cấp với một vách ngăn kim loại giữa các cuộn sơ và thứ cấp. Một bên của cuộn thứ cấp và vách ngăn kim loại được tiếp đất.

Tủ cầu chì dự phòng

Cung cấp tủ cầu chì dự trữ cho và là một phần của tủ điện. Tủ cầu chì có giá đỡ hay kẹp chứa 10% số cầu chì hay 3 cái cầu chì theo từng loại có sử dụng trong tủ điện, chọn số nào lớn hơn.

  • TỦ PHÂN PHỐI ĐIỆN NHÁNH (TẦNG)
  • Tổng quát

Cung cấp và lắp đặt các tủ phân phối được  thể hiện trong sơ đồ đơn tuyến và kết hợp với chương này của quy phạm kỹ thuật.

Tủ phân phối gắn nổi hay âm theo hướng dẫn trong bản vẽ và là loại kín hoàn toàn “phía trước cố định” để sử dụng trong nhà, có cấu trúc chống bụi, có cửa để che các thiết bị ngắt mạch, cầu chì, công tắc cách ly trên mặt, nút nhấn và công tắc điều khiển. Tủ phân phối có các ngăn mở rộng đến sàn và trần như một ống dẫn cho các dây cáp vào và ra.

Các tủ phân phối được làm bằng thép tối thiểu 1.6mm sử dụng các sống dập và/ hay sắt góc khi cần thiết để làm cứng và các mối nối được hàn nối liên tục.

Các tủ phân phối này đều có cửa. Chúng được gắn vào bản lề bằng kim loại màu, có chốt và khóa. Các cửa này có miếng đệm cao su xốp để chống bụi. Các miếng đệm này được đặt trong phần rãnh kim loại hàn điểm vào cửa để không cho miếng đệm dịch chuyển.

Tủ phân phối có thể chịu được tác động nhiệt và từ gây ra do sự cố phù hợp với định mức sự cố trên tủ điện chính.

Không chấp nhận tủ phân phối kiểu thanh trượt theo tiêu chuẩn DIN trừ khi có sự đồng ý của nhà tư vấn.

Các thanh cái chính cho tủ phân phối sử dụng cầu chì và tủ phân phối MCCB phải là các thanh bằng đồng có cạnh bo tròn với kích thước thích hợp đối với yêu cầu dòng điện tối đa cho tủ phân phối nhưng không nhỏ hơn 12mm x 3mm  hay tiết diện tương tự. Ở những điểm tiết diện thanh cái bị giảm do có các lỗ khoan gắn đầu cáp, thì đầu cáp phải được hàn hoặc gắn chặt để duy trì được khả năng dẫn điện của thanh cái. Thanh trung tính có dòng định mức bằng 100% dòng định mức thanh pha.

Cầu chì được nối với nguồn điện bằng thanh đồng mà nó có các lưỡi gà bằng đồng hay đồng thau, đường kính tối thiểu là 3mm được hàn cứng vào thanh cái.

MCCB được nối với nguồn điện bằng thanh đồng có kích thước tối thiểu 12mm x 1.6mm. Tai nối dây được hàn cứng hay đóng đinh tán vào thanh chính.

Toàn bộ thanh cái gồm các lưỡi gà và tai nối được bọc cách điện bằng ống lót Nylex 660V hay nhựa cứng tương tự có màu phù hợp với pha tương ứng.

Cung cấp các thanh trung tính và thanh nối đất trong tủ phân phối chứa số mạch điện càng nhiều càng tốt để sử dụng trong hiện tại cũng như trong tương lai. Thanh cái có tiết diện chữ nhật hoặc vuông bằng đồng hay đồng thau. Cung cấp  các đầu cáp được duyệt với các thanh cái bằng bulông sáu cạnh bằng đồng và lông đền khoá cho các dây cáp vào và ra có kích thước 6mm2 hay lớn hơn. Cung cấp các lỗ hình trụ để tiếp nối các dây cáp nhỏ hơn và cung cấp hai đinh vít không đầu bằng đồng thau cho một lỗ để giữ dây dẫn.

Bộ ngắt điện hay bộ cách ly chính trong tủ phân phối được gắn vào trung tâm của phần trên hay dưới tủ điện. Phải có chỗ dự phòng cho công tắc thời gian và/ hoặc khởi động từ sử dụng trong tương lai cho tủ phân phối cầu chì hay MCB.

Tủ phân phối loại CB

CB được gắn vào đầu nối thanh cái bằng cách bóc lớp PVC hay nhựa 1 đoạn cần thiết để nối với CB. Đầu nối CB dự phòng vẫn còn lớp phủ PVC.

Vỏ tủ phân phối phải có cửa tủ gắn bản lề vào tủ chính. Cửa tủ phải làm cứng vững bằng cách gia cố góc nếu cần. Các cạnh được mài sắt gấp mép hay hàn vào một khung góc. Cửa tủ có các cạnh cắt bằng máy để cạnh gọn gàng hơn, được vát mép sao cho không bị sờm hay góc quá sắc.

Cung cấp ngắt điện cho cần gạt CB và cửa tủ được gắn chắc chắn vào tủ bởi đinh vít mạ crôm hay kẹp lò xo thích hợp.

CB được gắn vào tấm đế lắp ghép để việc tháo gỡ CB không ảnh hưởng đến các CB khác.

Cung cấp chỗ trống cho các CB lắp đặt sau này theo hướng dẫn trên bản vẽ ở mỗi ngăn tủ và trong tủ điện phải có các chốt cần thiết lắp CB và các điểm nối thanh cái để tạo dễ dàng cho việc gắn CB sau này mà không ảnh hưởng đến những thiết bị đã được lắp đặt. Lỗ cắt cho cần gạt CB dự phòng phải có các tấm đậy mà có thể tháo dỡ dễ dàng khi gắn CB mới.

Toàn bộ tủ điện được sắp xếp sao cho các dây dẫn có thể chạm vào khi mở nắp tủ phải được cách điện hoàn toàn. Các điểm nối đến thanh cái hay bộ chuyển mạch được bao bọc hay sử dụng tấm đậy có thể tháo ra được. Thanh, thiết bị ngắt mạch, thanh tiếp đất và thanh trung tính được gắn sau nắp tủ.

CB phải là loại đúc theo tiêu chuẩn AS 3111 hay IEC 60947 có cùng kiểu và nhà sản xuất, nối chính xác vào nguồn điện và phụ tải. Kích thước CB cho phép loại cực đơn có thể thay thế được với loại đa cực.

CB có bộ bảo vệ quá từ tức thì và bảo vệ nhiệt thời gian nghịch kết hợp, cơ cấu hoạt động tự do đóng ngắt nhanh và cần gạt có 3 vị trí “ON”, “OFF” và “TRIP” ở giữa.

CB định mức trên 150 amp phải có bộ bảo vệ có thể thay thế được và được nối sao cho các tiếp điểm cố định được nối vào nguồn điện và tiếp điểm động nối với phụ tải.

Khi dòng điện ngắn mạch vượt quá dòng ngắt mạch của CB tương ứng, cầu chì HRC phải được sử dụng để bảo vệ dự phòng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Dán nhãn cho tủ phân phối

Các thiết bị đóng ngắt và thiết bị điều khiển đều được dán nhãn theo yêu cầu của Công ty Điện lực địa phương và theo quy phạm kỹ thuật này.

Cung cấp và gắn thêm vào cửa hay nắp tủ phân phối của mỗi bản phân bố một nhãn hiệu bằng Traffolyte màu trắng có khắc chữ đen thể hiện chi tiết cung cấp, dịch vụ, v.v Đệ trình chi tiết bản khắc để phê duyệt.

Các nhãn phải được gắn bằng vít bằng đồng thau hay thép không gỉ được chấp thuận. Các nhãn phải được gắn chắc chắn nhưng chúng có thể được thay thế dễ dàng.

Cung cấp một bản danh sách mạch điện và gắn sau kính. Thể hiện tải trọng và dòng định mức CB, kích thước ống luồn dây dẫn và dây cáp. Mỗi CB phải được nhận biết bằng nhãn hiệu xác định mạch điện.

Sơn và hoàn thiện

Trước khi xuất xưởng, toàn bộ những hạng mục kim loại của thiết bị lộ ra ngoài được xác định theo điều khoản dưới đây phải được sơn bằng sơn của nhà sản xuất, thành phần và màu được phê duyệt.

Các hạng mục bằng thép phải mới và không bị gỉ sét. Sau khi tẩy nhờn, phủ một lớp sơn lót axit theo sau bằng một lớp phủ tương thích và hai lớp men tổng hợp. Các lớp phủ phải được hấp trong lò theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

Màu hoàn thiện của các bề mặt trong và ngoài phải giống nhau và theo qui định trong quy phạm kỹ thuật này. Các tấm bản thiết bị phải màu trắng bóng.

Bất kỳ khuyết điểm nào xảy ra trong thời gian bảo trì sẽ phải được làm mới. Ngoài ra, những hư hại xảy ra trong quá trình vận chuyển hay lắp đặt phải được làm mới theo tiêu chuẩn như tiêu chuẩn ban đầu của thiết bị của nhà sản xuất.

Lớp sơn sửa chữa phải giống với lớp sơn ban đầu, sử dụng lớp sơn lót, sơn phủ và hai lớp sơn. Nói chung, lớp hoàn thiện phải có bề ngoài đồng bộ. Không được có những đốm màu khác nhau khi sơn lại.

Bao bì bảo vệ cho tủ điện phài được cung cấp khi lắp đặt cho đến khi hoàn tất.

Bao bì bảo vệ phải được sự chấp thuận của nhà tư vấn và sẽ được tháo bỏ sau khi hoàn tất.

Rờle phụ

Các rờle phụ phải tuân theo các yêu cầu của AS 1431 và khi có thể phải là loại phích cắm và có tiếp điểm bằng bạc với chức năng tự làm sạch vốn có.

Rờle phụ đóng ở điện áp bằng 80% điện áp danh nghĩa và giữ ở điện áp bằng 65% điện áp danh nghĩa.

Các rờle phụ có tối thiểu 6 tiếp điểm có dòng định mức tối thiểu 5amp cho 1 tải cảm ứng. Tuy nhiên, các tiếp điểm có khả năng mang và ngắt dòng điện xung và dòng làm việc của mạch điện nó đóng mở mà không bị hư hỏng. Việc sắp xếp tiếp điểm phải có thể chuyển đổi dễ dàng.

Rờle thời gian và bộ định giờ

Nếu có sử dụng loại rơle thời gian phải là loại phích cắm và cùng nhà sản xuất với rờle phụ. Rơle thời gian phải hoạt động dưới cùng điều kiện với rờle phụ và có các tiếp điểm có dòng điện định mức tối thiểu 5amp cho phụ tải cảm ứng. Rơle thời gian không bị giảm độ chính xác theo thời gian.

Đồng hồ

Đồng hồ là loại 365 ngày 24 giờ cài đặt bằng điện tử với tối thiểu bốn công tắc dữ liệu ra được điều khiển độc lập.

 

 

 

 

  • LẮP ĐẶT CÁP NGẦM

Độ sâu của rãnh đào theo yêu cầu để đặt ống hay dây cáp theo yêu cầu của  điện lực địa phương. Bề mặt của các công trình đào phải bằng phẳng theo chiều ngang và thẳng đứng.

Việc lấp mương lại có thể bằng các vật tư đã đào lên nếu chúng vẫn còn tốt với kích thước tối đa 75mm. Sau khi làm lớp lót và đặt ống, mương được lấp lại. Việc lấp mương được thực hiện từng lớp dày 150mm và mỗi lớp được đầm chặt và nén cứng lại. Cuối cùng có một lớp đắp bằng với mặt đất xung quanh và các lớp đất thừa phải được di chuyển khỏi công trường.

Đường và lối đi phải được sửa chữa lại theo yêu cầu của nhà tư vấn. Phải sửa chữa mặt đường bêtông hay nhựa đường để được các nhà thầu có kinh nghiệm trong công việc này chấp thuận.

Ống luồn cáp chịu áp lực cao

Ở những nơi đường ống ngầm phải chạy ngang qua đường, lối đi, v.v chúng phải có đường kích đủ lớn thích hợp cho các dây cáp chính hay phụ và dễ dàng kéo dây. Các đường ống này sẽ được bảo vệ khỏi các hư hỏng cơ và chịu được tải trọng thông thường trong quá trình sử dụng bình thường.

Lắp đặt dây cáp

Thông báo nhà tư vấn chương trình kéo cáp để tư vấn có thể kiểm tra mương trước khi lắp đặt dây cáp và chứng kiến việc kéo cáp.

Mọi thay đổi cao độ hay hướng sẽ được thực hiện trong những đoạn dễ dàng, các phần uốn cong dây có một góc lượn không nhỏ hơn mười lăm lần đường kính tổng thể của dây cáp.

Nếu dây cáp được bẻ góc, phải dùng các trục lăn thích hợp để đảm bảo rằng dây cáp được uốn với một bán kính thích hợp.

Các trục lăn được đặt cách nhau không hơn 6m khi kéo nằm ngang để tránh lớp bọc bị hư hỏng do kéo lê trên mặt đất.

Khi kéo cáp, cáp sẽ được gắn vào dây kéo bằng lưới đệm thích hợp để tránh làm hư hỏng dây cáp.

Nếu dây cáp được kéo vào trong ống dẫn với nhiều hố kéo cáp khác nhau dọc theo chiều dài lộ trình, các trục lăn sẽ được cung cấp để hỗ trợ dây cáp tại từng hố.

Khi kéo dây cáp vào trong đường ống dài, bôi trơn dây cáp với chất mỡ hay dầu

Sau khi dây cáp được lắp đặt, chúng sẽ được lấp lại bằng một lớp cát dày 50mm, sau đó đậy lại bằng một tấm đệm bêtông theo yêu cầu của Công ty Điện lực địa phương.

Đánh dấu cáp bằng bảng cảnh báo hình vuông 200mm và mũi tên hướng dẫn. Tấm bản bằng thép mạ kẽm dày tối thiểu 6mm có dòng chữ “Nguy hiểm – cáp điện”. Tấm bảng có một lỗ cắm đường kính 25mm, sâu 75mm để cắm một lá cờ hiệu theo yêu cầu.

Mũi tên bằng thép mạ dài gần 150mm có dòng chữ  nổi “CÁP HẠ THẾ” để chỉ hướng đi của cáp.

Mũi tên được đặt trên bệ gần tấm bản chỉ dẫn hướng dây cáp đi. Các vật báo phải được đặt cách nhau không hơn 100mm dọc theo hướng đi và ở mỗi điểm thay đổi hướng và lối vào tòa nhà. Các biển cảnh báo phải được đặt trên bệ bê tông hình vuông 500mm và sâu 125mm được đặt trực tiếp trên nền đất trên dây cáp và nhô lên khỏi bề mặt gần 25mm. Nếu những vật báo được đặt ở lối đi, đường đi, v.v., chúng phải bằng với mặt đường.

Đế bê tông phải được đặt chính xác và phủ 1 lớp bê tông ướt “nổi lên trên” bề mặt cạnh vát của tấm chỉ dẫn.

Cung cấp các bệ bê tông, tấm bản và mũi tên và sơn các vật báo. Chữ được sơn màu đỏ trên nền trắng.

Nếu những dây cáp ngầm đi vào tòa nhà, cung cấp các biển báo dây cáp gắn lên tường. Chúng được làm bằng các tấm bản bằng kim loại hay nhựa, hình vuông gần 200mm, có khắc nổi chữ đỏ trên nền trắng. Các biển báo sẽ được gắn lên tường ngay trên điểm vào của dây cáp.

Hộp nối cáp

Các hộp nối cáp là loại hỗn hợp đúc Siemen hay Henley hay loại “Scotchcast” với nhựa epoxy hay được chỉ định khác, và có kích thước thích hợp cũng như điện áp định mức cho các dây cáp nối vào. Các điểm nối bằng nhựa epoxy không được dùng cho các điểm cuối bên ngoài nếu không có sự cho phép trước của nhà tư vấn.

Các hộp nối cáp phải có ống kẹp cáp bằng đồng thau và kẹp vỏ giáp có kích thước tương ứng thích hợp với dây cáp bọc chì, và các điểm nối được làm sạch và gắn chặt đáp ứng yêu cầu của nhà tư vấn. Không được sử dụng hỗn hợp mềm.

Ống nối dây dẫn phải được làm bằng nhôm hay đồng bọc cách điện, được bao bọc thích hợp ở những nơi cần thiết và có tiết diện hay dòng điện định mức tối thiểu bằng với cáp ngầm như được nêu trong các quy định. Hay là các ruột cáp có thể được lồng vào ống nối và hàn cứng, bên trong hộp nối, chiều dài tối đa của các ruột cáp riêng biệt này được xác định bởi nhà cung cấp và điều kiện lắp đặt.

Công tác nối và đấu nối phải được tiến hành bởi các nhà thầu có kinh nghiệm đối với loại cáp, hộp nối và điện thế làm việc. Những chỉ dẫn của nhà sản xuất luôn phải tuân theo.

Nêu rõ loại của mối nối hay hộp nối cáp trong hồ sơ dự thầu.

  • DÂY CÁP
  • Tổng quát

Các dây cáp được đưa đến công trường bằng cuộn hay trống còn nguyên dấu niêm. Các trống bị gãy hay dây cáp bị trầy xước sẽ bị bỏ và thay thế.

Dây cáp phải là loại dây đồng bện. Không chấp nhận các dây cáp cứng.

Dây cáp phải tuân theo những tiêu chuẩn sau:

Cáp trong công trình và PVC/ PVC                       TCVN 5935-1995 / IEC 502

Dây dẫn trong dây cáp và dây mềm                      TCVN 2103-1994.

Dây cáp MIMS

  • Dây cáp

Dây cáp là loại 1000V cách điện khoáng vô cơ, bọc kim loại, dây dẫn bằng đồng được sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN 6612-2000/IEC228

  • Lắp đặt chung

Các vấn đề về lắp đặt dây cáp MIMS và đấu nối đều phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Các dây cáp không được cắt và để không bọc đầu trong khi lắp đặt. Dây cáp phải được tạm thời bọc kín ngay khi cắt trước khi lắp đặt. Phải rút hết mọi độ ẩm trong dây cáp trước khi bọc kín cuối cùng.

Các cơ cấu giữ cáp phải là các đai đỡ hay kẹp bằng đồng hay đồng thau được bắt bằng các vít đồng hay mạ catmi. Kẹp hay  đai đỡ phải đặt trong phạm vi 150mm từ các phụ kiện hay co uốn và không quá 600mm chỗ khác. Một đai đỡ không được gắn hơn 4 dây cáp.

Góc lượn tối thiểu của dây cáp là 6 lần kích thước đường kính tổng thể của dây cáp đối với cáp có tiết diện bằng và nhỏ hơn 240mm2, 12 lần kích thước đối với cáp 300mm2 và 400mm2

Nếu các dây cáp chạy song song với nhau, chúng phải được sắp đặt có hệ thống mà không bị võng hay biến dạng. Cần phải lưu ý tránh làm bẹp hay ấn lõm vỏ bọc ngoài của dây cáp.

Nếu có yêu cầu, dây cáp phải có vỏ bọc PVC.

Các dây cáp MIMS chạy trong ống dẫn dưới đất  phải có vỏ bảo vệ.

Nếu các dây cáp chạy qua các lỗ trong kết cấu kim loại, các lỗ đó phải được lót để tránh làm hư hỏng lớp bọc ngoài.

Dây cáp không được chôn trực tiếp xuống dưới đất, trong vữa, bê tông hay các vật tư  tương tự. Nếu cần phải lắp đặt trong đó, dây cáp phải luồn trong ống cáp, ống luồn cáp, ống dẫn thích hợp, kết hợp với đầu cáp lót để tránh làm hư hỏng lớp bọc ngoài của dây cáp.

  • Bảo vệ dây cáp

Dây cáp được bảo vệ cơ khí chiều cao tối thiểu 2400mm trên sàn nhà, kể cả khi cáp xuyên sàn trong các vị trí lộ ra ngoài và ở những nơi mà cáp có thể bị hư hỏng.

  • Đấu nối

Đầu cáp phải là loại chụp kín được chấp thuận và cung cấp bởi nhà sản xuất. Không chấp nhận các đầu cáp kiểu co thay vì kiểu chụp kín.

Các dây cáp vào tủ điện v.v sẽ được gắn chặt và tiếp đất sử dụng các chụp giữ cáp gắn vào giá đỡ tiếp đất bằng đồng hay sử dụng chụp đầu cáp và thanh tiếp đất

Các mối nối riêng lẻ đến các hộp nối dây của thiết bị được thực hiện bằng đầu cáp hình nón được chấp thuận.

Đầu cáp được lót bằng lớp cách điện PVC hay neoprene được phủ với lớp lót PVC với màu của dây trung tính, dây pha thích hợp.

Một đoạn thẳng của cáp phải chừa ra  gần chụp giữ cáp để có thể kéo chụp giữ cáp ra dễ dàng.

Tấm đệm phủ PVC quấn quanh cáp PVC gắn vào mũ chụp cáp.

Các điểm đấu nối ở động cơ hay các thiết bị khác có độ rung sẽ được tiến hành trong hộp nối gần động cơ và điểm nối cuối cùng được thực hiện hiện trong hộp dây cáp được đặt trong ống PVC mềm. Trong trường hợp đặt biệt yêu cầu đầu nối ở hộp đấu nối, phải tạo ra một vòng cáp trong mỗi dây dẫn.

Các đầu nối, nối rẽ T, điểm nối, v.v trong khu vực nguy hiểm phải là loại chống cháy được Công ty Điện lực địa phương chấp thuận và được nhà sản xuất cung cấp.

  • Nối vỏ giáp bảo vệ

Vỏ bọc giáp của tuyến cáp ba pha, lõi đơn chạy dài sẽ được liên kết một cách chắc chắn ở điều đầu và điểm cuối của tuyến cáp và ở các điểm giữa với cách khoảng không quá 30m.

Cáp bọc giáp

Dây cáp bọc giáp PVC là loại 0.6/1kV gồm các dây dẫn đồng bện tròn, mỗi dây được cách điện thích hợp với loại PVC chất lượng cao. Lõi dẫn điện cách điện và dây dẫn tiếp đất liên tục được đặt cùng với nhau và quấn lại bằng dải băng PVC chất lượng cao, khe hở giữa các lớp được lấp đầy bằng các lớp chỉ không hút ẩm.

Sau đó thêm một vỏ bọc PVC được bao quanh bởi một lớp dây thép mạ kẽm đơn và được bao bọc toàn bộ với PVC chịu tải nặng, chất lượng cao và chống ẩm.

Dây cáp bọc giáp PVC phải theo tiêu chuẩn TCVN 5935-1995 / IEC 502 và những yêu cầu đặc biệt khác được chỉ định.

Đầu dây cáp  bọc giáp PVC phải được kẹp bằng kẹp giáp bằng đồng thau chắc chắn, giữ và neo giáp sắt. Kẹp giữ cáp gắn chắc chắn vào thanh đỡ cáp trong tủ điện.

Nếu những dây cáp này được lắp đặt bên trong tòa nhà, trừ khi có sự xác định khác hay thể hiện trên bản vẽ, chúng phải được gắn vào tường, trần, dầm và cột bởi những giá đỡ chịu tải nặng, chuyên dùng, hay vòng kẹp hay vis gỗ đồng thau gắn cách nhau không quá 450mm hay đi trong máng hay theo phương pháp chấp thuận.

Không cho phép bất cứ điểm nối dưới đất hay giữa đường của dây cáp bọc giáp PVC. Trừ khi có sự xác định khác, các điểm nối chỉ được phép ở các đầu cuối của tuyến cáp và các điểm cuối tại bộ chuyển mạch hoặc thiết bị.

Cáp bọc giáp PVC chạy dọc theo chiều đứng được gắn chặt bằng vòng kẹp vào máng cáp có đục lỗ hay trực tiếp vào tường bằng các vòng kẹp như thể hiện trong bản vẽ.

Kích thước cáp

Kích thước tối thiểu của cáp như sau:

AC DC
1 Mạch chiếu sáng 2.5 mm2 2.5 mm2
2 Mạch điện động lực 2.5 mm2
3 Dây dẫn tiếp đất – trần 2.5 mm2
4 Dây dẫn tiếp đất – bọc PVC với các dây dẫn khác 1.5 mm2
5 Động cơ 150% dòng điện tải đầy đủ của động cơ kích thước tối thiểu 2.5mm2

Nhìn chung, các dây cáp có kích thước thích hợp để tải dòng điện trong mạch điện mà không làm giảm điện áp quá mức.

Mã màu của dây cáp

Trừ khi có sự xác định khác, các vỏ bọc bảo vệ dây cáp đều có mã màu như sau:

Mạch phụ chiếu sáng     –           vỏ trắng

Mạch phụ điện động lực-          vỏ đen

Mạch báo cháy               –           vỏ đỏ

Trừ khi có sự xác định khác, các phần cách điện dây cáp như sau:

Hoạt động                                    –           đỏ, trắng, xanh

Trung tính                                    –           đen

Tiếp đất                                        –           vàng với dải xanh lá

Dây công tắc                               –           trắng

Lưu ý: Dây mềm có thể khác với các tiêu chuẩn.

Kéo cáp mạch điện phụ

Những hình thức dây sau được sử dụng:

Cáp cách điện PVC và có vỏ bọc PVC đi trong tường trang trí, trần giả và những nơi khác mà hệ thống dây có thể đi chìm nhưng có thể tiếp cận được.

Cáp cách điện PVC trong ống PVC đối với hệ thống dây lộ ra ngoài, trong tường gạch có hốc và ống dẫn lắp đặt trong tường bê tông và sàn mái.

Cáp cách điện PVC (và có vỏ bọc nếu cần) trong ống PVC đi âm trong tường trát vữa hay những cáp xuống công tắc hoặc ổ cắm điện hay trong máng cáp cho hệ thống chiếu sáng.

Hệ thống dây sẽ được đi chìm, trừ khi có qui định khác. Hệ thống cáp phải đi vòng (loop) trong mạch điện

 

  • THIẾT BỊ CHIẾU SÁNG
  • Tổng quát

Việc sản xuất, vận chuyển và lắp đặt các thiết bị chiếu sáng phải theo  bản danh sách đèn và như đã xác định.

Treo từng thiết bị một cách chắc chắn. Mỗi  đèn huỳnh quang sẽ được gắn an toàn tại hai điểm, riêng biệt theo chiều dọc, cách khoảng tối thiểu bằng nửa chiều dài thiết bị, vào cấu trúc xây dựng, cơ cấu treo trần hoặc khung trần.

Phải tính đến dây cáp cách điện bằng sợi thủy tinh cho thiết bị chiếu sáng như yêu cầu của quy tắc đi dây hay có thể theo sự chỉ dẫn của nhà tư vấn hoặc theo ghi chú trong bản vẽ. Lắp đặt các công tắc ở gần các cửa, ở phía khóa cửa. Kiểm tra độ mở của cửa trước khi đi dây. Kiểm tra các thiết bị chiếu sáng trước khi lắp đặt và phải tính đến việc sửa chữa theo điều kiện bảo hành hoặc nếu không, phải sửa chữa liền hoặc trong thời gian bảo hành.

Các đinh vít, giá móc, ổ cắm, giá đỡ v.v cần cho việc lắp đặt các thiết bị chiếu sáng sẽ được cung cấp như là một phần của công trình dù có xác định hay không. Các phụ tùng được chấp thuận sẽ được gắn ở những nơi theo yêu cầu để các đèn được lắp ngay ngắn đúng cao độ và không cong vênh.

Đèn gắn nổi vào trần nổi khung T bằng hai thanh gỗ có kích thước 50x25mm đỡ vuông góc với thiết bị. Các thanh gỗ đặt tại 2 đầu của thiết bị trên trần. Gắn đinh vít vào đèn qua tấm trần vào thanh gỗ.

Thiết bị chiếu sáng không có khe hở.

Các gờ mép của thiết bị chiếu sáng được thiết kế vững chắc và không bị vênh và tiếp xúc đều với trần nhà. Các gờ mép phải có cấu tạo một tấm.

Các bộ phận cấu tạo bằng thép sẽ được phủ lớp cadmi hay bằng thép mạ kẽm và sơn hoàn thiện.

Các bộ phận cấu tạo bằng nhôm được sơn hay ở những nơi quy định không sơn, các phần sẽ được tẩy rửa và anốt hóa được phê chuẩn.

Các đinh vít, đai ốc, bulông, kẹp, lông đền và những cơ cấu tương tự sẽ được mạ catmi hay các vật tư kim loại không ăn mòn khác.

Đèn cũng được đỡ thích hợp để đảm bảo rằng không bị bể do rung động hay bị sốc.

Các thiết bị chiếu sáng được lắp chìm sẽ được cung cấp đầy đủ với cáp PVC tiêu chuẩn 1 x 3 lõi 2.5mm2 dài 1500mm và hộp nối, trừ khi có sự xác định khác.

Trừ khi có sự chỉ định khác, các thiết bị chiếu sáng sẽ được làm bằng tôn mạ kẽm dày tối thiểu 1.0mm. Độ dày lớp mạ phải thích hợp theo yêu cầu sử dụng. Các tấm tôn có bề mặt không có khuyết tật, bị trầy xước và các khuyết điểm khác.

Các thiết bị chiếu sáng phải hoàn toàn vuông vức, cứng cáp, không bị biến dạng với các phụ tùng và hoàn toàn thích hợp cho việc lắp vào những vị trí đã được chỉ định.

Các thiết bị bên ngoài nhà phải được làm bằng nhôm, thép không gỉ hay những vật tư không bị ăn mòn khác được phê duyệt.

Tụ điện

Tụ điện hệ số công suất là loại được hàn kín theo tiêu chuẩn AS1013, BS1650, BS2818 và BS4017. Các tụ điện là để điều chỉnh hệ số công suất của các thiết bị chiếu sáng không thấp hơn 0.8, 2 giờ sau khi thiết bị hoạt động liên tục trong điều kiện làm việc bình thường với đèn có đường kính 26mm. Các đầu nối nhanh loại che hoàn toàn cũng sẽ được lắp đặt.

Khi thiết bị nhiều đèn được thiết kế cho hoạt động với một đèn, thì từng chiếc đèn và từng ba-lát phải có hệ số công suất đúng và độc lập.

Đui đèn

 

  • Huỳnh quang

Các thiết bị chiếu sáng sẽ được trang bị với đui đèn thích hợp với chúng và công suất của chúng cũng như loại đui đèn là loại gắn chặt vào đế kim loại giữ ở một góc 900 so với đường trọng tâm của đèn. Đui đèn loại tombsonte chỉ rõ và tiếp điểm của đui đèn sẽ tiếp xúc với chân đèn khi đèn ở đúng vị trí. Đèn có thể được gắn kể cả thẳng đứng hay nằm ngang.

Đui đèn có một hộp đúc bằng nhựa chống va đập  và chống phóng điện.

Đui đèn gồm tiếp điểm dạng dao nối kép và  giá đỡ chân đèn chính giữa.

Đầu nối loại nối vít hay loại đẩy nhanh vào chỗ nối.

  • Đèn bóng sợi nung

Đui đèn loại vặn xoắn, chống xoay đuôi đèn khi thay đèn.

Đui đèn là loại tráng men sứ. Các loại đui đèn khác chỉ được sử dụng sau khi được sự chấp thuận bằng văn bản và chỉ khi không thể mua được đui sứ.

  • Đèn lưỡng sắc điện áp cực thấp

Đui đèn có đế sứ nhiệt độ cao có hai chân đèn và có chỉ rõ số watt yêu cầu của bóng đèn. Dây dẫn cách điện bằng sợi thủy tinh chịu nhiệt độ cao nối đế với đầu nối được đặt xa bên ngoài các các thành phần có nhiệt độ cao.

Công tắc khởi động

Các công tắc khởi động theo tiêu chuẩn IEC 155 (bao gồm Amdt.1) và Phần bổ sung A và BS3772

Bộ khởi động được trang bị với tụ điện chống nhiễu sóng radio và vỏ được làm bằng vật liệu không cháy.

Bộ khởi động được gắn sao cho chúng có thể được tiếp cận sau khi tháo lắp chụp đèn và nếu cần tháo đèn.

Đầu nối dùng loại bắt vít hay loại đẩy nhanh.

Đầu nối dây

Đầu nối dây được gắn gần điểm vào cáp cấp nguồn, sử dụng loại đôminô có thể tháo ráp được hay đế cách điện.

Mỗi đầu nối dây có 1 đầu nối dự phòng để đấu loop, được cách điện.

Một cầu chì 5 amp gắn với đầu nối dây phải được gắn với từng thiết bị chiếu sáng không có trong danh mục.

Bắt vít tiếp đất

Đinh vít tiếp đất bằng đồng nổi gồm đai ốc khóa đồng và hai lông đền đồng được đặt gần đầu nối dây. Đầu nối tiếp đất phải được chỉ rõ ràng.

Hệ thống dây

Dây đi bên trong là một dây đơn, 105oC 250V loại 0.75m2 dây cáp cách điện PVC bằng đồng

Hệ thống dây được bó gọn gàng và được giữ bằng kẹp và cột dây bảo đảm luôn cách xa các bộ phận tỏa nhiệt.

Nếu thiết bị được thiết kế cho những khu vực hoạt động có nhiệt độ cao, sử dụng loại dây cáp chống nhiệt.

Lỗ cáp vào đèn được đặt và lót để giữ dây điện cách ly các bộ phận nóng. Kẹp dây cáp được lắp bên trong khung của đèn gần lỗ vào để có thể kẹp đến 3 dây vào.

Lắp đặt các cơ cấu

Các đui đèn, ba-lát, tụ điện, đầu nối dây, kẹp dây điện và các thành phần khác trong đèn sẽ được giữ chặt bằng đinh vít kim loại hay chốt và ốc.

Các cơ cấu và phụ kiện được gắn vào thiết bị chiếu sáng sao cho chúng có thể tháo ráp được từ thiết bị chiếu sáng mà không phải mở phần đầu của thiết bị chiếu sáng.

Ba-lát được gắn vào thân thiết bị chiếu sáng ở vị trí tốt nhất để thoát nhiệt tối đa bằng cách đối lưu, bức xạ và truyền nhiệt. Các phụ kiện và dây dẫn phải lắp riêng biệt khỏi các ngăn lắp bóng đèn của thiết bị chiếu sáng bằng các nắp đậy tháo được để tránh tiếp xúc bất ngờ với thiết bị trong khi đèn bật sáng.

Nếu thiết bị chiếu sáng có khay thiết bị, nó phải được bắt chặt bằng dây buộc hay bản lề sao cho nó có thể tháo ra được toàn bộ bộ điều khiển. Dây buộc và dây điện tiếp đất được gắn vào tất cả khay thiết bị.

Nếu lắp các thiết bị chiếu sáng loại mở trong khu vực nguy hiểm, các phụ kiện, đui đèn và dây điện phải được đặt trong ngăn phía trên để tránh khả năng rớt vật nóng xuống khi mà có bộ phận bị sự cố.

            Bộ  khuếch tán ánh sáng

Bộ khuếch tán ánh sáng là loại acrylic kết cấu cứng và có cạnh thẳng thắn và vuông vức. Không sử dụng bộ khuếch tán bằng polystyrene.

Bộ khuếch tán ánh sáng có cùng loại phải cùng màu. Các cánh khuếch tán phải có màu ổn định bền về mặt hóa học và ở những nơi sử dụng đèn huỳnh quang hay đèn nạp khí hay bộ khuếch tán ở ngoài trời thì phải ổn định đối với tia cực tím.

Về khía cạnh phục vụ, bộ khuếch tán không bị võng do tuổi thọ, nhiệt hay bức xạ độ võng không quá 1% khoảng cách không treo đỡ đèn phải chịu ứng suất võng. Không phần nào của bộ khuyếch tán phải chịu quá 750C khi hoạt động.

            Đèn bóng sợi nung

Thiết bị chiếu sáng bóng sợi nung phải có đầu cáp vào với vòng đệm hoặc lỗ có đệm và thiết bị kẹp dây cáp được phê duyệt hay lỗ vào cáp nguồn có đường kính tối thiểu 19mm.

Dây cáp đi bên trong là loại đơn bọc cách điện sợi thủy tinh, cáp bằng đồng 0.75mm2.

Phải có bề mặt để gắn đèn với hai lỗ để gắn trực tiếp lên trần. Không được gắn vào hộp nối.

Các đèn chìm hay nửa chìm có tối thiểu ba kẹp lò xo điều chỉnh được để lắp từ dưới trần. Ngoài ra, mỗi đèn có các lỗ chèn để bắt vít gắn vào khung trần.

Đèn treo, trên dây treo mềm phải cung cấp dây cáp mềm 1050C. Đèn treo bằng ti treo phải cung cấp dây cáp cách điện sợi thủy tinh.

Các đèn gắn chìm hay nửa chìm được lắp sao cho có thể làm mát thích hợp.

Đèn cao áp

Đèn và ba-lát kết hợp không được gắn trừ khi có sự chấp thuận.

Bộ điều khiển gắn bên trong đèn phải được tích hợp với bộ đèn trừ khi có sự hướng dẫn khác. Khi bộ điều khiển phải lắp xa đèn, thì khoảng cách tối thiểu giữa đèn và bộ điều khiển phải theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất và cáp sử dụng phải phù hợp.

Đệ trình một bức thư từ một đại diện được công nhận của nhà sản xuất bóng đèn để xác nhận rằng đèn và bộ điều khiển kết hợp với nhau đúng với catalogue của nhà sản xuất bóng đèn hay xác nhận có liên quan đến hiệu quả, độ trung thực, màu, dao động ánh sáng và tuổi thọ của đèn.

Đèn huỳnh quang

Các đèn phải được gắn hoàn chỉnh với bóng đèn, ba-lát có tổn hao thấp, đui đèn, tụ điện, chóa phản xạ, chụp khuyếch tán, khung, sườn, dây điện và thiết bị treo thích hợp với chiều dài và số lượng bóng đèn theo bản vẽ.

Chụp khuyếch tán nhựa được làm từ nhựa acrylic, như được nêu trong bản vẽ và truyền ánh sáng tương đương với 040 nhựa Perspex trừ khi có ghi chú khác. Tấm nhựa có bề mặt mờ để tránh phản chiếu bề mặt. Các chụp khuyếch tán và tấm thấu kính có độ dày tối thiểu 4mm.

Khung bọc tấm thấu kính phải có cấu tạo 1 mảnh. Khi tấm thấu kính được đề nghị sử dụng, nó phải có cấu tạo mối nối khe lồng vào nhau và tất cả mối nối được hàn hay có độ cứng cáp tương đương với bộ khuếch tán đúc liền và được tư vấn chấp thuận. Không chấp nhận chụp khuyếch tán nhựa cán ép trừ khi nó có đặc tính quang học tương tự như nhựa đúc.

Các kích thước của tấm thấu kính và bộ khuếch tán phải sao cho tránh được sự đổi chỗ do thiếu thận trọng khi lắp. Bọc chung quanh tấm thấu kính phải được kẹp chặt bằng kẹp lò xo hoặc chốt định vị và bắt bản lề ở một bên. Các kẹp lò xo hoặc chốt định vị này phải được tư vấn chấp thuận. Trừ khi có qui định khác, bộ đèn phải được cấu trúc để hoạt động trong nhiệt độ môi trường lên đến 250C.

Bóng đèn

Bóng đèn được cung cấp và lắp đặt cho các thiết bị chiếu sáng.

Đèn nung sáng sử dụng thông thường là 250V và có cấu tạo được gia cường chịu lực.

Trừ khi có sự xác định khác, đèn huỳnh quang thường có nhiệt độ màu 4000-4500 độ K và độ trung thực màu không thấp hơn 65. Nhiệt độ màu cho đèn huỳnh quang compact sẽ theo sự hướng dẫn của nhà tư vấn.

Thời gian bảo hành của đèn sợi nung là 3 tháng kể từ ngày hoàn tất công việc.

Đèn chiếu sáng khẩn cấp

Được nêu trong bản danh sách và bản vẽ. Thiết bị chiếu sáng khẩn cấp và đèn chỉ lối ra sẽ tuân theo yêu cầu của tiêu chuẩn EN 60598.

Các thiết bị chiếu sáng khẩn cấp và đèn chỉ lối ra phải trọn bộ với tất cả các thiết bị và bộ điều khiển cho chế độ hoạt động được nêu cụ thể trong bản vẽ và có thể hoạt động trong 2 giờ mà không cần nguồn điện chính theo tiêu chuẩn EN 60598. Pin có một nhiệt độ hoạt động định mức thích hợp với công suất yêu cầu để đảm bảo tuổi thọ.

Dây điện cho thiết bị khẩn cấp và đèn chỉ lối ra sẽ được lấy từ dây bên phía nguồn của công tắc điều khiển mạch chiếu sáng gần kề. Đèn chỉ lối ra được nối sao cho chúng có thể được duy trì thường xuyên.

Chiếu sáng bên ngoài

Cung cấp và lắp đặt các thiết bị bên ngoài như thể hiện trong bản vẽ với đèn chiếu sáng, chụp khuyếch tán, choá phản xạ, đui đèn, tụ điện, cầu chì và các phụ kiện.

Dây điện từ công tắc quang điện đến tủ điện khu vực tối thiểu là dây cáp PVC 2.5mm2 luồn trong ống.

Cung cấp một công tắc dự phòng đơn cực 15A cho mỗi tế bào quang điện để có thể vận hành bằng tay các mạch chiếu sáng để kiểm tra nếu cần.

Dây cáp chiếu sáng bên ngoài và dây cáp tiếp đất là dây cáp cách điện PVC tối thiểu 2 x 2.5mm2

  • HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CHIẾU SÁNG

Điều khiển bằng tay tắt/ mở cho hệ thống đèn trong khu vực điều khiển được cung cấp ở mọi thời điểm.

  • HỆ THỐNG CHỐNG SÉT
  • Tổng quát

Cung cấp một hệ thống chống sét tuân thủ nghiêm ngặt theo TCVN 9385: 2012 và/ hayNFC17-102 và/ hay AS1768-1991 và gồm:

  • Kim thu sét
  • Dây dẫn sét

Đế cột, khớp nối, giá đỡ, kẹp và mối nối

Liên kết thử nghiệm và bộ đếm sét

Mạng lưới tiếp đất

Kim thu sét

Kim thu sét bao gồm:

+ Đầu thu

+ Cột đỡ thép không gỉ

+ Bộ cảm biến hay thiết bị khởi động hay bộ kích hoạt áp điện

Dây thóat sét:

Dây thóat sét được nối với kim thu sét bằng bộ chuyển tiếp kim loại hay đầu nối và chạy dọc xuống cột nâng đến bố đếm sét và hộp kiểm tra tiếp đất.

Bệ dây dẫn xuống không thấp hơn 2m từ mặt đất và được bảo vệ bởi hộp thép mạ kẽm

Hệ thống tiếp đất

Hệ thống tiếp đất dạng ba cọc xếp hình tam giác hoặc như trong bản vẽ bao gồm:

Cọc tiếp đất bằng đồng mạ thép có chiều dài tối thiểu 2.4m, đường kính 16mm, sắp xếp theo dạng tam giác mỗi cạnh 3m hoặc như trong bản vẽ.

Dây đồng để nối giữa các cọc nối đất, và  cáp PVC dùng để nối giữa cọc nối đất và dây dẫn thoát sét.

Giá trị điện trở của hệ thống nối đất thoát sét phải nhỏ hơn hoặc bằng 10W

Hệ thống tiếp đất bảo vệ riêng biệt  theo tiêu chuẩn Quốc tế và Việt Nam.

Kiểm tra

Thực hiện kiểm tra theo tiêu chuẩn AS1768

Sau khi công việc hoàn tất và cuối thời gian bảo hành, đo điện trở đất của hệ thống hoàn chỉnh.

  • VẬT TƯ VÀ CHI TIẾT LẮP ĐẶT TỔNG THỂ
  • Vật tư

Cung cấp vật tư, phụ tùng gá lắp và máy móc được thiết kế và chế tạo thuộc loại hàng đầu, phù hợp với  tiêu chuẩn AS mới nhất liên quan, hoặc là khi không có tiêu chuẩn AS, thì phù hợp với những tiêu chuẩn BS mới nhất.

Mạng lưới

Sẽ cung cấp, lắp đặt dây điện và nối tất cả ổ cắm điện và đồ gá lắp như được chỉ định trên bản vẽ. Xem xét bản vẽ kiến trúc để phối hợp lắp đặt các thiết bị chiếu sáng cho phù hợp.

Cung cấp tất cả trang bị cố định, giá đỡ, v.v. cần thiết để lắp đặt các thiết bị. Mạch điện sẽ được sắp xếp để thích ứng với  các nhóm điều khiển chỉ định trên bản vẽ.

Tắt mở các mạch chiếu sáng sẽ được thực hiện như trên bản vẽ. Tất cả điểm chiếu sáng sẽ được nối dây qua đầu nối dây.

Cung cấp và lắp đặt, nối dây và kết nối tất cả ổ cắm điện và đồ điện nói chung theo chỉ định trên bản vẽ. Các ổ cắm sẽ được nối mạch như trên bản vẽ.

Công tắc đèn chiếu sáng

Công tắc đèn phải thuộc loại gắn phẳng mặt hay gắn nổi trên đế nhựa đúc được thiết kế phù hợp với việc lắp đặt riêng biệt.

Công tắc loại gắn nổi trên bề mặt loại chống va đập bằng nhựa sẽ được dùng tại phòng máy và những nơi tương tự.

Công tắc chịu được ảnh hưởng của thời tiết và những nơi dễ bị ẩm ướt hoặc đọng nước phải thuộc loại đúc cách điện hoàn toàn và chống va đập, với một nút nhấn hoặc xoay. Hộp sẽ được hàn kín chống nước hoặc độ ẩm thâm nhập.

Công tắc sẽ có cường độ danh định tối thiểu 10A và thiết kế cho mạch điện xoay chiều thích hợp để đóng cắt những tải cảm ứng.

Công tắc điều khiển các mạch trên cùng pha sẽ được tập hợp với nhau trong một hộp nhiều ngăn. Công tắc trên nhiều pha khác nhau sẽ không được đặt trong cùng hộp.

Công tắc đèn chiếu sáng được lắp đặt gần lối ra vào sẽ được lắp đặt về phía ổ khoá của cửa. Nếu không được qui định khác, tất cả công tắc sẽ là phẳng mặt lắp đặt trên tường, lắp đặt thẳng đứng trong một hộp đặt ngang hoặc dọc trên tường với tối đa 3 công tắc trong một hộp một ngăn hoặc 6 công tắc  trong một hộp 2 ngăn.

Ổ cắm điện

Ổ cắm điện phải thỏa các tiêu chuẩn sau:

– TCVN 2048-1993  : Ổ và phích cắm 1 pha.

– TCVN 6190-1999  : Ổ và phích cắm điện – Kiểu và kích thước.

– IEC 884/1                : Ổ cắm và phích cắm dùng trong gia đình.

– Tất cả ổ cắm điện đều phải lắp âm tường, âm sàn. Trừ những trường hợp đặc biệt được ghi trên bản vẽ, các ổ cắm điện sẽ được cung cấp và lắp đặt theo các yêu cầu sau:

+ Ổ cắm điện mặt đôi loại 3 chấu: 16A – 220V – 2P+E.

+ Các tiếp điểm của ổ cắm không phát sinh tia lửa điện khi tiếp xúc với phích cắm.

+ Cao độ lắp đặt ổ cắm là 0.4m (cao độ so với cốt sàn hoàn thiện).

+ Ổ cắm phải được lắp vào hộp âm đã được đặt sẳn trong tường, sàn, vách ngăn.

+ Mặt che ổ cắm phải có khả năng chịu va đập và phải là màu trắng (trừ những trường hợp đặc biệt nếu có yêu cầu).

– Ổ cắm âm sàn chống nước:

+ Phải là loại kín, có mũ đẩy vào và vòng giữ mũ hoặc ốc trên mũ với vòng đệm cao su.

+ Các ổ cắm phải có cấp bảo vệ thấp nhất là IP55

Ổ cắm điện cung cấp điện 3 pha sẽ được lắp đặt với một dây dẫn trung tính.

Phối hợp ổ cắm kết hợp công tắc (loại bằng chất dẻo)

Ổ cắm kết hợp công tắc sẽ bao gồm công tắc gắn phẳng mặt và một ổ cắm 3 chân dẹp cùng với mặt nạ gắn lên hộp trong tường.

Tất cả các ổ cắm cấp nguồn cho thiết bị cố định phải được trang bị với đèn báo.

Bộ cách ly

Cung cấp và lắp bộ cách ly kế cận mỗi thiết bị hoặc máy. Mỗi thiết bị hoặc máy có trang bị dây dẫn mềm thích hợp với mạng điện cố định thông qua lỗ mở đã chấp thuận trên trần. Trong những trường hợp khác dừng dây cáp trong một hộp kế cận với thiết bị hoặc máy móc. Cung cấp đầy đủ chiều dài dây dẫn mềm giữa các thiết bị và hộp đấu dây, những đầu nối của mạch điện cho phép tháo dỡ thiết bị cho mục đích lau chùi mà không phải tháo dây điện.

Bộ cách ly sẽ thuộc kiểu đã được chấp thuận và có những thông số danh định phù hợp với tiêu chuẩn AS C133 đã được lựa chọn để đáp ứng các nhu cầu của vị trí lắp đặt và chức năng qui định trong quy phạm kỹ thuật và/ hoặc trên bản vẽ.

Công tắc phải là loại gắn bằng mặt hoặc gắn trên bề mặt như hướng dẫn. Bộ cách ly, nếu không có qui định khác, phải là kiểu đúc tất cả cách điện và chống va chạm.

Bộ cách ly đặt trong phòng máy, cơ xưởng, hoặc lắp đặt tại các địa điểm nơi chúng có thể bị hư hại cơ khí trong hoạt động sẽ thuộc kiểu bảo vệ bằng chất dẻo hoặc kim loại. Bộ cách ly phải chịu đựng ảnh hưởng của thời thiết, hoặc ở những vị trí dễ bị ẩm ướt hoặc đọng nước phải là kiểu bảo vệ chống nước đặt trong hộp hàn kín nước và độ ẩm không xâm nhập được.

Vị trí hoàn thiện của ổ cắm điện

Xác định vị trí đúng cho tất cả ổ cắm. Ổ cắm không đặt đúng vị trí sẽ được đặt lại không tính thêm phụ phí. Vị trí ổ cắm trên bản vẽ chỉ là gần đúng. Không nên lấy tỉ lệ theo bản vẽ mà phải tham khảo bản vẽ kiến trúc, tiết diện, độ cao và chi tiết để xác định vị trí chính xác của ổ cắm và thiết bị cùng khu vực với trần treo.

Vị trí ổ cắm, thiết bị máy móc có thể thay đổi vào bất cứ lúc nào cho đến khi ổn định. Tất cả thay đổi sẽ được tiến hành không tính thêm phụ phí miễn là các thay đổi nằm trong bán kính 2000mm đối với vị trí chỉ định.

Các hộp trên trần sẽ được sắp thẳng hàng với dung sai tối đa là sai lệch 25mm cứ mỗi 30m.

Ổ cắm trên tường sẽ được sắp đặt trên mức sàn hoàn thiện (A.F.F.) như sau đây, nếu không có chỉ định khác trên bản vẽ kiến trúc hoặc theo hướng dẫn của nhà tư vấn.

Ổ cắm mục đích chung lắp trên tường và cột + 300mm.

Ống dẫn và phụ tùng ống

Tất cả dây điện, ngoài dây điện chạy trong những ồng bằng kim loại được chấp thuận, sẽ được bọc trong ống kim loại mạ kẽm loại ‘B’ hoặc ống dẫn bằng PVC cứng hoặc như ghi trên bản vẽ.

Những hộp nối tiếp cận được sẽ được cung cấp đầy đủ cho mục đích kéo dây cáp vào.

Ống dẫn bằng kim loại loại ‘B’ sẽ tráng men màu đen ngoại trừ đối với những ứng dụng ngoài trời, trong phòng máy, và ở những nơi dễ bị ẩm ướt hoặc đọng nước, trong những trường hợp này ống dẫn mạ kẽm sẽ được sử dụng. Ong dẫn kim loại loại “B” sẽ được chế tạo đúng theo tiêu chuẩn AS 2052.

Ống dẫn PVC cúng loại ‘B’ sẽ được chế tạo theo AS 2053 và AS C173. Các ống dẫn ngầm sẽ là những ống nước mạ kẽm hoặc là những ống bằng nhựa cứng chịu áp suất đã được chấp thuận khác. Ong dẫn chạy trên những khoảng không trên mái sẽ được đặt dưới chất liệu cách nhiệt của mái.

Ống dẫn sẽ được lắp đặt để cho phép kéo dây cáp vào sau khi đặt ống và lắp ráp thêm hộp cho mục đích này. Những phụ kiện kiểu giám sát sẽ không được chấp nhận làm điểm kéo dây cáp. Tất cả đoạn nối sẽ được dán keo với loại keo được chấp thuận bằng PVC cứng.

Tất cả những chỗ nắn lại và uốn cong của ống bằng PVC cứng sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng những lò xo bên trong đã được chấp thuận có kích thước thích hợp để ngăn chặn ống bẹp. Nơi ống dẫn bằng PVC cứng được đặt trong bê tông phải thật thận trọng để bảo đảm không có chuyển động của ống dẫn, biến dạng của thành ống hoặc  phụ kiện ống trong thời gian lắp đặt thép gia cố và đổ bê tông. Tất cả hư hại và di chuyển của ống dẫn bằng PVC cứng sẽ được sửa lại theo đúng ý kiến của nhà tư vấn,  bằng chi phí của nhà thầu.

Lỗ xuyên đi qua tường và sàn

Nơi các ống dẫn đi xuyên qua tường ngoài hoặc sàn, tường và/hoặc sàn  sẽ được trám lại bằng một hợp chất trám đã được chấp thuận.

Các đường xuyên qua tường ngoài  sẽ được trám kín nhằm ngăn chặn  độ ẩm xâm nhập vào tòa nhà. Sẽ không được phép thực hiện những đường xuyên qua chỗ ẩm ướt.

Lắp đặt ống dẫn

Tất cả ống dẫn sẽ được lắp đặt theo hệ thống “đấu vòng loop”.  Không được lắp đặt dây điện trước khi các ống dẫn được lắp đặt.

Tất cả ống dẫn sẽ có kích thước phù hợp với  dây cáp bên trong hoặc ống có đường kính 19 mm, chọn đường kính nào lớn hơn và sẽ được lắp đặt để có thể kéo dây cáp vào sau khi đặt ống. Hộp nối dễ tiếp cận sẽ được sử dụng trong mục đích này. Ngoại trừ khi đi nổi nhằm làm dễ dàng những đường ống đi quanh đà dầm và những cấu kiện nổi, phụ kiện kiểu giám sát không được dùng để làm một điểm “kéo dây”.

Hộp nối có nhiều ống dẫn đi vào sẽ được sử dụng nơi nào một số ống dẫn cùng đi theo một đường. Những hộp nối ống này có kích thước căn cứ trên những giới hạn sau đây :

Chiều sâu hộp phải gấp đôi đường kính ống dẫn lớn nhất vào hộp.

Mặt bên hộp phải gấp hai tổng đường kính số ống dẫn tối đa tiến vào hộp trên bất kỳ mặt nào.

Gắn chắc ống dẫn vào vị trí trước khí kéo dây điện vào. Sự lắp đặt sẽ sao cho một dây kéo cáp có thể lắp đặt trong bất kỳ ống dẫn nào sau khi việc lắp đặt đã hoàn tất. Mỗi đoạn sẽ có chiều dài kéo thẳng, không bị rỉ sét hoặc các vật lạ.

Hạn chế sử dụng co và tê chế tạo sẵn. Mọi vị trí nắn uốn sẽ được làm nguội sao cho thành ống dẫn không bị biến dạng. Ống dẫn sẽ được lắp đặt gọn ghẽ và  xiết chặt bằng những kẹp ống  đã được chấp thuận  ở khoảng cách không quá 1200 mm. Kẹp ống sẽ được cung cấp trong vòng 150 mm từ các phụ kiện hoặc đầu cuối. Tất cả rìa xờm và cạnh sắc sẽ bị loại bỏ từ đầu cuối và những đầu nối ren sẽ được gắn vào các đầu cuối ống dẫn.

Trong quá trình lắp đặt, đầu cuối ống dẫn sẽ được tạm thời bịt lại để ngăn chặn không cho bụi lọt vào.

Hướng ống dẫn chạy sẽ song song với tường, sàn và trần,  khi nào có thể được, và không được để lộ mối ren sau khi thi công, ngoài các đầu nối ren trên đường ống.

Các mối ren trên đường ống sẽ được sơn hoàn toàn bằng men màu đen đối với ống dẫn tráng  men và sơn nhôm  đối với những ông dẫn mạ kẽm.

Ống dẫn trong bê tông

Nơi nào sàn và tường có một lớp gia cường gần mỗi bề mặt, ống dẫn sẽ được lắp đặt trong mặt phẳng trung hòa  giữa hai lớp cốt thép sao cho lớp cốt thép không bị dịch chuyển gì cả. Hộp ống dẫn sâu hoặc nối dài sẽ được sử dụng khi cần thiết.  Không được phép đặt ống dẫn giữa lớp cốt thép và bề mặt sàn. Nơi nào sàn hoặc tường  chỉ có  một lớp cốt thép đặt ở giữa tấm sàn, ống dẫn sẽ được đặt càng gần càng tốt với trung tâm sàn mà không làm di chuyển lớp cốt thép.

Nhà tư vấn sẽ được thông báo khi hoàn tất mỗi đoạn và trước khi đổ bê tông để  giám sát sông việc.

Máng đi cáp (TRAY)

Cung cấp và lắp đặt các máng cáp chính theo chi tiết trên bản vẽ, và tất cả máng cáp khác  theo yêu cầu của quy phạm kỹ thuật này, dù có được chỉ định trên bản vẽ hay không.

Những máng cáp này sẽ được khoan lỗ và làm bằng là thép mềm 2 mm với cạnh dập gia cường.  Mỗi đoạn máng cáp  sẽ được nhà sản xuất quét một lớp sơn chống gỉ sét  và một lớp sơn hoàn thiện trên lớp men nung qua lò ngay sau khi sản xuất. Màu sơn hoàn thiện sẽ được nhà tư vấn chấp thuận.

Tất cả máng cáp sẽ được treo ở khoảng cách không lớn hơn 1200mm trên những giá đỡ đã được chế tạo cho mục đích này theo tiêu chuẩn “Unistrut” P100 cùng với những góc nối, những nối giữa máng cáp và những kẹp vào giá đỡ ở những nơi cần thiết. Những khung này treo vào từ kết cấu sàn hoặc tường thông qua những bulon “Rawlbolt” 10mm.

Máng cáp sẽ được gắn vào giá đỡ bằng những vít chìm và đai ốc trên cạnh mặt bên với cách khoảng 600mm.

Máng cáp thông thường sẽ được lắp đặt trên cao. Tất cả thay đổi về cao độ hoặc hướng đi sẽ được thực hiện thông qua những khuỷu bán kính 45 độ.

Nơi máng cáp chạy ở vị trí thấp hơn 1800mm so với mặt sàn hoặc ở ngoài toà nhà thì máng sẽ được đậy với một nắp bằng lá thép dày 2.0mm tháo gỡ được.

Dây cáp sẽ được gắn vào máng cáp bằng những kẹp dây cáp đặt cách khoảng không vượt quá:

+ 1200mm khi được máng cáp nâng theo chiều nằm ngang

+ 600mm khi được máng cáp nâng theo chiều thẳng đứng

+ 750mm trong tất cả các trường hợp khác

Tất cả kẹp dây cáp sẽ phải được phê duyệt

Ống hộp đi dây

Tất cả ống hộp sử dụng trong lắp đặt sẽ làm bằng lá thép mềm mạ kẽm dày 1.6mm với chiều dài tiêu chuẩn. Mỗi đoạn ống dẫn sẽ được lắp nắp tháo lắp được gắn chặt vào trunking bằng vít hoặc kẹp. Hệ thống ống hộp sẽ được hoàn tất với những nối góc và phụ kiện thiết kế để lắp đặt dễ dàng và tránh cáp bẻ góc quá gấp. Tất cả phụ kiện ống hộp đều được kèm với những nắp tháo được.

Hệ thống ống hộp hoàn chỉnh sẽ được sơn một lớp sơn lót và một lớp sơn hoàn thiện với men nung qua lò do người chế tạo ống hộp thực hiện trước khi đến công trường.

Tất cả trunking đều được treo bằng các giá đỡ “Unistrut” P100 vào kết cấu toà nhà với cách khoảng không qúa 1500mm.

Tất cả những  co, tê, nối trong hệ thống ống hộp sẽ do nhà sản xuất chế tạo đặc biệt. Không được phép chế tạo tại công trường.

Nơi nào hệ thống ống hộp nối với bảng phân phối hoặc thiết bị khác thì tất cả đầu vào dây cáp sẽ được thực hiện thông qua một lỗ hổng bằng diện tích ống dẫn. Miệng lỗ sẽ được viền bằng PVC đúc. Ống dẫn dây cáp sẽ được nối với bảng phân phối của thiết bị bằng hai vít chìm và đai ốc bằng đồng thau.

Nơi nào ống dẫn dây cáp được lắp đặt thẳng đứng thì những kẹp dây cáp hiệu quả sẽ được lắp đặt ở những khoảng cách không quá 4600mm. Hệ thống ống hộp hoàn chỉnh sẽ liên tục về mặt điện và mỗi chiều dài phụ kiện sẽ được gắn với phụ kiện kế tiếp hoặc đoạn ống kế bên và tới thiết bị bằng dải đồng gắn chắc chắn với vít, đai ốc bằng đồng thau và những lông đền chống xoay. Lớp sơn hoàn thiện sẽ được nạo bỏ ở các vị trí bắt vít và bôi vào một lớp mỡ bảo vệ.

Ống dẫn dây thép được làm với kích thước phù hợp với quy tắc bắt dây. Cung cấp phương tiện để giữ dây dẫn trong ống dẫn khi mở nắp.

Tập hợp lại tất cả dây dẫn trong ống dẫn điện trong mạch điện và ghi nhãn ở những khoảng cách không quá 2400mm .Giữ nắp ống dẫn đóng liên tục ngoại trừ khi cho chạy dây dẫn để ngăn chặn bụi hoặc tạp chất khác tích luỹ.

Vật liệu định vị

Giữ chặt tại chỗ tất cả ống dẫn, ống dây cáp, công tắc, ổ cắm, hộp trên tường, tủ điều khiển, tủ phân phối, đầu ra và những thiết bị tương tự được cung cấp trong phần này. Sử dụng vật liệu giãn nở cho bêtông hoặc gạch nung, bulong khớp trên gạch block hoặc tường lót lưới sắt, vít gỗ để bắt vào gỗ. Tắc kê bằng gỗ, chì, hoặc composit sẽ không được sử dụng.

Bảo đảm siết chặt tất cả vào kết cấu của toà nhà. Không được làm việc này với những vật liệu khác như tấm trần, đường ống hoặc giá đỡ đường ống, trừ khi có qui định hoặc ghi chú khác.

Đinh đóng dùng hơi “Ramset” hoặc “Drivins” sẽ không được sử dụng nếu không được chấp thuận trước, Đai ốc, bulong, vít, vòng đệm, v.v sử dụng tại các đầu đấu nối sẽ được làm bằng đồng thau. Đầu bulong hoặc đai ốc nhìn thấy được sẽ được mạ crom và đánh bóng.

 

 

 

 

 

 

  • SƠN VÀ HOÀN THIỆN

Tổng quát

Sơn tại nhà máy tất cả cấu kiện bằng kim loại của các thiết bị như tủ điện, bộ chuyển mạch, máng đèn với những qui tắc về màu sắc như sau. Tất cả ống dẫn, tủ điện, hộp, v.v. đều phải sơn.

Những cấu kiện không được nêu trong quy tắc về màu sắc sẽ được thực hiện theo hướng dẫn. Tất cả công trình bằng thép sẽ làm sạch rỉ trước khi chế tạo.

Cạo sạch sau khi chế tạo và phủ một lớp ăn mòn đã được chấp thuận, một lớp sơn nền chống gỉ sét và sau đó cẩn thận sơn phủ đầy. Hoàn thiện cho tới độ bóng của một xe hơi mới hoàn tất với ít nhất 2 lớp men sơn và làm khô theo hướng dẫn của nhà sản xuất sơn.

Sơn sửa lại những thiết bị bị trầy xước hoặc hư hại khi mang vác sẽ được tiến hành như sau:

Hoàn thiện lại với lớp sơn nền và lớp hoàn thiện để phục hồi bề mặt đến điều kiện qui định đối với màu sắc, độ dày, chất lượng. Kết cấu thép tổng thể sẽ phải có bề ngoài đồng dạng. Những vết sơn còn khác biệt về màu sắc sẽ không được chấp nhận.

Cung cấp và lắp đặt những biện pháp bảo vệ cho tất cả bề mặt bị phô bày trong giai đoạn xây cất công trình và cho đến thời gian hoàn tất công trình, những biện pháp bảo vệ này phải được tư vấn chấp thuận. Tháo dỡ vật liệu bảo vệ vào thời gian hoàn tất  công trình.

Qui tắc màu sắc

 

Thiết bị hoặc dịch vụ Màu nền hoặc màu vá Chữ và/ hoặc nhãn
Tất cả giá treo Màu đen
Ống dẫn bằng thép Màu đen
Tủ điện chính và tủ điện phân phối Nên dùng màu tiêu chuẩn Như chỉ định trên bản vẽ
Máng cáp Mạ kẽm nhúng nóng Sẽ được thông báo
  • HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
  1. MÔ TẢ HỆ THỐNG

Công trình được trang bị hệ thống báo cháy loại địa chỉ, có thể phát hiện được vị trí cháy một cách chính xác, rõ ràng.

Hệ thống báo cháy gồm 1 tủ báo cháy trung tâm đặt tại phòng kỹ thuật tầng 1 và các đầu dò.

Hệ thống được thể hiện trên bản vẽ bao gồm các đầu báo khói, đầu báo nhiệt, mạch điều khiển cháy, nút nhấn khẩn cấp, dây và ống đi dây, các chuông báo động, trung tâm báo cháy.

  1. PHẠM VI CÔNG VIỆC

Công việc của các nhà thầu hạng mục này bao gồm cung cấp tất cả các vật tư, trang thiết bị, nhân công lắp đặt để hoàn thành toàn bộ hệ thống báo cháy tự động.

Nhà thầu phải cung cấpnhững tài liệu kỹ thuật và tài liệu vận hành cho các hệ thống trên.

  1. ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT
  • Các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật

Căn cứ tiêu chuẩn Việt Nam :

TCVN 5738 – 2000: Hệ thống báo cháy – yêu cầu kỹ thuật được ban hành theo quyết định số 1238/QĐ ngày 13/12/1993 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

TCVN 5738 – 2001 – Mục 5 – Trung tâm báo cháy.

TCVN 5738 – 2001 – Mục 6 – Đầu báo khói, đầu báo nhiệt.

TCVN 5738 – 2001 – Mục 7 – Công tắc báo cháy khẩn cấp.

TCVN 5738 – 2001 – Mục 9 – Nguồn điện và tiếp đất bảo vệ.

TCVN 2622 – 1995: Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế

TCVN 6160 – 1996: Phòng cháy chữa cháy Nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế

Căn cứ tiêu chuẩn NFPA.72 (National Fire Protection Association) Hiệp Hội Quốc Tế  PCCC : Hệ thống chữa cháy, hệ thống báo cháy.

Tiêu chuẩn Undewrites Laboratories :

UL 217 – Đầu dò khói.

UL 268 – Đầu dò khói trong hệ thống báo cháy.

UL 521 – Đầu dò nhiệt trong hệ thống báo cháy.

UL 1481 – Nguồn cung cấp cho hệ thống báo cháy.

Các yêu cầu chung

Hệ thống báo cháy phải đáp ứng những yêu cầu sau:

Phát hiện cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra.

Truyền tín hiệu khi phát hiện có cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung quanh có thể thực hiện ngay các biện pháp xử lý thích hợp.

Có khả năng chống nhiễu tốt.

Báo hiệu nhanh chóng, rõ ràng các sự cố bảo đảm độ chính xác của hệ thống.

Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác lắp đặt chung quanh hoặc riêng rẽ.

Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện cháy.

Không xảy ra tình trạng báo giả do chất lượng đầu dò kém hoặc sụt áp do bộ nguồn trung tâm không tải được số lượng đầu dò.

Hệ thống báo cháy phải đảm bảo độ tin cậy. Hệ thống này thực hiện đầy đủ các chức năng đã được đề ra mà không xảy ra sai sót hoặc các trường hợp đáng tiếc khác.

Những tác động bên ngoài gây ra sự cố cho một bộ phận của hệ thống không gây ra những sự cố tiếp theo trong hệ thống.

Hệ thống phải được kiểm soát và giám sát toàn bộ các thiết bị trong hệ thống.

Hệ thống báo cháy bao gồm các bộ phận cơ bản:

Trung tâm báo cháy.

Đầu báo cháy tự động

Hộp nút ấn báo cháy.

Các bộ phận liên kết.

Nguồn điện.

  1. HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG
  • Tổng quát

Hệ thống báo cháy sử dụng loại thường với trung tâm xử lý là bộ vi xử lý. Hệ thống bao gồm các phần như sau:

Tủ báo cháy chính với màn hình tinh thể lỏng, phần mềm cài sẵn với các chức năng cài sẵn và các chức năng lập trình, bàn phím.

Các đầu dò báo cháy, nút báo cháy khẩn cấp loại analogue và các module giám sát đầu dò.

Chuông và còi báo cháy.

Tủ báo cháy phải nhận, ước lượng và xử lý các loại tín hiệu vào sau đây:

Tín hiệu từ các đầu báo cháy tự động.

Tín hiệu từ các điểm báo cháy bằng tay.

Tất cả các mạch dò phải được giám sát các trạng thái hở mạch/ngắn mạch và sự cố tiếp đất. Một trạng thái bất thường xuất hiện trong bất kỳ mạch nào, nó chỉ làm cho mạch đó bị sự cố, trong khi tất cả các mạch khác vẫn hoạt động bình thường.

Hệ thống phải vận hành trên loại mạch class B (2‑dây).

Hệ thống phải hoạt động trên nguyên tắc lấy mẫu của tất cả các tín hiệu tương tự gửi từ các đầu dò hay cảm biến được truyền bằng kỹ thuật số đến trung tâm báo cháy. Vì thế, độ nhạy và hoạt động của các đầu dò có thể được giám sát, điều khiển hay điều chỉnh bởi các chức năng đã được lập trình trước hay phần mềm thích hợp với những ứng dụng khác nhau để báo hiệu một trạng thái báo động, sự cố hay ngăn chặn một báo động giả trong trường hợp cần thiết.

Đặc tính và yêu cầu kỹ thuật

  • Trung tâm hệ thống báo cháy:

Tủ báo cháy trung tâm với bộ vi xử lý được đặt tại phòng kỹ thuật ở tầng 1.

Tủ báo cháy trung tâm phải được thiết kế trong tủ kim loại, có số đầu báo, số loop đáp ứng theo như thể hiện trên bản vẽ sơ đồ ngyên lý của hệ thống báo cháy.

Tủ báo cháy trung tâm phải tuân thủ các tiêu chuẩn EN 54-2, EN 54-4 hoặc tương đương.

Tủ báo cháy trung tâm phải bao gồm các bộ phận chính sau đây:

Một màn hình tinh thể lỏng để hiển thị trạng thái của hệ thống, thông báo, địa chỉ thiết bị hay nhãn thiết bị, ngày giờ,…

Một bàn phím ký tự và số cho việc nhập mật mã, xuất lệnh điều khiển.

Các phím chức năng cơ bản cho người sử dụng như là phát tiếng báo động, tắt tiếng báo động, khởi động lại hệ thống,…

Có khả năng in những thông tin lưu trữ như là trạng thái, báo động, sự cố, sự ngắt mạch, ngày tháng và lưu trữ tất cả các chi tiết của tất cả các báo động, sự cố và công việc bảo trì định kỳ.

Các đèn hiển thị sự kiện, hướng dẫn vận hành, báo động, trạng thái nguồn điện, sự cố,…

Tủ báo cháy trung tâm phải bao gồm những chức năng sau đây:

Sẵn sàng cho việc gắn thêm card mở rộng trong tương lai và thích hợp cho việc phân vùng các đầu báo và các điều khiển theo yêu cầu của tòa nhà.

Có bộ vi xử lý và phải được điều khiển bởi chương trình chứa trong bộ nhớ dạng ROM hay EPROM.

Nhận biết trạng thái mở của cửa thoát hiểm.

Bộ lưu điện cho bộ nhớ CMOS để lưu trữ tất cả các dữ liệu định dạng của người sử dụng và các chức năng hay thông tin trong trường hợp tất cả các nguồn cung cấp bị sự cố hay tủ báo cháy bị ngắt.

Tủ báo cháy phải có cổng giao tiếp dạng song song để nối với các thiết bị bên ngoài, máy in và bàn phím khi cần thiết.

Địa chỉ của các thiết bị (đầu dò, công tắc báo cháy khẩn cấp, module giám sát v.v…) phải được nhận dạng tự động bởi tủ báo cháy khi mạch được cấp điện. Đầu báo có thể tháo ra hay thay cái mới mà không cần lập trình lại.

Tủ báo cháy phải tự giám sát và được thiết kế với các LED báo sự cố từ bộ vi xủ lý, Bộ nhớ RAM/ROM/EPROM, phần cứng, phần mềm hay hệ thống truyền dữ liệu.

Tủ báo báo cháy phải liên kết với hệ thống liên quan để giám sát và điều khiển các thiết bị sau khi có xảy ra hỏa hoạn:

Đưa các thang máy về tầng trệt.

Khởi động máy phát dự phòng.

Ngừng hệ thống điều hòa không khí, ngừng hệ thống cấp gió tươi.

Ngừng hệ thống cung cấp gas trung tâm.

Tác động các quạt khống chế khói.

Tác động tới hệ thống động phát thanh nội bộ để phát thanh hướng dẫn thoát hiểm.

Tác động đến tổng đài gọi cho PCCC.

Nếu trung tâm báo cháy được đặt trên cấu kiện xây dựng bằng vật liệu cháy thì những cấu kiện này phải được bảo vệ bằng lá kim loại dày từ 1mm trở lên hoặc bằng vật liệu không cháy khác có độ dày không dưới 10mm. Trong trường hợp này, tấm bảo vệ phải có kích thước sao cho mỗi cạnh của tấm bảo vệ vượt ra ngoài cạnh của trung tâm tối thiểu 100mm về mọi phía.Khoảng cách giữatrung tâm báo cháy và trần nhà làm bằng vật liệu cháy được không được nhỏ hơn 1m.

Trong trường hợp lắp cạnh nhau, khoảng cách giữa các trung tâm báo cháy không được nhỏ hơn 50mm.

Nếu trung tâm báo cháy được đặt trên tường, cột nhà hoặc giá máy thì khoảng cách  từ phần điều khiển của trung tâm báo cháy đến mặt sàn là 0.8 đến 1.8m

Nhiệt độ và độ ẩm nơi đặt trung tâm báo cháy phải phù hợp với lý lịch kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng của trung tâm báo cháy.

Tín hiệu âm thanh báo cháy và báo sự cố phải khác nhau.

Khi lắp các đầu báo tự động với trung tâm báo cháy phải chú ý đến sự phù hợp của hệ thống.

  • Bảng hiển thị:

Bảng hiển thị phải có màn hình tinh thể lỏng với một bàn phím. Ngoài ra, phần hiển thị mạng phải bao gồm 10 phím để dễ dàng chuyển màn hình sang các kiểu báo động như là báo động cháy, giám sát báo động, sự cố,…

Bảng hiển thị phải được lắp đặt tại phòng quản lý tầng trệt như thể hiện trên bản vẽ. Bảng hiển thị phải giám sát đối với các tín hiệu “báo cháy”, “sự cố” hay “cách ly” đối với từng thiết bị địa chỉ hay vùng.

  • Tổng quát về các thiết bị địa chỉ

Thiết bị địa chỉ phải dễ sử dụng và lắp đặt, có khả năng cài đặt địa chỉ từ 001 đến 159. Thiết bị sử dụng mã nhị phân để cài đặt địa chỉ sẽ không được chấp nhận.

Đầu báo phải là loại thông minh và có địa chỉ và phải kết nối hai dây với mạch tín hiệu đến tủ báo cháy trung tâm. Đầu báo khói và nhiệt loại địa chỉ phải có 2 LED. Cả hai LED phải nhấp nháy màu xanh trong trường hợp bình thường, điều đó thể hiện đầu báo đang hoạt động và đang kết nối với tử báo cháy, cả hai LED sẽ phát sáng màu đỏ thể hiện trạng thái báo động. Nếu cần thiết, việc nhấp nháy đèn LED có thể bỏ từ chương trình hệ thống.

Một ngõ ra trên đế của đầu báo dùng để đấu nối với một LED báo động từ xa phải đươc cung cấp. Tủ báo cháy trung tâm phải cho phép điều chỉnh độ nhạy của đầu báo thông qua chương trình của hệ thống. Tủ báo cháy trung tâm căn cứ theo thời gian trong ngày để tự điều chỉnh độ nhạy. Sử dụng phần mềm tại tủ báo cháy chính, đầu báo cháy sẽ tự động điều chỉnh độ nhạy bù lại cho các tác động từ môi trường hay bụi mà nó có thể làm ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động.

Những đầu báo phải được xác nhận bởi UL cũng như phải đạt yêu cầu về cân chỉnh độ nhạy theo tiêu chuẩn NFPA Standard 72. Đầu báo phải là loại lắp đặt trần nhà và bao gồm một đế gắn loại xoay với chức năng chống phá hoại. Đầu báo sẽ hoạt động theo dạng tương tự, đầu báo sẽ lấy mẫu đo sự biến đổi của môi trường và gửi tín hiệu dạng tương tự về tủ báo cháy trung tâm trên cơ sở thời gian thực và giá trị thực. Phần mềm từ tủ báo cháy trung tâm, không phải của đầu báo sẽ quyết định trạng thái báo động hay bình thường, Việc này cho phép độ nhạy của mỗi đầu báo có thể cài đặt trước trong tủ báo cháy trung tâm và cho phép xem được giá trị đo hiện tại của từng đầu báo. Mô-đun địa chỉ phải lắp được trong một hộp.

  • Đầu báo khói địa chỉ:

Đầu báo khói phải sử dụng hai ngăn Ion chính để đo các sản phẩm từ sự cháy và nhận lệnh từ tủ báo cháy trung tâm, gửi dữ liệu mức độ các sản phẩm cháy về tủ trung tâm.

Nhiệt độ vận hành  -25o…đến 50oC
Độ ẩm, <=34oC

> 34oC

<= 95% r.F

<= 35g/m3

Chế độ bảo vệ IP44
Màu sắc Màu trắng sữa
Tiêu chuẩn EN54, NFPA
Phê duyệt VdS hoặc UL
Đồng bộ Đồng bộ với trung tâm báo cháy
Tiêu chuẩn QS Tiêu chuẩn bảo vệ được chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9002.
  • Đầu báo nhiệt địa chỉ:

Đầu báo nhiệt phải là loại đầu báo nhiệt gia tăng có địa chỉ cài đặt ở 580C và sự biến thiên nhiệt độ là 9,40C trên phút. Nó được đấu nối bằng hai dây với mạch tín hiệu đến tủ báo cháy trung tâm.

Điện áp hoạt động    : 16 ¸ 24VDC

Nhiệt độ làm việc     : -100C ( 1700C).

Độ ẩm                         : 0 ( 98%)

Thời gian tác động   : nhỏ hơn 120 giây.

Diện tích bảo vệ                   : 15mm² ( 50mm²).

Nhiệt độ vận hành  -25o…đến 50oC

-25o… đến 70oC

Độ ẩm, <=34oC

> 34oC

<= 100% r.F

<= 35g/m3

Chế độ bảo IP44
Màu sắc Màu trắng sữa
Tiêu chuẩn EN54-5, NFPA
Phê duyệt VdS hoặc UL
Đồng bộ Đồng bộ với trung tâm báo cháy
Tiêu chuẩn QS Tiêu chuẩn bộ vệ được chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002.
  • Mô đun rơ le loại địa chỉ:

Mô đun rơ le loại địa chỉ sẽ dùng để điều khiển hệ thống điều hòa không khí, theo dõi công tắc dòng chảy hệ chữa cháy vách tường, công tắc áp suất, công tắc mực nước cao/thấp tại bể chứa nước, tình trạng tắt mở của bơm, và những thiết bị khác trong tòa nhà. Rơ le phải tối thiểu là 2 ampe điện kháng hay 1 Ampe điện cảm. Cuộn dây rơ-le hoạt động bằng từ tính để giảm số lượng dây và bảo đảm rằng 100% của tất cả các rơ-le có thể hoạt động cùng lúc.

Nhiệt độ vận hành  -25o…đến 50oC
Độ ẩm, <=34oC

> 34oC

<= 100% r.F

<= 35g/m3

Chế độ bảo vệ IP44
Màu sắc Màu đ ỏ
Tiêu chuẩn EN54-5, NFPA, BS
Phê duyệt VdS hoặc UL
Đồng bộ Đồng bộ với trung tâm báo cháy
Tiêu chuẩn QS Tiêu chuẩn bảo vệ được chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9002.
  • Chuông/còi báo cháy:

Chuông phải được gắn tại tầng trệt đến tầng kỹ thuật phía trên và gần với nút báo cháy khẩn cấp bằng tay để người sử dụng có thể nghe tiếng chuông khi tác động vào nút báo cháy khẩn cấp.

Chuông phải được thiết kế với nguồn cung cấp thông qua mạch phân phối. Chuông được kết nối riêng lẽ hay từng nhóm tùy thuộc vào từng khu vực thông qua các mô-đun điều khiển mà các mô-đun này sẽ giao tiếp với trung tâm báo cháy.

Các yêu cầu kỹ thuật:

Chuông bằng sắt, chống ăn mòn, đường kính 150mm.

Phải được sơn đỏ và dán nhãn “báo cháy”.

Điện áp hoạt động: 24V DC.

Âm thanh ( 90dB ở cách xa 1m )

Còi báo cháy được lắp đặt trên tường cách trần 0.2m.

Nhiệt độ vận hành  -0o…đến 50oC
Độ ẩm, <= 93% r.F
Chế độ bảo vệ IP24
Màu sắc Màu đỏ
Tiêu chuẩn EN54, NFPA
Phê duyệt VdS hoặc UL
Tiêu chuẩn QS Tiêu chuẩn bảo vệ được chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9002.
  • Nút báo cháy khẩn cấp:

Nút báo cháy khẩn cấp loại hộp đập vỡ kính (Breakglass) phải được phê chuẩn bởi cơ quan PCCC và phải phù hợp theo tiêu chuẩn BS 5839.

Nút báo cháy khẩn cấp bằng tay phải được đặt tại các lối thoát hiểm để dễ dàng kích hoạt khi có cháy trong khi sơ tán khẩn cấp. Nút báo cháy khẩn cấp bằng tay được lắp đặt ở độ cao 0.8m đến 1.5m.

Vỏ hộp của nút báo cháy bằng tay phải có màu đỏ để dễ nhận ra. Công tắc mà nó sẽ tác động khi kính bị vỡ phải được gắn ở giữa của hộp và nó có màu đen. Hình dạng tổng thể của nút báo cháy khẩn cấp phải phù hợp với kiến trúc của tòa nhà.

Có thể thay thế kính bị vỡ mà không cần thay thế cả vỏ hộp của hộp báo cháy. Kính phải dễ dàng mua được từ những nhà cung cấp thiết bị báo cháy. Chữ “FIRE” hay tương tự như thế phải được hiển thị rõ ràng trên tấm kính để chỉ dẫn chức năng và cách sử dụng.

Công tắc của điểm báo cháy bằng tay phải được đấu nối với một Mô-đun giám sát mà nó sẽ gửi trạng thái về tủ báo cháy trung tâm. Đối với các nút báo cháy khẩn cấp loại địa chỉ thì được đấu nối về trung tâm báo cháy.

Có thể kiểm tra hoạt động của thiết bị bằng cách tháo tấm kính mà không cần đập vỡ kính.

Tất cả các thiết bị điện tử của điểm báo cháy bằng tay phải được bọc kín để chống lại các tác động của bụi bặm, độ ẩm môi trường, sự ăn mòn hay những tác động cơ khí. Tất cả các thiết bị phải được bảo vệ chống nhiễu điện từ. Nó phải có khả năng kiểm tra Mô-đun bởi một lệnh phát ra từ tủ báo cháy trung tâm.

 

Nhiệt độ vận hành  -25o…đến 50oC
Độ ẩm, <=34oC

> 34oC

<= 100% r.F

<= 35g/m3

Chế độ bảo vệ IP44
Màu sắc Màu đỏ
Tiêu chuẩn EN54-5, NFPA, BS
Phê duyệt VdS hoặc UL
Đồng bộ Đồng bộ với trung tâm báo cháy
Tiêu chuẩn QS Tiêu chuẩn bảo vệ được chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9002.
  • Nguồn điện:

Trung tâm của hệ thống báo cháy phải có 2 nguồn độc lập. Một nguồn là 220V AC và một nguồn ắc quy dự phòng.

Giá trị dao động của hệ điện thế của nguồn xoay chiều cung cấp cho trung tâm báo cháy không được vượt quá ±10%. Trường hợp giá trị dao động này vượt quá 10%  phải sử dụng ổn áp trước khi cấp cho trung tâm.

Bình điện phải có khả năng cấp điện cho hệ thống báo cháy tối thiểu 12 giờ và 1 giờ báo động trong trường hợp nguồn cung cấp AC bị mất.

Bình điện phải là loại không cần bảo trì. Không dùng các loại dung dịch. Không cần châm nước hay kiểm tra sự rò rỉ.

Các trung tâm báo cháy phải được tiếp đất bảo vệ. Điện trở tiếp đất cho hệ thống không dùng chung với hệ thống thóat sét tòa nhà, không dùng chung với hệ tiếp đất an toàn của hệ thống điện. Điện trở tiếp đất phải nhỏ hơn 1 ohm.

  • Dây dẫn:

Dây dẫn cho hệ thống báo cháy phải phù hợp TCVN 2103: 1994 và TCVN 6612: 2001. Dây dẫn cho hệ thống báo cháy cho trung tâm báo cháy địa chỉ phải là loại có vỏ bọc chống cháy đồng thời phải có kết cấu chống nhiễu.Vỏ bọc chống cháy phải chịu được :

380oC trong thời gian 15phút theo KS F 2257, JIS A 1304

Dây dẫn phải đạt tiêu chuẩn và chạy trong ống PVC âm tường, sàn hay máng cáp.  Không cho phép lắp đặt chung các mạch điện của hệ thống báo cháy tự động với các mạch có điện áp lớn hơn 60V trong cùng 1 đường ống, một hộp, một bó, một rãnh của cấu kiện xây dựng. Cho phép lắp đặt chung các mạch trên khi có vách ngăn dọc giữa chúng bằng vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa không dưới 15 phút.

Trong trường hợp mắc hở song song thì khoảng cách của dây dẫn của đường điện chiếu sáng và động lực với cáp của hệ thống báo cháy không được nhỏ hơn 0.5m. Nếu khoảng cách này nhỏ hơn phải có biện pháp chống nhiễu điện từ.

Phần dẫn điện của dây dẫn có tiết diện tối thiểu 1,5mm² chống nhiễu . Tránh việc nối dây càng xa càng tốt.

Nguồn một pha 220 V, 50 Hz cấp điện chính sẽ được nối đến một điểm bên cạnh tủ điều khiển cháy bởi nhà thầu khác.

Tất cả các giá treo ống, giá đỡ, thiết bị của van, máng cáp và tất cả các công việc khác mô tả trong phần này phải được lau chùi sạch sẽ và phủ một lớp sơn lót và hai lớp sơn bên ngoài với màu được chấp nhận bởi Chủ đầu tư.

  1. YÊU CẦU LẮP ĐẶT VÀ BẢO HÀNH
  • Lắp đặt

Việc lắp đặt các hệ thống báo cháy phải phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam quy định, tiêu chuẩn NFPA 72, phù hợp với bản vẽ thiết kế và theo các đề xuất của nhà sản xuất.

Tất cả các đường ống đi dây, các hộp nối,… phải được gắn kín (không thấy dây bên trong). Các nắp đậy bảo vệ cho đầu báo khói không được tháo ra trong khi kiểm tra và lập trình. Phải có các biện pháp thích hợp bảo vệ thiết bị để tránh các tác động gây hư hỏng .

Các hộp nối dây, các đường ống,… phải được đặt âm sàn hoặc âm tường.

Vận hành thử nghiệm

Sự kích hoạt của hệ thống khi nút báo cháy khẩn cấp, đầu dò hoặc công tắc dòng chảy bị kích hoạt phải thực hiện các việc sau, trừ những trường hợp được chỉ định khác.

Kích hoạt các ngõ ra được lập trình cho đến khi nhấn tắt báo động.

Kích hoạt các thiết bị báo động đã được lập trình cho đến khi hệ thống được khởi động lại.

Bảng điện tử báo các thiết bị hoặc phân vùng bị kích hoạt.

Xuất tín hiệu để đưa các thang máy thang máy về tầng trệt.

  • HỆ THỐNG CHỮA CHÁY
  1. MÔ TẢ HỆ THỐNG
  • Tiêu chuẩn thiết kế

–     TCVN 2622 : Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế

–     TCVN7336 : Phòng cháy, chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt

–     TCVN 4513 : Cấp nước bên trong – Yêu cầu thiết kế

–     TCVN 6160 : Phòng cháy chữa cháy Nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế

–     TCVN 5760 : Yêu cầu chung về thiết kế lắp đặt và sử dụng hệ thống chữa cháy

–     TCVN 5739 : Thiết bị chữa cháy – Đầu nối

–     TCVN 5740 : Thiết bị chữa cháy – Vòi chữa cháy tổng hợp tráng cao su.

–     TCVN 7026 : Chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay – Tính năng và cấu tạo.

–     Tiêu chuẩn AS: AS 2118.1:1995, AS 2419.1, AS 1221.

–     Tiêu chuẩn NFPA: NFPA 10 – 1998, NFPA 13 – 1999, NFPA 14 -1999, NFPA 20 – 1999, NFPA 17, NFPA 2001-2005.

–     TCVN 7161-1:2002; ISO 14520-1:2000: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và thiết kế hệ thống.

–     TCVN 7161-13:2002; ISO 14520-13:2000: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 13: Chất chữa cháy IG-55.

Các thiết bị thỏa mãn một trong các tiêu chuẩn nêu trên, phải được phê duyệt bởi cơ quan PCCC hay cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi tiến hành lắp đặt và hoạt động.

Mô tả hệ thống chữa cháy

  • Mô tả hệ thống

Hệ thống chữa cháy cho công trình được thiết kế bao gồm: hệ thống chữa cháy vách tường, hệ thống chữa cháy tự động (sprinkler), hệ thống chữa cháy bằng các bình xách tay.

Hệ thống chữa cháy vách tường: là hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy từ các bơm chữa cháy đến các họng chữa cháy đặt khắp tòa nhà. Hệ thống này có khả năng được tiếp nước chữa cháy trực tiếp từ xe chữa cháy của công an PCCC. Hệ bơm chữa cháy cho hệ thống ống cấp nước vách tường gồm 02 bơm điện (01 chạy, 01 dự phòng) có lưu lượng 57.6 l/s, cột áp 65mH2O 380V/3P/50Hz  và 01 bơm bù áp có lưu lượng 10l/s, cột áp 65mH2O

Hệ thống ống cấp nước chữa cháy tự động: là hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy từ bơm chữa cháy đến các đầu phun tự động (Sprinkler) được bố trí đều khắp toà nhà. Các đầu phun này sẽ tự động phun nước dập tắt đám cháy ngay sau khi có cháy. Hệ thống này cũng có khả năng được tiếp nước chữa cháy trực tiếp từ xe chữa cháy của công an PCCC.

Hệ thống chữa cháy xách tay: gồm các bình bột khô ABC 9,0kg và các bình CO2  5,0kg đặt trong các tủ chữa cháy dùng để dập tắt đám cháy tức thời khi mới bắt đầu cháy.

Bể chứa nước chữa cháy luôn dự trữ một lượng nước chữa cháy là 350m3 được đặt tại tầng hầm.

Hệ thống được trang bị các van an toàn nhằm mục đích ổn định áp suất làm việc của hệ thống.

Ngoài ra, hệ thống còn được thiết kế các họng tiếp nước chữa cháy từ xe PCCC và họng chữa cháy ngoài nhà.

  • Hệ thống chữa cháy vách tường:

Được thiết kế cho toàn công trình.

Các hộp chữa cháy vách tường được bố trí ở các vị trí thích hợp dễ tiếp cận khi có xảy ra cháy. Cao độ lắp họng chữa cháy cách sàn hoàn thiện là 1250mm

  • Cụm chữa cháy cuộn vòi thỏa mãn tiêu chuẩn BS6391 type 1 – 16 bar, khớp nối nhanh bằng đồng, gắn trên giá đỡ van treo tường.

Lăng phun tia thẳng và màn (jet / spray) thỏa mãn lưu lượng 510 l/min.. Ít nhất 500 l/min. ở 4.5bar.

Van được chứng nhận thỏa tiêu chuẩn BS5041, bằng đồng, loại điều áp hoặc giới hạn áp.

  • Hệ thống chữa cháy tự động sprinkler

Được thiết kế cho toàn công trình.

Thỏa mãn tiêu chuẩn NFPA 13 cho lọai Ordinary Hazard.

Mạ chrome hoặc mạ màu theo yêu cầu của trang trí nội thất.

Nhiệt độ hoạt động theo yêu cầu của từng nơi lắp đặt.

Lọai lắp ngang (sidewall), treo (pendent) phải được trang bị miếng che điều chỉnh được và  được mạ chrome.

Lọai conceal pendent sprinkler được lắp đặt cho khu vực hành lang khách và khu vực công cộng.

Khu vực bãi đậu xe tầng hầm sử dụng loại hướng lên (upright)

Các loại còn lại có K=5.6, standard coverage

  1. YÊU CẦU CHUNG
  • Nội dung công việc

Nội dung công việc trong phần này bao gồm việc cung cấp, lắp đặt, thử nghiệm và bảo trì Hệ Chữa Cháy của công trình phù hợp với Yêu cầu kỹ thuật và các bản vẽ liên quan, không giới hạn đối với các yêu cầu bổ sung nếu có rải rác trong các Yêu cầu kỹ thuật và bản vẽ, bao gồm như sau:

Đường ống nước và van từ điểm nối của nguồn cấp nước tới tất cả các họng chữa cháy.

Cung cấp và lắp đặt một hệ hoàn chỉnh trụ / vòi cứu hỏa bao gồm vòi phun, trụ cứu hỏa, hệ ống, các đầu nối, van, bộ bơm, trụ ngoài, và các thiết bị tương tự.

Cung cấp và lắp đặt hệ chuyển tiếp bao gồm bơm chuyển tiếp, đường ống, van, công tắc mực nước, công tắc dòng chảy và các thiết bị tương tự.

Cung cấp và lắp đặt các thiết bị phụ trợ cầm tay như bình chữa cháy, xuồng cát.

Cung cấp ,lắp đặt , thử nghiệm tủ điện điều khiển cho các bơm chữa cháy.

Cung cấp và lắp đặt hệ điện phối hợp với hệ trên bao gồm cầu dao chì, thanh cái và các bộ khởi động, ống điện và dây điện cho môtơ bơm, công tắc mực nước để điều khiển bơm và các mức báo động cao thấp cho bể nước và các thiết bị tương tự.

Bản vẽ thi công, thiết kế chi tiết, các tính toán kỹ thuật cần thiết để hoàn tất cho toàn hệ chữa cháy.

Sơn các thiết bị và vật liệu như mô tả trong Yêu cầu kỹ thuật.

Thử nghiệm và chạy thử tất cả hệ và thiết bị.

Cung cấp 24 tháng bảo trì và sửa chữa kể cả công, dụng cụ, vật tư trong thời gian bảo hành.

Cung cấp bản vẽ hoàn công, sổ tay vận hành và bảo trì.

Liên hệ với các cơ quan chức năng (Phòng Cảnh Sát PCCC thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan chức năng có liên quan …) để xin các giấy chứng chỉ và xác nhận cần thiết kể cả giấy chứng nhận hoàn tất, chuẩn bị tất cả các bản vẽ thi công và các hồ sơ khác cần thiết  cho việc đệ trình mà không tính thêm chi phí, kể cả chi phí thử nghiệm cần thiết phải trả cho các cơ quan chức năng.

Cung cấp đồ phụ tùng.

Huấn luyện vận hành cho nhân viên của Chủ đầu tư để họ có thể sử dụng thành thạo các thiết bị của toàn hệ thống.

Tất cả thiết bị điện, điện tử và cơ khí dùng trong công trình phải thích hợp để dùng trong các điều kiện tối thiểu sau đây:

Khí hậu          : Nhiệt đới

Biên độ nhiệt độ       : 50oC đến 55oC

Độ ẩm tương đối       : 95% tối đa

Các quy định và tiêu chuẩn

Ngoại trừ được chỉ định khác, toàn hệ phải phù hợp với ấn bản mới nhất tùy thời điểm các tài liệu liệt kê dưới đây:

Các tiêu chuẩn BS, NFPA, AS hay các tiêu chuẩn có liên quan

Các tiêu chuẩn IEE có liên quan và các quy định của Công ty điện lực

Các tiêu chuẩn PCCC, Cấp nước và các quy định khác của chính quyền.

Nếu có sự khác nhau giữa các tiêu chuẩn kể trên, áp dụng tiêu chuẩn nào cao hơn.

Không được dùng vật liệu có chất amiăng.

Điện nguồn

Điện nguồn cấp cho các thiết bị điện là 380V±6%, 3 pha, 50Hz. Hệ số công suất của máy móc phải lớn hơn 0.85 trễ ở bất kỳ điều kiện tải nào.

Lựa chọn thiết bị

Kích thước của máy móc và thiết bị phải phù hợp với không gian lắp đặt chúng, cần để ý đến yêu cầu của hành lang dành cho bảo trì.

Khi lựa chọn hiệu và kiểu của thiết bị, nhà thầu phụ phải xác minh về khả năng bảo trì, sửa chữa và thay thế phụ tùng của nhà cung cấp.

Tất cả thiết bị phải được thiết kế để dễ kiểm tra, vệ sinh, thay thế hoặc sửa chữa từng linh kiện riêng lẻ mà không cần thiết phải tháo rời các linh kiện khác. Việc bảo vệ các phần điện sống phải được thực hiện bằng cách dùng khóa lẫn, dao cách ly, che chắn hoặc tổng hợp các biện pháp trên. Phải có nhãn báo nguy hiểm để chỉ các phần nào vẫn còn điện khi dao cách ly đã cắt và các phần này phải có lưới bảo vệ để ngăn chạm vào.

Catalog thiết bị và đặc tính kỹ thuật của nhà chế tạo phải được trình cho Chủ đầu tư để xem xét và các chi tiết phải được trình để duyệt truớc khi đặt hàng.

Các tài liệu phải có đầy đủ thông tin để cho Chủ đầu tư có thể xác minh được thiết bị phù hợp với Yêu cầu kỹ thuật và bản vẽ. Không chấp nhận các tờ bướm quảng cáo.

  1. HỆ THỐNG HỌNG / CUỘN VÒI CHỮA CHÁY
  • Van chữa cháy

Van chữa cháy phải được lắp đặt như ghi trên bản vẽ. Trong mọi trường hợp van chữa cháy phải được lắp đặt sao cho điểm thấp nhất của van phải cao hơn sàn hoàn thiện 1250mm.

Van chữa cháy phải có kiểu được cơ quan PCCC duyệt và phải phù hợp với tiêu chuẩn BS5041. Van phải có đầu nối bích theo tiêu chuẩn BS 4504 PN16 ANSI hoặc ren theo tiêu chuẩn BSP, một đầu nối cái loại lắp nhanh được gắn với một nắp và nắp này được giữ lại bằng một dây xích, một tay quay, một khoen chêm có thể thay thế được dùng để vặn van xuống, được thử nghiệm ở áp suất 1,5 lần áp suất làm việc tối đa và có ghi tên nhà sản xuất. Van phải có tay quay nằm ngang bên trên, miệng van hướng xuống góc 450.

Van chữa cháy phải được đóng bằng cách xoay tay quay theo chiều kim đồng hồ và chiều mở van phải được đánh dấu trên tay quay bằng một mũi tên được đúc nổi

Khi van giảm áp được dùng với họng chữa cháy, van này phải được kết hợp bên trong van chữa cháy và nó phải là kiểu được điều khiển bằng van chữa cháy .

Tang cuộn vòi chữa cháy

Cuộn vòi chữa cháy phải là loại xoay, với khớp đôi xoay, cho phép cuộn vòi được lắp đặt trong hộp âm tường. Cuộn vòi đạt tiêu chuẩn BS EN671-1, cuộn vòi cao su sẽ có đường kính trong 25mm và chiều dài không nhỏ hơn 30m.

Cuộn vòi cao su dùng cho tang cuộn vòi chữa cháy phải liên tục, cao su gia cố phải không được xoắn, ở đầu vòi có gắn lăng phun. Phải dùng vòng kẹp bằng thép cadmium để nối vòi ở hộp chữa cháy và ở đầu lăng phun.

Đầu lăng phun được chế tạo theo tiêu chuẩn BS EN671-1, có thể chỉnh thành tia gom hoặc xòe và có thể đóng hoàn toàn.

Tang vòi phải được chế tạo cứng vững bằng thép tấm dày 2mm và được sơn màu đỏ. Nó phải được xoay nhẹ nhàng trên bạc đạn kín và được gắn con lăn nilon để cho cuộn vòi được xả ra dễ dàng. Các chốt phải bằng hợp kim đồng thiếc. Các thanh dẫn vòi phải làm bằng hợp kim nhẹ.

Cuộn vòi phải được đặt trong hốc được tính trước.

Một van chặn bằng thau 25mm được lắp ở ống cấp chính cho mỗi cuộn vòi. Van được đóng mở bằng tay quay, trên tay quay có đúc nổi chiều mở bằng mũi tên hoặc bằng chữ.

Một racco được lắp giữa van chặn và ống cấp chính và mỗi cuộn vòi để có thể tháo các cuộn vòi để bảo trì hoặc sửa chữa một cách riêng rẽ. Cuộn vòi phải được lắp trên giá đỡ.

Hộp đựng cuộn vòi phải có kiểu được duyệt, với mặt kính phía trước và ổ khóa để tránh sử dụng cuộn vòi sai mục đích.

Một bảng hướng dẫn sử dụng phải được lắp gần mỗi cuộn vòi trên tường hoặc mặt ngoài hộp.

Họng tiếp nước cho xe PCCC

Họng tiếp nước phải được cơ quan PCCC duyệt. Họng gồm đầu nối đôi, loại tháo mở nhanh đầu đực và được lắp van một chiều. Một ống xả,  dùng để xả nước về nơi gần nhất.

Bộ van giảm áp

Bộ van giảm áp phải được lắp ở những nơi ghi trên bản vẽ. Mỗi van giảm áp phải kèm với ống, van chặn, bộ lọc Y, van điều khiển áp suất, van bypass, van xả an toàn, đồng hồ áp suất và các thứ tương tự.

Van giảm áp được lắp đặt cho mục đích giảm áp suất nước ở phía sau van đến giá trị quy  định cho cả hai trường hợp có dòng chảy và không có dòng chảy.

Yêu cầu kỹ thuật khác:

Phải bảo đảm lưu lượng 16 l/s cho cỡ van 4”

Chỉnh áp tới 11 bar hoặc hơn

Cho áp chênh lệch giữa đầu vào và đầu ra nhỏ hơn 1 bar

Nối bích theo tiêu chuẩn ANSI

Có chứng nhận MEA và là loại van chuyên dụng cho chữa cháy

Có chứng nhận UL hoặc tương đương

  1. LẮP ĐẶT ĐƯỜNG ỐNG
  • Tổng quát

Phần này bao gồm tất cả ống, ống xả, phụ kiện ống, kể cả giá treo, đai treo, bulon neo, khớp dãn nở, ống lót và tất cả phụ tùng đi theo để hoàn tất hệ lắp đặt ống hoàn chỉnh.

Các chi tiết của tất cả giá đỡ ống, khối ma sát và bulon neo phải được đệ trình để duyệt trước khi đặt hàng và bắt đầu công việc.

Ống

Đặc tính kỹ thuật cho vật liệu lắp đặt ở các chức năng khác nhau phải phù hợp với bảng  tiêu chuẩn sau:

Chức năng Kích thước ống Đặc tính
Ống cho họng chữa cháy, trụ chữa cháy, đường nước cấp của thành phố, hệ chuyển tiếp DN25->150mm

(trên mặt đất)

DN25->150mm

(dưới mặt đất)

Thép tráng kẽm loại vừa

Theo BS1387:1967

Thép tráng kẽm loại dày

Theo BS1387:1967

Ống xả tràn, ống không chịu áp lực DN25->150mm

 

Thép tráng kẽm loại vừa

Theo BS1387:1967

Tất cả ống phải mới, phải sạch sẽ cả trong lẫn ngoài, được làm sạch ba dớ, các vật cản trở, cáu cặn và các sai sót khác trước khi sơn chống rỉ, sơn lót và lắp đặt.

Ống đưa tới công trường phải có dải màu của nhà chế tạo để phân biệt loại, vật liệu, nhà chế tạo.

Tất cả ống đặt âm dưới đất phải được bọc hai lớp “Denso”, “Bituflex” hoặc băng bitum tương đương trước khi lắp đặt.

Các phụ kiện nối ống

Nối ống tráng kẽm phải phù hợp với tiêu chuẩn BS143 và phải thích hợp với áp suất làm việc nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được nhỏ hơn 1,5 lần áp suất tối đa của hệ thống. Không được chế tạo các nối ống từ đoạn ống cắt ra ở công trường.

Khi có thay đổi về đường kính ống, chỉ được dùng một nối giảm cấp.

Khi ống đi xuyên qua vách tường hầm hoặc bể chứa nước, phải dùng mặt bích chống nước cùng với vật liệu chống thấm được duyệt.

Khi có thể được thì nên dùng co lơi (bán kính lớn), không được dùng co vuông hoặc co có bán kính nhỏ.

Các tê phải là loại cong hoặc kiểu co đôi ngoại trừ loại tê vuông góc chỉ dùng cho xả gió hoặc xả nước.

Không được dùng giật cấp ren, khi cần giảm đường kính ống phải dùng giảm cấp hoặc dùng tê. Giảm cấp lệch tâm được dùng khi cần bảo đảm xả nước tốt hoặc khi cần tránh túi khí.

Nối ống

Khi nối ống bằng ren, đoạn ống phải được cắt bằng dao cắt ống tiêu chuẩn, ven ren bằng dao làm ren sạch, bén, đúng tiêu chuẩn và các đầu ống phải được vạt cạnh. Ren phải được cắt theo tiêu chuẩn BS21. Không được dùng dây bố và sơn để làm kín các mối ren không đúng cách. Không được để dây, mỡ hoặc hỗn hợp trét chui vào lỗ ống khi làm kín mối ren. Cả ống và đầu nối ống phải được làm sạch trong ngoài trước khi trét kín.

Gioăng mặt bích trong hệ thống ống phải được dùng để giúp cho việc tháo thiết bị ra để kiểm tra hoặc sửa chữa được dễ dàng. Mặt bích phải là loại thép rèn, phẳng mặt theo kiểu phù hợp với tiêu chuẩn ANSI “Mặt bích & bulon cho ống, van, và đầu nối” với cấp áp suất thích hợp với áp suất làm việc của hệ thống nhưng không nhỏ hơn 10 Bar. Mặt ép gioăng của mặt bích phải thật song song với nhau và phải thẳng hàng. Gioăng phải là loại phù hợp và phải được duyệt có bề dày ít nhất 1,5mm được lắp cho mỗi cặp mặt bích. Bulon phải là loại có đầu lục giác và phải có chiều dài thích hợp sao cho ít nhất ba vòng ren còn dư ra ngoài sau khi đã siết đai ốc lục giác chặt cùng với gioăng.

Ống tráng kẽm và đầu nối từ 50mm trở xuống phải nối bằng ren. Ống và đầu nối 65mm và lớn hơn phải dùng mặt bích.

Đỡ ống

  • Ống Lắp Trong Nhà

Thiết kế và lắp đặt cho tất cả giá đỡ ống phải phù hợp với quy phạm về lắp đầu phun tự động và tiêu chuẩn BS5306 Phần 2.

Ống phải được đỡ bằng kết cấu toà nhà và giá đỡ phải phù hợp cho tải khi có đầy nước cộng với ít nhất 120kg ở điểm treo.

Ống đứng phải được đỡ ở khoảng cách ít nhất là một tầng.

Ống nằm ngang phải được đỡ bằng thép dẹt điều chỉnh được hoặc giá clevis treo bằng ti cán nóng có đường kính.

Đầu ti treo phải được ven ren và không được hàn vào đai ốc.

Không được dùng kẹp gỗ.

Tất cả giá đỡ ống, ti treo, bát kẹp phải như sau:

Vị trí: Giá đỡ, ti treo và bát kẹp bên ngoài và bên trong Thép xây dựng nhúng kẽm theo Tiêu chuẩn BS729:1971 Phần 1 Bề dày lớp nhúng ít nhất 0.085mm.

Tất cả bulon và đai ốc phải được mạ kẽm hoặc cadmium theo BS3382: Phần 1 và 2 với lớp tráng dày ít nhất 0.025 mm.

Giá đỡ phụ phải được đặt kế bên van tay, thiết bị tương tự, và các hạng mục lớn khác lắp trên đường ống để bảo vệ ống không bị lực tác động không cần thiết. Giá đỡ phụ cũng phải được lắp ở các đầu nối của bơm và các thiết bị tương tự với tác dụng như trên.

Bulon neo cho ống phải được lắp theo yêu cầu và nó phải được hàn vào khung thép hình, khung này được lắp vào kết cấu tòa nhà.

Chi tiết của tất cả đỡ ống, khối trượt và bulon neo phải phù hợp với tiêu chuẩn BS3974 và phải được Chủ đầu tư duyệt trước khi đặt hàng và tiến hành công việc.

  • Ống Lắp Dưới Mặt Đất

Ống phải được đỡ ở khoảng cách không lớn hơn 3m.

Các khối trượt phải được lắp đặt ở các vị trí đường ống thay đổi hướng (ở các co, tê), dừng (đầu cuối) hoặc thay đổi đường kính (ở các giảm cấp). Chi tiết lắp đặt và tính toán cho các khối trượt, bulon neo và giá đỡ phải được Nhà thầu đệ trình trước khi tiến hành công việc.

Ống lót

Nhà thầu phụ phải cung cấp ống lót để đúc vào bê tông ở nơi ống đi xuyên qua kết cấu bê tông. Khi ống lót được đặt xuyên sàn, chúng phải dư ra ít nhất là 50mm khỏi mặt sàn hoàn thiện.

Khoảng trống tối thiểu giữa ống và ống lót phải từ 12mm đến 25mm.

Kích thước của ống lót phải như sau:

Kích thước ống danh định (mm) Kích thước ống lót (mm)
25 65
32 65
40 80
50 80
65 100
80 150
100 150
150 250
200 300

Ống lót đi xuyên qua vách chống lửa hoặc tường hoặc sàn phải là ống tráng kẽm (BS1387:1967 loại trung bình). Khoảng trống chung quanh ống lót phải được chèn bằng chất chống cháy loại mềm có độ chống lửa tương đương với vách chống lửa. Hai đầu ống lót phải được làm kín bằng mattic không đông cứng. Nhà thầu phụ cũng cần phải sơn hoàn thiện ống lót.

Khi ống lót nằm ở phần đã hoàn thiện, phải lắp thêm bằng cách vặn vít tấm bít ở đầu ống lót làm bằng thép mạ crôm.

Ống lót cũng cần phải đặt ở nơi ống đi xuyên qua tường ngoài hoặc mái. Không gian giữa ống và ống lót phải được chèn kín bằng chất mattic mềm, kín khí và kín nước.

Lắp đặt ống

Tất cả ống phải được lắp đặt phù hợp với kết cấu, kiến trúc và các điều kiện chức năng và không can thiệp vào công việc của các Nhà thầu khác.

Tất cả ống phải được lắp đặt và treo đỡ sao cho chúng không bị tác động quá mức do ứng suất gây nên bởi trọng lượng nước cộng với trọng lượng bản thân, lực động do dòng chảy của lưu chất, và độ co dãn do sự thay đổi nhiệt độ.

Ống nối vào bơm nước phải được đỡ riêng rẽ sao cho không có lực tác động nào lên thành bơm.

Khi lắp đặt phải hết sức kỹ lưỡng để có hình thức gọn ghẽ và đẹp, cũng như phải đảm bảo độ thẳng hàng và độ dốc.

Phải cẩn thận không để túi khí hiện diện trong ống. Khi cần thiết phải lắp các xả gió và phải nối ống nước dư tới chỗ xả sàn gần nhất.

Ống để trong kho ở công trường hoặc đã được lắp đặt phải có đầu bít bằng kim loại hoặc nút bằng gỗ để ngăn chặn các mảnh vỡ do xây dựng.

Phải cẩn thận khi làm vệ sinh tất cả ống trước, trong khi và sau khi lắp đặt, và phải ngăn ngừa vật lạ lọt vào trong ống. Nhà thầu phụ phải chịu trách nhiệm về các hư hỏng xảy ra do mảnh vỡ sót lại trong ống.

Sau khi kết thúc việc thử nghiệm tất cả ống, Nhà thầu phụ phải làm sạch, xả và đổ nước đầy trở lại.

Van

Tất cả van phải là loại được duyệt phù hợp với các tiêu chuẩn đã nói ở phần “Yêu cầu chung” ANSI hoặc JIS và có áp suất làm việc bằng 150% áp suất của hệ thống .

Tốt nhất là các van phải do cùng một Nhà chế tạo.

Các van phải được lắp đặt và phải dễ dàng tiếp cận để thử nghiệm và bảo trì.

Tất cả van chặn phải thuận chiều nghĩa là siết lại theo chiều kim đồng hồ. Tay van phải được đánh dấu rõ ràng chiều đóng van và một kim chỉ thị chỉ rõ van đang đóng hoặc mở.

Van thử nghiệm phải được lắp ở các vị trí ghi trên bản vẽ và tại các điểm sau:

Phía sau mỗi công tắc dòng chảy lắp một van đồng 15mm có đầu lấy áp một chiều bằng bi.

Ở phía sau công tắc áp suất đầu đẩy của tất cả bơm cứu hoả lắp van xoay 20mm.

Tất cả van phải cách khoảng nhau một khoảng thích hợp cho bảo trì và cho vận hành. Tất cả van phải có kích thước không nhỏ hơn đường kính ống. Van được lắp đặt cao hơn sàn 2m, tuỳ vị trí, phải có xích vận hành.

Van cổng có kích thước danh định 50mm và từ 50mm trở xuống phải:

Theo chuẩn ASTM hoặc JIS, kiểu dùng ti lên xuống loại cứng có tay quay, miếng chận bằng đồng thau.

Thân bằng đồng thiếc, lắp bằng ren theo chuẩn ASTM hoặc JIS, lắp ren theo BS21 hoặc JIS B 2011

Van cổng có kích thước danh định từ 65mm trở lên phải:

Theo tiêu chuẩn ASTM hoặc JIS thân bằng gang với ti bằng đồng thau và miếng chận bằng đồng thiếc hoặc ti bằng thép không rỉ

Lắp ráp bằng mặt bích theo chuẩn ANSI.

Van bi có đường kính danh nghĩa từ 50mm trở lên phải:

Theo tiêu chuẩn ASTM hoặc JIS thân bằng gang có ti

Dùng mặt bích theo chuẩn ANSI theo định mức ở áp suất làm việc .

Van cầu phải là kiểu hình côn có ti lên xuống. Thân làm bằng đồng thiếc (BS5154) cho van có đường kính đến 50mm và bằng gang (BS5152) cho kích thước 65mm và lớn hơn.

Van một chiều kiểu cánh xoay. Thân làm bằng đồng thiếc (BS5154) ASTM hoặc JIS cho van có đường kính đến 50mm và bằng gang (BS5152) ASTM hoac JIS  cho kích thước 65mm và lớn hơn.

Khớp nối mềm

Khớp nối mềm phải là loại hai vỏ gợn sóng, kích thước bằng đường ống, được làm bằng nhiều lớp sợi nylon được gia cố bằng vòng dây để có thể chịu được lực chảy và áp suất làm việc và áp suất đột ngột thường thấy trong nhiều hệ thống nước và áp suất phải được định mức ở 150% áp suất làm việc.

Tất cả khớp nối mềm phải có mặt bích theo chuẩn ANSI và phải phù hợp để nối ống và thiết bị.

Giữa hai mặt bích của nối mềm phải được lắp thanh khống chế ( control rod )

Xả khí

Van xả khí phải được gắn ở các điểm cao với ống xả nước dư được dắt về điểm xả gần nhất.

Điểm xã

Van xả phải được lắp để bảo đảm mỗi đoạn ống đều có thể xả nước được.

Bộ lọc trên đường ống

Đối với đường ống có đường kính danh nghĩa giữa 15mm và/ kể cả 50mm các bộ lọc phải là loại ven ren, thân đồng thau kiểu Y có màng lọc bằng đồng thau hoặc thép không rỉ.

Đối với đường ống có đường kính danh nghĩa tư  65mm trở lên, bộ lọc phải là loại có mặt bích theo chuẩn ANSI.

Bộ lọc phải có lỗ lọc có đường kính không lớn hơn 2mm.

Đầu phun

Đầu phun tuân thủ BS EN 12259­1:1999.Khoảng nhiệt độ chọn không thấp hơn 30°C cao hơn điều kiện nhiệt độ cao nhất thấy trước.

Cụm nắp che gắn với đầu phun làm bằng kim loại và gắn chặt để không bị tuột ra và gây tác động bất lợi cho hoạt động hoặc luồng nước phun ra của đầu phun. Cụm nắp che âm chỉ được sử dụng với các đầu phun được liệt kê cho kiểu lắp như vậy.

Những nơi mà đầu phun được lắp đặt tại vị trí có thể bị va chạm cơ học, chúng phải được lắp đặt với khung che kim loại.

Đầu phun và cụm nắp che phải có màusắc được phê duyệt bởi Nhà tư vấn. Đã có tối thiểu các lựa chọn bao gồm màu trắng, trắng mờ, kem, đen và mạchrome.

Dãi nhiệt độ, phân lớp và mã màu của đầu sprinkler

 

 

Nhiệt độ tối đa tại trần nhà Dải nhiệt độ Phân lớp nhiệt độ Mã màu Màu của bình thủy tinh Khu vực sử dụng
38oF 55~77oC Ordinary Uncolored or black Orange or red Ordinary
66oF 79~107oC Intermediate White Yellow or green Grenerator room and kitchen

Khớp nối dãn nở

Ống phải có thể co dãn được bằng cách đổi hướng ống, hoặc áp dụng vòng dãn nở, khi có ghi trên bản vẽ hoặc không ghi.

Tại các khe co dãn của tòa nhà (độ dãn hướng kính 150mm) và tại nơi khác khi cần thiết, phải cung cấp thêm các khớp nối bù dãn nở loại bằng thép không rỉ hướng kính hoặc loại có khớp lồng với nhau cùng với tất cả thanh dẫn hướng cần thiết v.v, như hướng dẫn của nhà chế tạo. Ngoài ra cũng cần cung cấp khớp dãn nở dài 100mm tại các khe co dãn của tòa nhà.

Áp suất làm việc của khớp dãn nở phải không ít hơn hai lần áp suất làm việc của hệ thống.

Thử nghiệm ống trong hệ có nước

Tất cả ống của hệ phải được thử thủy lực toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ công việc, phù hợp với các yêu cầu sau và các yêu cầu của các cơ quan chức năng.

Nhà thầu phụ phải thông báo khi đã hoàn tất việc thử nghiệm hệ ống của mình và chắc chắn rằng toàn hệ đã tuyệt đối kín. Sau đó việc thử nghiệm phải được tiến hành đặc biệt hơn như đã mô tả trước sự chứng kiến và đồng ý của Chủ đầu tư.

  1. BƠM
  • Tổng quát

Nhà thầu phải cung cấp và lắp đặt tất cả các bơm cho hệ thống chữa cháy bao gồm các bơm chữa cháy tự động dùng động cơ điện, bơm chữa cháy cuộn vòi dùng diesel. Cung cấp tất cả các phụ kiện để lắp đặt các bơm nước chữa cháy, với kiểu và dải hoạt động như ghi trên bản vẽ. Các bơm phải có kiểu được duyệt để dùng làm bơm chữa cháy. Tất cả các bơm phải do cùng một hãng sản xuất và phải được Chủ đầu tư duyệt.

Công suất và cột áp của bơm phải phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn đã nêu ở phần tiêu chuẩn thiết kế.

Đường đặc tính không cho phép bơm hoạt động quá tải. Tại điểm 0% về lưu lượng thì áp lực không vượt quá 140% áp lực thiết kế. Bơm phải hoạt động được 150% lưu lượng thiết kế. Tại điểm đạt 150% lưu lượng thì áp lực không thấp hơn 65% áp lực thiết kế.

Trọn bộ bơm phải được cung cấp từ một đại diện được xác nhận của Nhà chế tạo và chứng chỉ xác nhận đặc tính của các bơm này phải đạt tiêu chuẩn NFPA 20 và được đệ trình cho Chủ đầu tư để duyệt trước khi lắp đặt.

Kiểu

Vỏ bơm phải làm bằng gang cầu / thép đúc được gia công chính xác.

Cánh công tác phải bằng đồng thiếc, được cân bằng và được khóa vào trục. Các cánh dẫn hướng phải bằng hợp kim đồng và các đường nước phải được gia công nhẵn.

Khớp nối phải có vỏ bảo vệ theo tiêu chuẩn cho trong BS5304.

Cánh công tác khi được chọn phải được vát, khi cần thiết, để phù hợp với đặc tính hoạt động được chỉ định.

Tất cả các bơm phải được chế tạo để phù hợp với điều kiện vận hành và áp suất thử nghiệm. Bơm nước phải có bạc đạn và kết cấu hoàn toàn phù hợp cho sử dụng ở nhiệt độ lên đến 600C.

Bơm phải được chọn sao cho điểm hoạt động thiết kế phải ở chung quanh 5% của điểm hiệu suất tối đa.

Môtơ điện phải được chọn sao cho hoàn toàn không quá tải ở bất cứ điểm đặc tính nào của bơm trên giản đồ và phải định mức ở 120% công suất cần thiết ở điểm thiết kế. Tất cả môtơ phải có hệ số công suất không nhỏ hơn 0.85 ở điểm công suất thiết kế.

Mỗi bơm phải có van xả khí, xả nước dư và đồng hồ áp suất ở mỗi đầu hút đẩy của bơm.

Vỏ bơm phải chịu được áp suất bằng 150% áp suất hệ thống.

Điều khiển bơm

Thời gian khởi động của bơm cứu hỏa phải không quá 10 giây.

Bơm tăng áp phải khởi động trước bơm chính để giữ cho áp suất trong hệ thống không bị suy giảm do các rò rỉ rất nhỏ trong hệ thống. Nó phải được tự động tắt khi áp suất trong hệ được phục hồi về trạng thái bình thường hoặc khi bơm chính hoặc bơm dự phòng hoạt động. Cho mục đích này, một timer chỉnh được từ 0 – 3 giây được lắp đặt trong hệ điều khiển.

Phải có biện pháp để ngăn chặn bơm khởi động khi nước trong hồ ở mực quá thấp.

Thời gian chuyển tiếp từ bơm chính sang bơm dự phòng để duy trì hoạt động bơm phải không được quá 15 giây. Không chấp nhận việc đổi bơm không có thời gian trễ.

Hệ điện điều khiển kết hợp với công tắc thời gian, rơ le và công tắc tơ phải được sắp xếp sao cho bơm đang chạy phải tiếp tục chạy trong thời gian điện ngắt quãng để chuyển từ điện bình thường sang nguồn điện ưu tiên.

Lắp đặt bơm

Bơm phải được lắp đặt cùng với toàn bộ bơm và máy kéo đặt trên dàn khung chung được gia công phẳng và đạt độ đồng tâm chính xác.

Khung bơm phải được đặt trên đế quán tính bằng bê tông, khung này được đặt trên móng đàn hồi dùng bấc cứng có tỉ trọng cao. Trọng lượng của đế quán tính phải bằng hai lần trọng lượng vận hành của toàn bộ bơm/môtơ. Chi tiết kỹ thuật phải được đệ trình cho Chủ đầu tư để duyệt trước khi lắp đặt.

  1. CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ
  • Công tắc dòng chảy

Các công tắc dòng chảy phải được lắp đặt như ghi trên bản vẽ.

Mỗi công tắc dòng chảy phải phù hợp với đường kính ống và lưu lượng dự kiến

Các phần tử kim loại của công tắc dòng chảy có tiếp xúc với nước phải được làm bằng kim loại không gỉ và phải được ngăn cách với ống nước (là kim loại bị gỉ) để chống ăn mòn điện hóa.

Các công tắc dòng chảy phải được sản suất chuyên dùng cho hệ thống chữa cháy

Công tắc áp suất

Các công tắc áp suất phải là loại chỉnh chênh lệch, có nắp che chống nước. Chúng phải là loại vận hành bằng điện cho màng, ống nhúng co giãn hay ống bourdon và phải có bộ phận điều chỉnh điểm cài đặt kết hợp với thiết bị trễ thời gian.

Dải áp suất phải là hệ mét và không được vượt quá áp suất làm việc tối đa hoặc chênh lệch áp suất tối đa của điểm đo trên ống là 50%.

Công tắc áp suất phải có đủ độ nhạy để phát hiện điều kiện chỉ có một đầu phun đang hoạt động.

Công tắc áp suất phải là lọai chuyên dùng cho hệ thống chữa cháy

Đồng hồ áp suất

Các đồng hồ áp suất phải được lắp đặt ở các vị trí ghi trên bản vẽ và ở các vị trí can  giám sát áp suất. Chúng phải phù hợp với tiêu chuẩn BS 1780:1985 và phải có đường kính mặt  là 100mm.

Đồng hồ áp suất phải có thang chia có trị số không quá 20kPa cho trị số thang chia tối đa 1000kPa, không quá 50kPa cho trị số thang chia tối đa1600kPa, không quá 100kPa cho trị số thang chia tối đa trên 1600kPa. Trị số thang chia tối đa của đồng hồ phải là 150% của áp suất làm việc tối đa có liên quan.

Các đồng hồ áp suất phải có thể tháo ra mà không làm xáo trộn việc lắp đặt.

Khi có hiện tượng áp suất nhồi, phải lắp thêm một nút giảm rung bằng thép không gỉ cùng với đồng hồ áp suất.

Tất cả đồng hồ phải có kim đen, đỏ chỉ quá áp và kim đỏ chỉ áp suất làm việc bình thuờng.

Công tắc chỉ độ cao mực nước

Công tắc mực nước phải là loại không phao dùng điện cực cảm biến kín nước và bộ điều khiển chứa mạch đóng ngắt và rơ le điều khiển.

Phải có tính năng thông qua để có thể điều khiển bằng tay các bộ bơm.

Điện cực cảm biến và bộ điều khiển phải phù hợp cho nhiệt độ làm việc lên đến 55oC và độ ẩ m 85%.

Các mặt tiếp xúc điện phải phù hợp cho điện áp và dòng của mạch điều khiển và phải làm bằng loại hợp kim được chấp nhận.

Bình chữa cháy xách tay loại CO2 và bột ABC

Các bình chữa cháy xách tay sẽ được lắp đặt tại những vị trí được xác định trên bản vẽ .

Các bình chữa cháy phải có chứng chỉ thử nghiệm, kiểm tra theo tiêu chuẩn TCVN 7026-2002 và được cấp phép của công an PCCC.

  • THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP LẮP ĐẶT
  1. Tổng quát

Tủ điện điều khiển các bơm nước chữa cháy phải đạt được giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn.

Phần này bao gồm các yêu cầu chung về lắp đặt điện.

Nhà thầu phụ phải cung cấp và lắp đặt tất cả các dây điện, thiết bị đóng cắt và những thứ tương tự cần thiết cho hoạt động đồng bộ an toàn và hợp lý của hệ thống này.

Toàn bộ công việc lắp đặt điện phải phù hợp với quy định và yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương. Tiêu chuẩn IEC phải được xem như là tiêu chuẩn tối thiểu khi thực hiện các công việc lắp đặt điện.

Tủ điện điều khiển bơm

Trước khi khởi công bất kỳ việc gì liên quan đến tủ điều khiển bơm, Nhà thầu phụ phải đệ trình cho Chủ đầu tư, bản vẽ bố trí có trình bày đầy đủ kích thước, trọng lượng tổng, cách kết nối, đường kính cáp, cách nối đầu cáp của cả nguồn điện vào và ra.

Tủ điện phải được làm bằng tole thép dày tối thiểu 1,6mm, sơn tráng men (enamel), màu của tủ điện phải được Chủ đầu tư duyệt.

Tủ điện phải là loại treo tường và phải có cửa xoay có bản lề và khóa lại được, có gioăng kẹp vào chỗ bằng phương pháp cơ khí. Phía trên đầu tủ đựng các công tắc điều khiển, thiết bị gíam sát và đèn báo. Tất cả các phụ kiện của cửa phải được mạ crôm.

Tủ điện điều khiển bơm phải đựng dao cắt chính, thanh cái, các dao nhánh hoặc MCB, các bộ khởi động môtơ, rơle phụ, cầu chì mạch điều khiển, nút nhấn on/off, các công tắc chọn an/auto, công tắc chọn duty/standby, đèn báo nguồn, đèn báo bơm chạy/sự cố, báo động mực nước cao/thấp, ampe kế, block đấu dây, hệ dây nối và phụ kiện cho sự hoạt động của bơm. Tất cả thiết bị điện phải phù hợp với các yêu cầu trong các chương có liên quan.

Cầu dao chì

Tất cả các cầu dao chì và cầu dao cách ly được dùng cho tủ điện phải phù hợp với các yêu cầu của IEC408 và IEC 439-1. Tất cả những mặt tiếp xúc điện phải được phủ hoàn toàn bằng hợp kim bảo vệ và có công suất cắt khi vận hành bằng tay phù hợp theo tiêu chuẩn Anh(BS).

Cầu dao chì/cầu chì phải được thiết kế đề dùng chì HRC theo IEC269-2.

Hoạt động của các cầu dao chì phải không phụ thuộc vào người vận hành, nó phải tác động đóng/mở nhanh.

Cấp sử dụng của cầu dao chì, cầu dao cách ly phải là AC-23, có khả năng đóng ngắt khi mang tải động cơ.

Cầu dao cách ly và cầu dao chì lắp ở cửa tủ điện phải có cơ cấu khóa lẫn giữa cửa với cơ cấu đóng mở của dao, sao cho cánh cửa tủ không thể mở được khi dao ở vị trí “ON”. Tương tự, dao cũng không thể đóng khi cánh cửa tủ ở vị trí mở, ngoại trừ trường hợp có một cơ cấu đặc biệt giúp cho người có chức năng loại trừ được tác động trên, dùng cho công tác thử nghiệm, lúc đó có thể đóng dao khi cửa tủ vẫn mở.

Phải có chỉ thị rõ ràng các trạng thái “ON”, “OFF” bằng các kết nối cơ khí hoặc bằng phương tiện khác.

Tay nắm của cầu dao phải có thể rút vào trong hộp được ở bất kỳ trạng thái “ON” hay “OFF”.

Trong các cầu dao chì TP&N, phải có lắp thanh nối trung tính siết bằng bulon, đối với loại đơn cực, dao cắt trung tính và dao cách ly, dây trung tính được lắp thông qua bulon.

Tất cả các cầu dao phải có ổ khóa và khóa được ở bất kỳ vị trí đóng hoặc mở.

Cầu dao tự động (Miniature Circuit Breakers MCB)

Tất cả các MCB phải là loại 3 cực hay đơn cực và phải phù hợp với tiêu chuẩn IEC898. Các MCB phải được xếp loại nhả ngắt là type 2 cho đèn thông thường / mạch động lực và type 3 cho tải động cơ theo quy định của IEE lần xuất bản 15.

Thân và đế của MCB được làm bằng bakelite đúc, hoặc vật liệu tương đương và thiết bị phải được làm kín sau khi lắp ráp.

Các mặt tiếp xúc mang tải phải được làm bằng bạc/tungsten và cơ cấu đóng mở phải được thiết kế sao cho nó có tác động làm sạch lúc đóng cũng như lúc mở.

Cơ cấu đóng mở phải là loại không tự đóng khi nhả ngắt, dùng để bảo vệ các mặt tiếp xúc mang tải không đóng lại được khi đã xảy ra sự cố.

Mạch bảo vệ chống quá tải và ngắn mạch phải sử dụng loại từ-nhiệt hoặc loại từ-thủy lực để ngắt mạch khi quá tải bằng nhiệt và ngắt mạch khi có sự cố bằng từ/thủy lực.

Cơ cấu nhả ngắt phải được thiết kế sao cho các đặc tính thời gian/cường độ được ổn định theo IEC808.

MCB phải phù hợp và thử nghiệm mẫu (type test) theo BS3871. Sau đây là yêu cầu tối thiểu cho định mức dòng cắt:

Đầu nối cáp của MCB phải ở đỉnh và đáy của nó với hướng tiếp cận từ bên trên và phải đủ khoảng trống để lắp các đầu cốt bằng kim loại phù hợp với tiêu chuẩn EC808.

Phải có chỉ thị rõ ràng các trạng thái “ON”, “OFF”.

Tất cả các đầu dây cáp trước khi nối vào đầu nối dây của MCB phải được mạ thiếc.

Bộ khởi động Môtơ và khởi động từ

  • Yêu Cầu Chung

Các bộ khởi động phải là loại khởi động từ 3 cực, dập hồ quang bằng không khí, phải phù hợp và được thử nghiệm theo tiêu chuẩn BS4941. Mỗi bộ khởi động phải gồm có thiết bị đóng mở, thiết bị bảo vệ quá tải bằng nhiệt, công tắc chính và công tắc phụ, bộ điều khiển on/off và các đèn báo.

Các bộ khởi động phải được xếp loại nhả ngắt AC-3 cho mạch môtơ thông thường và AC-4 cho mạch môtơ như quy định trong IEC158-1, 158-1A, 158-1B. Bộ khởi động loại AC-3 phải có hệ số tải là 0.1 60% cho cả tải liên tục và tải gián đoạn. Bộ khởi động AC-4 phải có hệ số tải là 0.3 60% cho tải gián đoạn.

Các bộ khởi động phải được thử nghiệm sức chịu về cơ và điện theo tiêu chuẩn BS4941. Sức chịu về điện của bộ khởi động không được nhỏ hơn 0.1 triệu lần hoạt động có tải đối với loại AC-3 và 0.3 triệu lần hoạt động có tải đối với loại AC-4. Sức chịu về điện của bộ khởi động không được nhỏ hơn 1/20 lần sức chịu tương ứng về cơ.

Rơle nhiệt bảo vệ quá tải phải là type B ở nhiệt độ 400C và phải có khoảng chỉnh định từ 50% đến 150% cường độ vận hành.

Các bộ khởi động không lắp trong tủ điện phải được đựng trong hộp bằng kim loại hoặc bằng plastic có đường điện vô, nút bấm chạy dừng.

Mỗi bộ khởi động phải có các chức năng như sau:

Bảo vệ quá tải ở mỗi pha có thể điều chỉnh từ 80% đến 120% tải đầy

Phục hồi bằng tay

Bảo vệ từng pha

Bù trừ nhiệt độ môi trường

Cặp công tắc phụ cho tín hiệu quá tải

Timer trễ 0-30s loại solid state.

Các bộ khởi động loại giảm điện áp được dùng cho các trường hợp sau:

Môtơ 5.5kW và nhỏ hơn     Trực tiếp

Môtơ 7.5kW đến 37kW       Sao Tam giác chuyển tiếp kín

Môtơ 45kW & lớn hơn        Biến thế tự ngẫu chuyển tiếp kín

  • Bộ Khởi Động Sao-Tam Giác

Bộ khởi động chuyển tiếp “Sao-Tam giác” hở (Open transition “Star-Delta” OT.SD). Mỗi bộ khởi động chuyển tiếp “Sao-Tam giác” hở phải bao gồm các phần sau:

Một công tắc tơ chính phù hợp về công suất với mô tơ.

Các công tắc tơ dạng sao và tam giác phù hợp về công suất với mô tơ, được khóa  lẫn bằng cơ và bằng điện để ngăn cản việc hoạt động đồng thời.

Một rơ le bảo vệ quá tải ba cực phù hợp với các yêu cầu như mô tả trong phần  “Tổng Quát”.

Một rơ le chậm thời gian loại solid state có chu kỳ chậm thời gian có thể điều chỉnh được tối thiểu từ 0 đến 30 giây, để điều khiển các công tắc tơ chuyển đổi sao / tam giác.

Bộ khởi động chuyển tiếp “Sao-Tam giác” kín (Closed transition “Star-Delta”  CT.SD). Mỗi bộ khởi động chuyển tiếp “Sao-Tam giác” kín phải bao gồm các phần sau:

Thiết bị như mô tả trong “Bộ khởi động chuyển tiếp Sao-Tam giác hở”.

Điện trở chuyển mạch định mức phù hợp cho phép dòng điện nguồn xấp xỉ này tải trước khi mở nút Sao khởi động.

Một công tắc tơ chuyển tiếp có công suất phù hợp để thuận tiện cho việc nối với  điện trở trong suốt chu kỳ chuyển tiếp.

Các tiếp điểm phụ, bộ định giờ, v.v… cần thiết cho trình tự của hoạt động chuyển  tiếp.

  • Bộ Khởi Động Biến Thế Tự Ngẫu

Bộ khởi động dùng biến thế tự ngẫu phải là loại có nấc tiêu chuẩn và phải bao gồm các thiết bị sau:

Một bộ biến thế tự ngẫu vận hành bằng công tắc tơ có nấc 50%, 65%, 80% và gồm có công tắc tơ chính, công tắc tơ chạy và công tắc tơ Sao thông qua biến thế tự ngẫu, tất cả phải bao gồm các rơle phụ cần thiết và phù hợp với định mức của môtơ.

Một rơle bảo vệ quá tải 3 cực đáp ứng các yêu cầu như đã mô tả trong phần “Tổng quát”.

Một bộ thermostat dùng để bảo vệ biến thế tự ngẫu kèm rơle và nút nhấn phục hồi. Có thể dùng thermistor lắp trong cuộn dây của biến thế để sử dụng với rơle.

Một rơ le chậm thời gian loại solid state có chu kỳ chậm thời gian có thể điều chỉnh được tối thiểu từ 0 đến 30 giây, để điều khiển các công tắc tơ chuyển đổi.

Công tắc điều khiển

Các công tắc điều khiển phải là loại xoay, nhãn hiệu phải được Kiến trúc sư duyệt.

Mỗi một công tắc phải có kiểu lắp trên mặt tủ điện và đều phải có nhãn khắc được kiến trúc sư duyệt có ghi rõ thiết bị mà nó điều khiển hoặc nhiệm vụ của nó.

Nhà thầu phụ phải lắp công tắc thử ON-OFF-AUTO, đèn chạy màu xanh và đèn sự cố màu đỏ cho tất cả các bơm.

Cầu chì mạch điều khiển

Các cầu chì phải là loại cầu chì ống HRC theo IEC 269.

Các đế cầu chì, nếu cần thiết, phải làm bằng ceramic hoặc đúc bằng H.D. phenolic.

Đèn báo

Các đèn báo phải là loại có đèn trong, có màu, có nắp chụp được Chủ đầu tư duyệt và sử dụng điện thế thấp. Đèn có thể được thay thế từ bên ngoài mặt tủ.

Màu của các đèn báo phải được Chủ đầu tư duyệt trước khi lắp.

BLOCK đấu nối

Tất cả các khối đầu nối phải là loại đúc, kiểu cách điện chống tiếp xúc, chỉ dùng một vít để siết một đầu dây điều khiển. Mỗi block phải có mang số hiệu phù hợp với bản vẽ nối dây.

Sơ đồ nối dây

Nhà thầu phụ phải chuẩn bị bản vẽ thi công và sơ đồ điện điều khiển cho tất cả các tủ điện. Các bản vẽ này phải được Chủ đầu tư duyệt trước khi bắt đầu bất kỳ công việc nào.

Sơ đồ điện điều khiển phải trình bày mạch điều khiển riêng rẽ với mạch động lực và phải chỉ rõ kích thước của mỗi dây và màu, số, điểm đến của từng dây điều khiển.

Bản vẽ tủ điện phải liệt kê danh sách vật tư lắp trong đó, kể cả hiệu, model và nếu có thể được định mức cầu chì và các thông số chỉnh của tất cả các thiết bị có hiệu chỉnh.

Sơ đồ điện điều khiển phải được lắp gần tủ điện ở một nơi được Chủ đầu tư chỉ định, sơ đồ này được lộng trong kiếng hoặc nilon dày ít nhất là 3mm.

Dây cáp

Tất cả các dây dẫn phải là loại dây dẫn có vỏ bọc chống cháy FR chịu được nhiệt độ :

840oC trong 30phút theo KS F 2257, JIS A 1304

750oC trong 3 giờ theo IEC331

Nhà thầu phụ  xác nhận với Chủ đầu tư để duyệt các tải và kích thước dây cáp trước khi đặt hàng.

Tất cả các dây dẫn chính (kể cả dây trung tính) có màu đỏ, vàng và xanh trên suốt chiều dài, và pha mà nó nối vào. Tất cả các dây điều khiển phải được đánh dấu theo mã màu bằng cách dùng băng sọc dán lên màu nền.

Tất cả các dây chống cháy FR kể cả dây nối đất phải được luồn trong ống hoặc đi trong hộp đựng dây (trunking).

Để tránh hư hại có thể xảy ra cho cáp do giãn nở nhiệt, phải lắp thêm một co gần điểm kết thúc.

Dây cáp phải luôn luôn được xử lý cẩn thận, phải hết sức cố gắng tránh hư hại. Nó phải luôn luôn được kéo ra từ đỉnh của cuộn dây. Khi ngừng quay cuộn dây cáp cần tránh dây bị gãy và trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được kéo lê trên đất hoặc trên bêtông. Kiểu của con lăn cho cáp phải được Chủ đầu tư duyệt.

Sau khi nhà thầu phụ lắp đặt xong, tất cả các dây cáp phải được thử nghiệm độ liên tục và độ cách điện và các biên bản phải được đệ trình cho Chủ đầu tư để duyệt.

Dây cáp ruột đơn phải được luồn vào ống chỉ sau khi toàn mạng ống, hoặc một nhóm ống đã được lắp đặt xong, được thử nghiệm và chùi lau sạch sẽ.

Nhà thầu cung cấp đủ chiều dài dây cáp cho mỗi loại và mỗi kích cỡ để hoàn tất công việc lắp đặt, kể cả phần thừa cắt bỏ đi.

Ngoại trừ trường hợp cho phép bằng văn bản bởi Chủ đầu tư, kích cỡ dây cáp dùng trong các mạch khác nhau phải không nhỏ hơn sau đây:

Mạch nguồn                                     2,5mm2

Mạch tiếp đất                                   2,5mm2

Mạch điều khiển                              1,5mm2

Dây cáp đi ngang qua phòng đặt bồn dầu phải được đặt trong ống kim loại và sau đó được nhồi chất chống cháy.

Hệ thống luồn dây điện

Tất cả các ống phải là loại thép hàn tráng kẽm loại dày phù hợp với tiêu chuẩn chống ăn mòn CEE23. Không có ống nào có đường kính ngoài nhỏ hơn 20mm. Khi có thể được, ống phải được chôn âm trong bêtông trong lúc xây dựng, và được đặt nghiêng tự nhiên về phía hộp kéo dây. Các nút kín phải được dùng để bịt ống trước khi đổ bêtông để đảm bảo nước không chảy vào ống. Tại các khe co dãn của tòa nhà phải đặt khớp nối dãn nở.

Không được đặt ống chạy trên sàn nhà trong bất kỳ trường hợp nào.

Tất cả các ống được lắp đặt phải hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn IEC.

Tất cả các ống phải được thông sạch sẽ, không có bụi, lông vải và nước.

Các co ống phải được chế tạo tại hiện trường bằng máy uốn ống. Không chấp nhận ống bị móp do uốn.

Đoạn ống chạy giữa hai hộp kép dây không được có quá hai co 90 độ hoặc tương đương, và đoạn ống này không được dài quá 12m để dễ kéo dây.

Ống nhúng phải được dùng ở cuối ống chỗ nối với thiết bị cho mục đích chống rung hoặc để kéo thiết bị ra khi sửa chữa hoặc bảo trì.

Các ống nhúng bằng kim loại và phụ kiện nối cứng phải kín nước và phải có một dây nối đất riêng có sẵn ở bên trong để cho mạch nối đất được liên tục.

Các đầu nối và khoen siết phải bằng gang hoặc bằng sắt tráng kẽm. Các vít để siết bát kẹp phải làm bằng đồng.

Hộp nối ống

Các hộp tròn, nắp kiểu vòm hoặc kiểu phẳng phải làm bằng gang mềm, tráng kẽm theo tiêu chuẩn BS4568 Part II Class 4. Các hộp tròn lắp trên trần phải có chiều sâu tối thiểu là 60mm.

Các hộp nối chuyển cấp kích thuớc cùng với nắp làm bằng gang, tráng kẽm hoặc bằng tôn sắt phải có cấp bảo vệ chống rỉ phù hợp với tiêu chuẩn CEE23. Hộp phải có chiều sâu tối thiểu 50mm và các kích thước khác phải sao cho dây cáp lớn nhất phù hợp với ống đó có thể được kéo mà không phải uốn cong quá mức dây đó.

Hộp kim loại sử dụng làm vỏ cho các phụ kiện điện phải có chiều sâu 35mm, hộp có chiều sâu 47mm được dùng để đựng các thiết bị gia dụng như công tắc, ổ cắm và các thứ tương tự. Hộp phải có cấp chống rỉ cao.

Các ống đi vào hộp chuyển cấp và máy cắt phải được gắn khớp nối và đai siết hình lục giác.

Hộp đựng cáp (CABLE TRUNKING)

Hộp đựng cáp phải làm bằng tole dày 1mm, mỗi đọan có chiều dài tối thiểu 2m, được tráng kẽm với bể dày lớp tráng kẽm tối thiểu là 0.0025mm, sau cùng được sơn tĩnh điện. Nắp được định vị bằng lò xo hoặc bằng vít chìm. Cuối hộp đựng cáp phải có mặt bích để siết trực tiếp vào tủ điện hoặc máy cắt. Các miếng nối phải dùng vít siết có đầu đa giác, đai ốc và long đền chống xoay. Mỗi miếng nối phải có một dây đồng được siết bằng bulon tới hộp cáp kế cận để đảm bảo tiếp điện tốt.

Ống điện đi vào hộp đựng cáp phải được thực hiện bằng khớp nối và vòng siết bằng thau. Có thể khoan lỗ tại chỗ.

Hộp đựng cáp không được chứa quá số dây cáp cho phép theo quy định của tiêu chuẩn IEC.

Ti treo và giá đỡ phải dùng thép tráng kẽm theo ISO1459, 1460 và 1461. Bulon và đai ốc phải mạ kẽm hoặc cadmium theo BS3382 Part 1 và 2.

Nối đất

Tất cả các phần kim loại kết hợp với hệ điện nhưng không phải là thành phần của dây dẫn điện sống, kể cả các phần dẫn diện đặt lộ ra hoặc các phần dẫn điện từ bên ngoài tới, phải được nối chặt và có hiệu quả với hệ nối đất phù hợp với tiêu chuẩn IEC.

Đầu nối đất sẽ được cung cấp bởi nhà thầu điện cho mỗi phòng máy và phòng bơm.

Môtơ điện

Môtơ phải được chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn IEC276, IEC34 và IEC72.

Môtơ phải là loại kín, giải nhiệt bằng quạt, loại lồng sóc, cấp bảo vệ IP54.

Môtơ phải được chọn để có thể chạy quá tải ở 20% danh định trong điều kiện tải bình thường của bơm. Môtơ phải là loại 3 pha.

Định mức của môtơ phải căn cứ vào tải thường xuyên và liên tục ở môi trường đã xác định hoặc ở nhiệt độ 400C lấy điều kiện nào lớn hơn, phải có hiệu suất khi đầy tải không nhỏ hơn 0,85, hệ số công suất khi đầy tải không nhỏ hơn 0,85 trễ.

Cách điện cuộn dây phải là class F theo IEC85, cho phép nhiệt độ bên trong lên đến 800C cao hơn nhiệt độ môi trường, ngoại trừ có chỉ dẫn khác.

Các môtơ đều phải có hộp nối dây, các hộp này phải có kích thước như thế nào để đảm bảo đưa đầu cốt vào dễ dàng và đảm bảo đủ không gian cho dây cấp nguồn. Phải có một đoạn ống nối mềm để nối nguồn vào hộp nối dây.

Môtơ từ 3,7kW trở lên phải có bạc đạn ở hai đầu. Môtơ lớn hơn phải dùng bạc con lăn hoặc bạc đạn cầu loại rãnh sâu. Môtơ vận hành với trục nằm ngang phải dùng bạc đạn chống mất cân bằng ở hai đầu. Môtơ phải có tốc độ đồng bộ như đã ghi trong Danh sách thiết bị.

Môtơ phải được lắp trên một đế chung với thiết bị khi có thể được.

Catalog chi tiết của môtơ phải được đệ trình cho Chủ đầu tư để duyệt. Trong chừng mực có thể được, các môtơ được lắp đặt phải do cùng một nhà chế tạo.

Môtơ nặng trên 25kg phải có móc treo.

Tất cả các môtơ từ 20kW trở lên phải có thermistor hoặc một cảm biến nhiệt độ loại kín đặt trong cuộn dây và phải có đầu ra để nối với mạch bảo vệ môtơ.

  1. ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ

b.1 TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

Tiêu chuẩn thiết kế thông gió, điều tiết không khí: TCVN 5687: 1992

Hệ thống thông gió. Yêu cầu chung về an toàn: TCVN 3288:1979

Sổ tay Hiệp hội kỹ sư về sưởi ấm, làm lạnh và điều hoà không khí: ASHRAE Handbook 1989.

Tiêu chuẩn chất lượng không khí trong phòng: ASHRAE 62

Tiêu chuẩn thiết bị xử lí nguyên cụm ARI 430

Tiêu chuẩn dàn lạnh ARI 410

Tiêu chuẩn thử nghiệm BS EN 378

Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống ống phân phối gió: SMACNA 1995, SMACNA 1993

b.2 NỘI DUNG THIẾT KẾ

Hệ thống điều hoà không khí trung tâm (loại một dàn nóng cho nhiều dàn lạnh)

Hệ thống điều hoà không khí dạng 02 mảng.

Hệ thống cung cấp gió tươi.

Hệ thống thông gió tầng hầm.

Hệ thống hút gió hành lang, các phòng vệ sinh.

Hệ thống cấp và hút gió các phòng máy, các phòng kỹ thuật.

  1. THIẾT BỊ
  • Tổng quát

Phạm vi công việc của hệ thống máy điều hòa không khí bao gồm hệ thống máy điều hoà VRV, máy điều hòa dạng 2 mảng.

Chất lượng

  • Trình mẫu:

Mỗi loại bộ điều khiển nhiệt độ mà chúng được lắp lộ ra trong không gian điều hòa để xem xét.

Ống đồng và ống nước ngưng.

Các hộp đấu nối về màu sắc và bề mặt hoàn thiện.

  • Trình duyệt:

Trình duyệt thông số sản phẩm, bảng chọn lựa và các chứng chỉ thử nghiệm sau đây:

Các dàn lạnh.

Các dàn nóng.

Máy điều hòa không khí trung tâm VRV

Cung cấp thiết bị hoạt động trong khoảng nhiệt độ môi trường từ 0°C đến 45°C, không bị quá áp, hoạt động không ổn định hoặc bị đông đá.

Dàn nóng: Cung cấp dàn nóng bao gồm dàn ngưng môi chất lạnh, máy nén và hệ thống đường ống cần thiết, các đấu nối điện, gá lắp bên trong vỏ bao che dàn ngưng.

Dàn lạnh: Cung cấp dàn lạnh bao gồm dàn coil, đường ống, quạt cấp gió và các đấu nối điện, gá lắp bên trong một vỏ bao che cách nhiệt.

  • Cấu tạo

Cách nhiệt: cách nhiệt và làm kín ẩm tránh ngưng tụ nước mặt ngoài ở tất cả các điều kiện hoạt động.

Lọc gió thực hiện theo AS 1324.1

Dàn coil: ống đồng, lá tản nhiệt nhôm không mang hơi ẩm

Máng nước ngưng: cung cấp bằng nhôm, thép không rỉ hay khay plastic hứng nước ngưng tụ bên trong dàn lạnh. Cung cấp bẫy nước ngưng

  • Hệ thống gas lạnh

Cung cấp:

Thiết bị giãn nỡ

Ngắt cao và thấp áp máy nén

Đầu nối đồng hồ áp suất đường hút

Van cách ly giữa dàn nóng và lạnh

  • Điều khiển

Điều khiển bằng bộ điều khiển không dây

Cung cấp bộ điều khiển không dây theo các chức năng sau:

Công tắc bật/ tắt

Công tắc vị trí tốc độ quạt dàn lạnh

Công tắc vị trí định giờ (định giờ bật, định giờ tắt, không định giờ) Thời gian điều chỉnh  công tắc hàng giờ trong vòng 12 giờ

Các không gian có thể hoạt động riêng biệt thì phải cung cấp remote riêng

  • Vỏ bao che

Cung cấp vỏ bao che, vật liệu và hoàn thiện bề mặt để chịu được thời tiết và chống ăn mòn, lắp ráp và gá đỡ chống biến dạng và gõ đập.

  • Vật liệu và hoàn thiện bề mặt

Thép mạ kim loại: Đế và chân: ≥ 1.6 mm với tấm: ≥ 1.0 mm

Nhôm: Đế và chân: ≥ 2.0 mm với tấm: ≥ 1.6 mm.

Hoàn thiện dàn nóng: Sơn tĩnh điện tất cả bề mặt bên trong và bề mặt bên ngoài thép mạ kim loại

Hoàn thiện dàn lạnh: theo tiêu chuẩn nhà sản xuất.

Sự giữ ẩm: Tất cả các chi tiết phải thoát nước tự do không có chỗ đọng nước để có thể nước ngưng tụ hay nước mưa bị giữ lại.

  • Quạt gió dàn lạnh

Quạt sử dụng môtơ 3 tốc độ

  • Quạt dàn nóng

Quạt kiểu chong chóng: dẫn động trực tiếp có cánh nhôm bước chia cố định bản đơn hoặc polypropylene chịu được tia cực tím.

  • Máy nén

Vỏ bao che: thép kín có thể tiếp cận hoặc hàn có ≥ 3 chân lắp, có các chi tiết sau

Chân lắp: loại cách ly rung động

Van: van hút môi chất lạnh tựa sau đóng gói và chụp kín

Đầu nối nạp gas để rút chân không và nạp gas

Máy điều hòa không khí hai mảng

Cung cấp hệ thống máy điều hòa không khí cục bộ bao gồm dàn nóng và dàn lạnh, đường ống gas nối, cách nhiệt và điều khiển hoạt động và an toàn.

Dàn lạnh treo tường.

Loại: Cấu tạo mỏng, cánh hướng gió điều chỉnh theo phương ngang hoặc gió ra hướng xuống 45o.

Dàn nóng.

Loại: hoàn toàn chịu được thời tiết khi vận hành ngoài trời, vỏ bọc máy nén, dàn coil ngưng và điều khiển cấp điện

  • Cấu tạo

Cách nhiệt: cách nhiệt và làm kín ẩm tránh ngưng tụ nước mặt ngoài ở tất cả các điều kiện hoạt động.

Quạt gió cấp: quạt ly tâm nhiều tốc độ hoặc loại thay đổi tốc độ

Lọc gió thực hiện theo AS 1324.1.

Quạt dàn ngưng: quạt hướng trục ít cánh hoặc nhiều cánh tốc độ thấp

Dàn coil: ống đồng, lá tản nhiệt nhôm không mang hơi ẩm

Máng nước ngưng: cung cấp bằng nhôm, thép không rỉ hay khay plastic hứng nước ngưng tụ bên trong dàn lạnh.

  • Hệ thống gas lạnh

Cung cấp:

Thiết bị giãn nỡ / Ngắt cao và thấp áp máy nén / Đầu nối đồng hồ áp suất đường hút

Van cách ly giữa dàn nóng và lạnh

  • Điều khiển

Điều khiển bằng bộ điều khiển không dây

Cung cấp bộ điều khiển không dây theo các chức năng sau:

Công tắc bật/tắt

Công tắc vị trí tốc độ quạt dàn lạnh

Công tắc vị trí định giờ (định giờ bật, định giờ tắt, không định giờ) Thời gian điều chỉnh công tắc hàng giờ trong vòng 12 giờ.

Các chế độ trên công tắc vị trí: Làm lạnh – Tự động

  • Vỏ bao che

Cung cấp vỏ bao che, vật liệu và hoàn thiện bề mặt để chịu được thời tiết và chống ăn mòn, lắp ráp và gá đỡ chống biến dạng và gõ đập

  • Vật liệu và hoàn thiện bề mặt

Thép mạ kim loại: Đế và chân: ≥ 1.6 mm với tấm: ≥ 1.0 mm

Nhôm: Đế và chân: ≥ 2.0 mm với tấm: ≥ 1.6 mm

Hoàn thiện dàn lạnh: theo tiêu chuẩn nhà sản xuất. / Hoàn thiện dàn nóng: Sơn tĩnh điện tất cả bề mặt bên trong và bề mặt bên ngoài thép mạ kim loại.

  • Quạt gió dàn lạnh

Quạt sử dụng môtơ 3 tốc độ

  • Quạt dàn nóng

Quạt kiểu chong chóng: dẫn động trực tiếp có cánh nhôm bước chia cố định bản đơn hoặc polypropylene chịu được tia cực tím

Động cơ

Môtơ 1 pha: chỉ sử dụng ≤ 0.37 kW / Tốc độ: < 25 vòng/giây

Ổ trục: ổ bi niêm kín / Cấp bảo vệ tối thiểu:

Quạt dàn lạnh: IP54

Quạt dàn nóng: IP55/ Cách điện

Môtơ 1 pha: tối thiểu lớp B

  • Máy nén

Vỏ bao che: thép kín có thể tiếp cận hoặc hàn có ≥ 3 chân lắp, có các chi tiết sau:

Chân lắp: loại cách ly rung động

Van: van hút môi chất lạnh tựa sau đóng gói và chụp kín.

Đầu nối nạp gas để rút chân không và nạp gas

  1. QUẠT
  • Tổng quan

Mô tả chung :

Phạm vi công việc hệ thống quạt bao gồm các quạt gió cung cấp gió tươi đến
các dàn lạnh, các quạt hút nhà vệ sinh, quạt thông gió cho phòng máy, tầng hầm và dàn lạnh nhỏ.

Tuân thủ các tiêu chuẩn sau:

Đặc tính quạt: Theo BS 848:1

Độ ồn quạt: theo BS 848:2

Quạt: ASHRAE 51

Phương pháp phòng thí nghiệm để thử nghiệm quạt nhằm mục đích phân cấp

Phương pháp tính toán cấp độ ồn quạt từ thông số thử nghiệm phòng thí nghiệm

Thiết kế

Quạt được chọn để đảm bảo đạt được các mức công suất chỉ rỏ trong bản vẽ và bảng liệt kê. Nhà thầu tự chịu chi phí để chọn lại và dự phòng cho lưu lượng và cột áp để đáp ứng các đặc tính lưu lượng của qui định kỹ thuật. Chọn quạt có hiệu suất lớn hơn 80%, hoặc trừ khi được chấp thuận của Đại diện Chủ đầu tư.

Chọn quạt sao cho lưu lượng không khí có thể tăng hơn ≥ 5% so với mức chỉ ra trong bảng liệt kê quạt để bù lại trở lực của hệ thống bị tăng lên khi lắp đặt.

Để bù lại trở lực của hệ thống bị tăng lên khi lắp đặt không bị hoạt động không ổn định bằng việc thay đổi tốc độ cục bộ.

Nhà thầu chọn quạt đảm bảo rằng độ ồn được đảm bảo. Tốc độ gió thổi ra lớn nhất 10m/s

Trình duyệt

Tài liệu & thông tin sản phẩm / Thông tin chung về sản phẩm/  Thông số kỹ thuật quạt / Đường đặc tính quạt, có đánh dấu điểm công suất / Đặc tính ồn

Quạt hướng trục

  • Tổng quát

Quạt phải có đặc tính tải giới hạn.

Nếu quạt được lắp vào thiết bị nguyên bộ (proprietary line equipment), có thể chấp thuận tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Nhà thầu phải nêu rõ những hạng mục được cung cấp khác với Quy phạm Kỹ thuật như thế nào.

Việc thử nghiệm quạt được xem là một phần trong công tác thử nghiệm toàn bộ hệ thống.

Khung ổ trục đàn hồi sẽ được sử dụng nếu có sẵn và phù hợp.

Cánh quạt là loại cánh quạt chong chóng, được chế tạo từ chất dẻo gia cố sợi thủy tinh hoặc nhôm. Cánh quạt có thể điều chỉnh được tại góc cục bộ và được gắn vào trục quạt. Bằng cách điều chỉnh góc cục bộ và không thay đổi mô tơ, quạt có thể phân phối lưu lượng được qui định với trở lực hệ thống tối thiểu từ dưới 10% đến trên 10% theo đánh giá của nhà thầu.

  • Vật liệu

Bao gồm các loại vật liệu sau:

Vị trí quạt Trục Casing
Ngoài trời Thép không gỉ Thép mềm
Vị trí khác Thép chịu lực Thép mềm

Vật liệu phải tuân thủ những tiêu chuẩn sau:

Thép tấm mềm Thép tấm không gỉ theo tiêu chuẩn AS3678 & AS3679

Tiêu chuẩn BSS 970-EN58A hoặc EN58B (Equiv. Comsteel 302, 321)

Trục thép chịu lực Tiêu chuẩn AS-97 S1040 hoặc BSS 970-EN8
Trục thép không gỉ BSS 970-EN57 EN58B (Equiv. Comsteel 431)
  • Vỏ quạt

Vỏ quạt được làm từ loại vật liệu có cường độ cao và có chiều dài tối thiểu bằng chiều dài quạt/ mô tơ. Vỏ quạt phải phù hợp với mặt bích ở hai đầu và mặt bích khoan.

Cung cấp hộp đấu dây và cửa sổ bảo trì cho những bộ phận di động tại những vị trí có thể tiếp cận trên hộp.

  • Trục

Trục dẫn động được thiết kế sao cho tốc độ nguy hiểm đầu tiên của trục tối thiểu phải đạt 130% tốc độ hoạt động bình thường của quạt.

  • Ổ trục

Toàn bộ ổ trục là bi hoặc đũa tự điều chỉnh đồng trục  để bảo đảm tuổi thọ theo yêu cầu là 300,000 giờ. Thiết lập dung sai sao cho không vượt quá độ ồn qui định. Nếu đường thông hơi lớn hơn 30mm, gối đỡ trục phải được giữ bằng ổ trục bi.  Trong những trường hợp khác, có thể sử dụng ổ bi rãnh sâu. Toàn bộ hộp vỏ trục phải được chốt và dán nhãn nhận diện. Ổ trục phải được dán nhãn loại felt hoặc “Gaco” và dự phòng áp lực xả mỡ quá tải. Toàn bộ ổ trục phải có nút mỡ gắn tại vị trí dễ tiếp cận trên vỏ ổ trục.

  • Cân bằng

Toàn bộ các chi tiết chuyển động phải hoàn toàn cân bằng tĩnh và động.

  • Cách ly rung động

Mối ghép quạt/ môtơ phải được gắn trên khung neoprene kết hợp lò xo/ ribbed tại vị trí sao cho võng đều xuống. Đường kính coil trung bình của lò xo không dưới 80% chiều dài lò xo tải. Lò xo phải có độ nén tĩnh bằng 150% độ nén tĩnh qui định. Khung phải được cung cấp trục vít cân bằng bắt đai ốc khoá.

  • Mô tơ

Tốc độ mô tơ không được vượt quá 25 vòng/ giây

Công suất của mô tơ phải trên 100% công suất qui định.

  • Đấu nối

Đấu nối ống gió bằng đầu nối mềm làm bằng vải phủ PVC, khối lượng không nhẹ hơn 570 gr/m2 , chiều dài không nhỏ hơn 70mm. Nếu chịu áp suất âm, phải đảm bảo rằng kích thước đầu vào quạt không bị giảm. Nếu cần thiết, cung cấp chi tiết giãn nở giữa quạt và đoạn nối mềm.

  • Vận chuyển

Trong quá trình vận chuyển, cánh công tác phải được giữ thích hợp nhằm ngăn chặn lệch bi và/ hoặc ổ đỡ.

Quạt gắn tường

Quạt cánh kiểu chong chóng tối thiểu phải có 1 cánh kiểu chong chóng dẫn động trực tiếp gắn trong hộp chịu lực. Quạt phải có van gió mở về phía sau tại vị trí qui định.

Công tác lắp ráp cánh công tác và môtơ phải cân bằng tĩnh và động.

  1. HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG VÀ PHỤ KIỆN
  • Tổng quát

Phần này mô tả những yêu cầu chung cho  hệ thống đường ống, phụ kiện, cách nhiệt sử dụng cho hệ thống ĐHKK trừ phi những yêu cầu chung bị hủy bỏ bởi những yêu cầu cụ thể trong Quy phạm Kỹ thuật hoặc trên bản vẽ.

Nhà thầu  cung cấp và lắp đặt toàn bộ đường ống và phụ kiện sao cho hệ thống đường ống vận hành chính xác và đáp ứng yêu cầu qui định trong Quy phạm Kỹ thuật này.

Không cho phép đường ống lộ ra ngoài ở những khu vực sử dụng mà không được phép của tư vấn.

Kích thước qui định cho ống đồng hoặc ống plastic là đường kính danh định bên ngoài. Tất cả các đường ống khác phải có đường kính danh định bên trong.

Toàn bộ đường ống được tập kết đến công trường phải hoàn toàn mới, được buộc giải màu để phân biệt các loại khác nhau.

Công tác đấu nối thiết bị phải tuân theo đề xuất và phê duyệt của nhà sản xuất thiết bị.

Đường ống phải được cung cấp giá đỡ, chi tiết đỡ, thanh dẫn, neo, v.v theo tiêu chuẩn BS 3974.

Thủ tục và năng lực của người vận hành phải tuân theo đề xuất nêu trong những tiêu chuẩn ĐHKK sau:

Tiêu chuẩn thi công – Hàn ống đồng

Khi thực hiện kiểm tra bằng mắt và thử nghiệm nhận dạng, nếu mối hàn không đạt yêu cầu, tư vấn có quyền kiểm tra bằng cách chụp X-quang hoặc thực hiện các phương pháp kiểm tra khác được chấp thuận. Khi lỗi hàn bị phát hiện, nhà thầu phải chịu chi phí thử nghiệm và chi phí sửa chữa cho đến khi đạt yêu cầu của tư vấn.

Vật liệu đường ống

Đường ống sử dụng cho các hệ thống phải theo qui định trong Bảng 1 dưới đây:

Phân loại đường ống thành

Hệ thống Tham chiếu Bảng 1
Ống xả nước ngưng I
Ống gas và đấu nối vào FCU II

Bảng 1  –  Chi tiết vật liệu đường ống

Loại đường ống Lỗ danh định Tiêu chí kỹ thuật
I Æ15 – Æ200 Ống P.V.C. không làm mềm theo tiêu chuẩn BS 3505-loại `D’ (tối thiểu) trừ phi qui định khác
II Æ15 – Æ150 Ống đồng có chất lượng gas C106 theo tiêu chuẩn BS 2871- phần 2 bảng 2 hoặc AS 1432 loại B, được tẩy nhờn và rửa sạch bên trong. Tôi ống đồng đường kính đạt 18mm O.D.  Sử dụng ống đồng hard-drawn cho ống có đường kính 22mm đến 108mm.

Ngoài ra, loại L tuân theo tiêu chuẩn ANSI B31.5

Công tác thử nghiệm tại xưởng phải được thực hiện để kiểm soát ống và phụ kiện trong quá trình sản xuất. Hồ sơ thử nghiệm phải có sẵn cho tư vấn kiểm tra vào bất kỳ lúc nào trong khi sản xuất và thử nghiệm. Nhà sản xuất phải cung cấp giấy chứng nhận ống tuân thủ tiêu chuẩn của Anh quốc và những tiêu chuẩn tương đương được chấp thuận như tiêu chuẩn ANSI.

Ống phải được kiểm tra độ thẳng, sự đồng nhất và đường kính.

Mối nối ống, rắc co

Những phương pháp nối ống thẳng sau đây sẽ được sử dụng.

Loại đường ống Mối nối
I Mối nối dung môi kết dính theo tiêu chuẩn BS 4346 Phần I.  Sử dụng dung môi kết dính theo tiêu chuẩn BS 4346 Phần 3
II Mối hàn thau theo tiêu chuẩn BS 1723.

Phụ kiện nối lã đầu (chỉ đến 20mm 0.D.) hoặc phụ kiện dẫn có đồng hoặc không đồng. Công tác hàn theo tiêu chuẩn thi công ĐHKK:  “Hàn ống và tấm đồng”

Rắc-co ống phải được lắp đặt sao cho có thể dễ dàng tháo dỡ ống thành đoạn và tại vị trí đấu nối vào các thành phần máy và van.

Rắc-co sử dụng hai mặt côn bằng đồng và được gắn đai ốc hình lục giác phải được lắp đặt ở những đoạn cách nhau không quá 15m và tại vị trí được qui định để tháo dỡ trên những ống Æ50 và nhỏ hơn và để bảo trì thiết bị.

Không chấp nhận mối nối ống bên trong tường, sàn, v.v…

Phụ kiện ống

Phụ kiện ống phải là loại được qui định dưới đây cho các loại vật liệu ống.

Sử dụng cút để đổi hướng ống. Trong bất kỳ trường hợp nào, ống phải được uốn cong mà không cần dùng phụ kiện.

Phụ kiện phải tuân theo những tiêu chuẩn sau:

Loại đường ống Phụ kiện
I Phụ kiện PVC không dẻo được đúc khuôn theo tiêu chuẩn BS 4346 phần 1; dung môi theo tiêu chuẩn BS 4346 phần 3
II Phụ kiện dẫn bằng đồng cường độ cao hàn bạc theo tiêu chuẩn BS 864 phần 2 cho ống Æ54

Phụ kiện bằng kim loại súng hàn bạc cho ống Æ67 và lớn hơn

Mối hàn ở hệ thống ống đồng

Mối hàn vảy cứng theo tiêu chuẩn BS 1723.

Các que hàn phải thích hợp đối với các vật tư ống và điều kiện không khí theo tiêu chuẩn 1845.

Hệ thống giá đỡ ống

Cung cấp hệ thống giá đỡ ống theo yêu cầu để làm giàn ống vững chắc. Hệ thống đỡ này cho phép di chuyển tự do khi giãn nở và co rút và sẽ được phân loại theo các mức yêu cầu khử khí và thoát nước. Khoảng cách của ống đỡ kể cả ống thẳng đứng và nằm ngang không được vượt quá con số trung tâm nêu trong bảng sau đây. Khoảng cách phải gần bằng với mã tiêu chuẩn tương ứng theo yêu cầu hay do nhà sản xuất vật liệu ống giới thiệu.

Các hệ thống ống phải chống đỡ cho nhau để duy trì độ thẳng hàng dưới bất kỳ điệu kiện nào (không lớn 6m trung tâm).

Hệ thống ống đỡ cũng phải tuân theo tiêu chuẩn BS 3974.

Các hệ thống ống đỡ không được đính kèm để hỗ trợ thiết bị

Trang bị móc treo, bát treo, bát chữ u, kẹp, … kết hợp các trang bị để điều chỉnh khoảng cách, sự đồng trục, độ dốc và phân bố tải. Treo đỡ ống từ các thiết bị phụ trợ hoặc từ kết cấu xây dựng.

Chủng loại thanh treo đỡ: thép hình tráng kẽm mua sẵn có kẹp và móc có kích thước tương xứng với đường kính ngoài của ống được treo đỡ.

Ống không cách nhiệt: Kẹp chi tiết treo đỡ trực tiếp lên ống.

Treo đỡ ống cách nhiệt:

Miếng đệm: lắp đặt  miếng đệm tối thiểu dầy bằng lớp cách nhiệt giữa chi tiết treo đỡ ống và ống. Kéo dài ra hai bên của chi tiết đỡ tối thiểu 20mm.

Vật liệu của lớp đệm: vật liệu cách nhiệt cứng chịu nổi ống và phù hợp với nhiệt độ sử dụng.

Lớp ngăn ẩm: đối với ống lạnh, sử dụng băng keo màng nhôm dán lên. Toàn bộ chu vi của miếng đệm để tạo thành lớp ngăn ẩm.

Vỏ bọc kim loại: Cung cấp dải thép mạ kẽm dầy 0,55mm giữa lớp băng keo màng nhôm và chi tiết treo đỡ, trên toàn bộ chiều rộng của miếng đệm.

Bảng khoảng cách giữa các chi tiết treo đỡ ống:

Loại ống Đkính danh nghĩa

(mm)

Trọng tâm đối với ống đỡ ngang (m) Trọng tâm đối với ống đỡ đứng (m)
I Æ15 – Æ20 0.9 / 2.0 0.5 / 2.0
Æ25 – Æ32 1.1 / 2.0 0.7 / 2.0
Æ40 – Æ80 1.4 / 2.1 0.9 / 2.1
Æ100 1.9 / 2.4 1.0 / 2.4
II Æ15 – Æ20 1.4 1.5
Æ28 – Æ35 1.7 2.0
Æ42 – Æ67 2.0 2.0

Các thanh treo và các thiết bị đi kèm phải là các thanh thép mạ kẽm nhúng nóng có đường kính không thấp hơn như sau:

Kích thước ống(mm) Đường kính thanh (mm)
< = Æ50 Æ10
Æ65 – Æ80 Æ12
Æ100 – Æ125 Æ16
>Æ150 Æ20

Ống lót

Nếu đường ống chạy ngang qua tường, sàn, nhà thầu sẽ cung cấp ống lót. Các ống lót cho đường ống bằng thép và gang sẽ bằng thép (ở những nơi mà đường ống được mạ kẽm, thì ống lót cũng được mạ kẽm). Đối với ống nhựa, ống lót cũng sẽ bằng nhựa. Ở những nơi màống lót được gắn qua sàn, chúng sẽ kéo dài ít nhất 25mm qua sàn đã được hoàn thiện và tối thiểu 100mm tại phòng máy và những vị trí ở mái.

Ống lót cũng có kích thước thích hợp cho phép ống di chuyển tự do và hơn nữa những nơi ống được cách nhiệt, ống lót phải có kích thước lớn hơn cho phép sự cách nhiệt xuyên suốt qua ống lót.

Cũng phải cung ống lót cho ống xuyên sàn với tấm phủ chống thấm độ sâu thấm hàn với tấm chắn chống thấm và gờ chắn.

Nếu ống đi xuyên qua tường chống cháy và tấm sàn, chất ngăn cháy bằng kim loại phải được hàn hay bắt vít xung quanh ống. Nó phải nằm trong mặt bích dày 6mm (tối thiểu) sao cho xảy ra tại trung tâm của độ dày tấm/ thành và được hàn/ nối ren vào ống, mặt bích cùng đường kính như ống bên trong ống lót.

Nếu đường ống xuyên qua kết cấu xây dựng, một ống lót có kích thước lớn hơn sẽ được lắp đặt để có khoảng trống từ 12-15mm xung quanh ống hay phần cách nhiệt khi lắp đặt. Khoảng cách này sẽ được nhét đầy cẩn thận với 80kg/m3 sợi khoáng và đầu cuối của nó sẽ được hàn kín bằng chất mát tít chống thấm có tính kín nước.

Làm vệ sinh ống

Các ống đựơc bảo quản với đầu bịt kín, không mở ra cho đến khi lắp đặt.

Phải làm sạch các đường ống trước khi, trong khi và sau khi lắp đặt, và tránh có vật lạ trong ống. Nhà thầu có trách nhiệm đối với mọi hư hại do các mảnh vụn gây ra trong ống.

Cách nhiệt đường ống

Tất cả các ống tác nhân lạnh phải được bọc cách nhiệt.

Các ống thoát nước ngưng phải được bọc cách nhiệt như sau:

+ Ống từ dàn lạnh về trục thoát nước ngưng

+ Drain pipe from FCU to main drain pipe

Lớp cách nhiệt đường ống là loại không chứa CFC & HCFC, cao su lưu hóa, elastomeric hay polyolefin bọt phenolichay Ethylene Propylene Diene Monomer trừ khi được có sự chỉ định khác

Cách nhiệt cho đường ống nói chung phải theo tiêu chuẩn BS 5970:1981.

Tính chất vật lý của cách nhiệt:

Độ dẫn nhiệt tối đa: 0.04 W/mK ở 25°C.

Độ hút nước đọng: không hấp thụ

Keo dán: chỉ sử dụng keo dán cung cấp bởi nhà sản xuất chất cách nhiệt

Độ dày tối thiểu của lớp cách nhiệt như sau:

Ống đồng <Æ25: 19 mm

>= Æ25: 25 mm

Ống dẫn nước ngưng tụ 13 mm

Cách nhiệt lộ ra dưới ánh nắng và dễ bị va chạm cơ học: kẽm cứng 0,6 mm hoặc vỏ bọc nhôm 0,8 mm hoặc đặt bên trong máng kim loại dầy 0,8 mm.

Cách nhiệt lộ thiên nhưng không bị va chạm cơ học: sử dụng vỏ bọc kim loại hoặc máng chứa, hoặc quét 2 lớp sơn chống tia cực tím được cung cấp hoặc yêu cầu bởi nhà sản xuất cách nhiệt.

  1. CÔNG VIỆC ỐNG GIÓ VÀ PHỤ KIỆN
  • Tổng quan

Phần này mô tả những yêu cầu chung cho ống gió, phụ kiện ống gió và các thiết bị phụ trợ kiểm soát gió, trừ phi những yêu cầu chung bị hủy bỏ bởi những yêu cầu cụ thể trong Quy phạm Kỹ thuật hoặc trên bản vẽ.

Nhà thầu phải cung cấp và lắp đặt toàn bộ ống gió và phụ kiện sao cho hệ thống gió vận hành chính xác và đáp ứng yêu cầu qui định trong Quy phạm Kỹ thuật này.

Toàn bộ ống gió và phụ kiện được vận chuyển đến công trường phải mới, được dán nhãn rõ ràng bằng mực không tẩy xoá được nhằm phân biệt loại, vật liệu và nhà sản xuất.

Toàn bộ miệng gió cấp, hồi, gió tươi và gió thải phải là loại được qui định trên bản vẽ.

Toàn bộ ống gió, phụ kiện, mối nối và vật liệu nối phải phù hợp và không bị biến dạng do sự thay đổi thời tiết.

Toàn bộ ống gió và các vật liệu như ống lót, keo dán, ống gió mềm, đầu nối mềm, đệm cho lót, chất trám bề mặt, tấm thủy tinh, v.v. phải hoàn toàn tuân theo yêu cầu FSD về trở lực sự xâm nhập và lan rộng lửa và khói.

Vật liệu, công tác thi công và lắp đặt toàn bộ ống gió bằng tôn và phụ kiện phải tuân theo Quy phạm Kỹ thuật về ống gió bằng tôn, tiêu chuẩn DW/142 (ĐHKK). Nếu có bất kỳ phần công tác lắp đặt không được qui định trong Quy phạm Kỹ thuật ĐHKK, phiên bản mới nhất tiêu chuẩn của các nhà thầu tôn và điều hòa không khí thuộc Hiệp hội quốc gia của Hoa Kỳ sẽ được áp dụng cho cả hệ thống tốc độ cao và hệ thống tốc độ thấp. Nếu bất kỳ phần công tác lắp đặt nêu trên bản vẽ không được qui định trong tiêu chuẩn ĐHKK hoặc SMACNA, phải đệ trình tư vấn phê duyệt về vật liệu và phương pháp trước khi lắp đặt.

Khi lắp đặt ống gió, phải thực hiện kiểm tra rò rỉ ống gió theo tiêu chuẩn DW/143:1983 (ĐHKK). Toàn bộ hồ sơ kiểm tra phải đệ trình cho tư vấn phê duyệt. Nết tỉ lệ rò rỉ vượt quá tỉ lệ qui định theo tiêu chuẩn DW/142, phần ống gió này sẽ được tháo rời, lau sạch mối nối, lắp ráp và kiểm tra lại.

Bản vẽ chỉ thể hiện kích thước trong và cách thức hệ thống ống gió sẽ được lắp đặt. Nhà thầu phải dự phòng độ dày cách nhiệt bên trong và bên ngoài khi đo kích thước ống gió và lựa chọn thiết bị và phụ kiện. Nhà thầu phối hợp với các nhà thầu khác trong công tác lắp đặt ống gió chịu trách nhiệm tìm hiểu rõ ràng công việc thực tế có liên quan về sự thay đổi cao độ, v.v.

Nhà thầu phải dự phòng hợp lý để sau này di dời và tháo dỡ các phần  của ống gió bằng bulông, mối nối mặt bích và trong mọi trường hợp phải được tư vấn phê duyệt trước khi thực hiện.

Vật liệu ống gió bằng tôn

Thông thường, toàn bộ ống gió phải làm bằng thép mạ kẽm nhúng nóng theo tiêu chuẩn BS 2989:1975, Loại Z2, loại vỏ ‘C’ theo như qui định trong DW/142.

Ống gió bằng thép mạ kẽm phải được làm từ những tấm thép phẳng mạ kẽm, đủ kích thước, chất lượng tốt nhất và hoàn toàn mới.

Loại áp suất và giới hạn rò rỉ không khí phải tuân theo qui định trong tiêu chuẩn DW/142.  Yêu cầu áp suất cho hệ thống ống gió phải tuân theo qui định trên bản vẽ.

Ống gió mềm

Toàn bộ ống gió mềm và phụ kiện dùng cách nhiệt và không cách nhiệt phải được nhập khẩu.

Đối với ống gió cách nhiệt, lớp cách nhiệt phải là loại được cách nhiệt tại nhà máy, chống hơi ẩm, độ dày 25mm, mật độ 24 kg/m3 và được quấn bằng lá nhôm.

Ống gió mềm phải tuân theo yêu cầu của tiêu chuẩn DW/142, BS476 Phần 6 hoặc UL181 Loại 2 và phải là loại được Sở Cảnh sát PCCC chấp thuận.

Toàn bộ ống gió mềm phải là loại được cắt theo hình xoắn ốc, lá nhôm cách nhiệt sẵn, được làm từ màng nhôm nhiều lá, cứng, được giữ bằng đường đinh ốc bằng thép dự ứng lực, phù hợp với nhiệt độ vận hành trong khoảng -5oC đến  90oC theo phê duyệt của Tư vấn và phải phù hợp với cường độ và áp suất qui định cho hệ thống đặc biệt.

Ống gió kim loại mềm phải được lắp đặt tại vị trí qui định trên bản vẽ và/ hoặc tại vị trí khác cần thiết để loại trừ sự truyền rung động

Toàn bộ co trong hệ thống ống gió mềm phải được tạo thành theo đề xuất của nhà sản xuất. Đường kính tâm của co trong nhỏ hơn 1.5 lần đường kính ống gió. Co phải duy trì 1 đường kính đều nhau suốt chiều dài co. Co bị biến dạng hoặc hư hỏng vì bất cứ lý do gì trong khi lắp đặt phải được thay thế bằng co mới.

Toàn bộ phụ kiện như tê, lọc Y, côn phải làm bằng tôn mạ

Toàn bộ mối nối trong ống gió phải được cấp đầu nối ngắn làm từ ống gió tròn tôn mạ kẽm để tạo thành mối nối choàng vào. Hơn nữa, toàn bộ đấu nối vào phụ kiện và hộp đấu dây, v.v. phải là loại mối nối choàng có đầu nối.

Toàn bộ mối nối phải được niêm kín bằng nẹp ống loại  co ngót giống như “Thermofit” hoặc loại tương đương, ngoại trừ nẹp cài kim loại, loại bắt ốc hoặc loại tương tự  theo phê duyệt của tư vấn có thể chỉ được dùng cho ứng dụng áp suất thấp. Không sử dụng đinh ốc kim loại tự ren và đinh tán.

Toàn bộ ống gió mềm phải được giữ bằng dây treo tại vị trí cách nhau tối thiểu 2000mm để ngăn chặn sự võng qúa mức và tuân theo đề xuất của nhà sản xuất. Ống gió mềm không bao giờ được dựa trên tấm trần hoặc hệ thống treo.

Toàn bộ  ống gió mềm phải được kiểm tra mức độ kín gió và mức độ rò rỉ không khí theo yêu cầu của Quy phạm Kỹ thuật này.

Chiều dài ống gió mềm không được vượt quá 3m.

Phụ kiện

  • Mối nối và phụ kiện

Toàn bộ mối nối chéo, mối nối theo chiều dọc, co và các thiết bị khác phải tuân theo tiêu chuẩn DW/142:1982.

Toàn bộ mặt bích và các hạng mục thép của các phụ kiện nối và giá đỡ phải được mạ kẽm nhúng nóng theo tiêu chuẩn BS729:1971, Phần 1 hoặc BS2989.

  • Chất trám bề mặt khe ống gió

Nối các mối nối giao mặt bích phải được làm từ đệm bằng chì ‘Prestick’ hoặc vật liệu khác được chấp thuận với độ dày không nhỏ hơn 4mm.

Chất trám dùng cho mối nối theo chiều dọc và mối nối choàng vào phải là loại hợp chất trám EC/750C.

  • Van gió và cánh chuyển hướng

Van gió và cánh chuyển hướng phải được cấp bên trong ống gió tại vị trí qui định. Đặc biệt, van gió và cánh chuyển hướng phải được cung cấp tại tất cả những co có bán kính bên trong nhỏ hơn chiều rộng của ống gió và tại vị trí góc lớn hơn 30o tại đoạn giao.  Van gió và cánh chuyển hướng phải là dạng khí động học, ví dụ loại van hai lá để bảo đảm đổi hẳn hướng gió tại điểm giao với phần lái, đường kính và khoảng cách được chọn lọc để đạt được tốc độ đồng nhất tại co.

  • Van điều chỉnh lưu lượng gió

Nhà thầu phải cung cấp và lắp đặt van gió vận hành bằng tay tại vị trí qui định để điều chỉnh hệ thống điều hòa không khí và thông gió. Nhìn chung, van gió phải được cung cấp tại những vị trí sau:

Trong toàn bộ ống gió cấp, thải chính, nhánh, đầu nối gió cấp đến FCU và miệng cấp gió tươi

Phía sau toàn bộ miệng/ lưới gió cấp và xả

Tại vị trí đấu nối ống gió mềm vào ống gió chính nếu ống gió mềm được sử dụng để đấu nối vào miệng gió

Toàn bộ van điều chỉnh lưu lượng gió phải tuân theo tiêu chuẩn DW/142 và được cung cấp dạng hộp với mặt bích được sản xuất sử dụng riêng tuân theo tiêu chuẩn về kín gió.

Vật liệu sử dụng cho van gió trong các vỏ phải làm bằng thép mềm mạ kẽm.

Trục van gió được cung cấp niêm phù hợp. Khi đi ngang qua vỏ và lỗ thủng, phải được hạn chế bằng cách sử dụng liên kết bên trong.

Sự rò rỉ không khí xung quanh van gió phải nhỏ hơn 5% luồng gió thiết kế tối đa tại vị trí đóng hoàn toàn.

Van gió có độ dày đến 300mm trên mặt phẳng xoay phải là loại van bướm hoặc lá đơn có lá van cấu trúc kép, được gắn xung quanh trục hình vuông, mép lá phải nhẵn, không cạnh sắc. Trục phải được bẻ xuống tại mỗi đầu và được chống trên những vấu lồi bằng đồng gắn vào các mặt của ống gió với những giá đỡ hình rẽ quạt đổ sẵn tại những vị trí có thể tiếp cận và bằng cách kẹp sau khi điều chỉnh.

Van gió gắn trên ống gió lớn hơn 300mm phải là loại lưỡi đa lá đối xứng, được gắn trên khung dựng sẵn chèn vào ống gió và được bắt bulông. Những lá đơn phải tuân theo qui định về van bướm (hoặc lá đơn). Mỗi lá được gắn trên trục cứng có đầu gắn vào trục lót đồng hoặc nylon. Nhóm các lá van tạo thành van gió phải được nối vào theo cơ cấu vận hành bằng tay. Cơ cấu này phải được kiểm soát bằng giá đỡ hình rẽ quạt trong những vỏ nơi có thể tiếp cận van gió trong điều kiện vận hành bình thường. Trong các trường hợp khác, cơ cấu này phải được cung cấp bánh răng điều khiển từ xa vận hành bằng vít có nút lên giây tại một điểm tiếp xúc.

Sau khi kiểm tra và điều chỉnh lần cuối, toàn bộ van gió phải được kẹp vào đúng vị trí sẽ được đánh dấu trên giá đỡ hình rẽ quạt.

  • Mặt bích ống gió

Mặt bích dùng cho ống gió phải tuân theo tiêu chuẩn DW142/DW TM1 mới nhất.  Chứng nhận kiểm tra tuân thủ tiêu chuẩn phải được đệ trình Tư vấn phê duyệt.

Mức độ rò rỉ không khí và sự biến dạng mặt bích phải được chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn DW142 và TM1.  Kích thước mặt bích phải được chọn lọc, tuân thủ tiêu chuẩn DW142 bảng số 5 đến bảng số  8.

Mặt bích phải là loại cuộn tròn làm bằng tôn mạ kẽm nhúng nóng theo tiêu chuẩn BS 2989 G275. Sử dụng thép không gỉ cho ống gió.  Chất trám bề mặt được cung cấp bởi nhà sản xuất mặt bích.

Mặt bích phải được sử dụng tại công trường theo đề xuất của nhà sản xuất. Mặt bích phải được kẹp vào với nhau bằng kẹp khoá đinh ốc. Sử dụng kẹp thang loại đinh ốc tại những vị trí khó tiếp cận.

  • Giá đỡ, giá treo ống gió

Nhà thầu chịu trách nhiệm xây các chi tiết đỡ, v.v.

Nhà thầu phải cung cấp khung đàn hồi để ngăn chặn sự truyền rung động từ ống gió thiết bị đến kết cấu.

Công tác thi công giá đỡ phải tuân theo tiêu chuẩn DW/142.  Toàn bộ giá đỡ phải được cung cấp những ty ren hoặc dụng cụ căng ty ren để điều chỉnh cao độ của đường ống gió. Không được hàn giá đỡ vào vật treo. Đầu lồi của bulông phải được cắt bỏ.

Trong bất kỳ trường hợp nào, không được vít hoặc bắt bulông vào ống gió.

Toàn bộ ống gió theo chiều thẳng đứng phải được giữ bằng vật treo làm từ sắt góc bên dưới mối nối mặt bích.

Toàn bộ giá đỡ ống gió phải được thực hiện như sau:

Vị trí Chi tiết đỡ và giá đỡ
Ngoài trời

 

Mạ kẽm nhúng nóng theo tiêu chuẩn BS 729, có lớp phủ tối thiểu 85 µm và lớp sơn chống epoxy
Trong nhà Mạ kẽm nhúng nóng theo tiêu chuẩn BS 729, có lớp phủ tối thiểu 85µm

Công tác sơn phải được thực hiện theo qui định trong phần “Sơn, Dán nhán và Hoàn thiện” của Quy phạm Kỹ thuật này. Toàn bộ giá đỡ phải được cố định bằng bulông, đai ốc hoặc vít mạ kẽm hoặc catmi theo tiêu chuẩn BS 3382-Phần 1 và 2 với độ dày tối thiểu lớp mạ là 25 µm.

Toàn bộ bulông và đai ốc phải được mạ kẽm hoặc catmi theo tiêu chuẩn BS 3382-Phần 1 và 2 với độ dày tối thiểu lớp mạ là 25 µm.

Ống gió phải được gắn chặt vào mặt dưới đà/ sàn. Sau khi cắt đầu lồi của bulông, các phần của chi tiết đỡ không được lồi ra bên dưới giá đỡ đáy để duy trì chiều cao tối đa từ đầu đến cuối.

Chiều dài thép góc dùng gia công các giá đỡ, mặt bích và găng thanh giằng phải được cắt từ những đoạn đủ chiều dài qui định. Những đoạn ngắn được hàn đối đầu lại với nhau để tạo thành đoạn dài hơn sẽ không được dùng.

  • Miệng gió

+ Tổng quát

Toàn bộ cửa gió, miệng cấp gió, lưới gió,  cửa gió vạch và những thiết bị gió đầu cuối phải là loại được chấp thuận theo qui định trong những điều khoản sau và như được thể hiện trên bản vẽ hệ thống ĐHKK.

Công tác bố trí trần, loại đá lát và hệ thống treo bao gồm cả thiết bị gió đầu cuối phải được kiểm tra trước khi đặt hàng.

Van điều chỉnh lưu lượng gió loại lá đối xứng phải được cấp phía sau lưới gió cấp, hồi, xả và truyền gió, miệng cấp gió và lưới gió để kiểm soát tốc độ luồng gió thổi. Nếu ống gió mềm được sử dụng để đấu nối vào miệng lấy gió, ống gió mềm phải được gắn van bướm tại điểm đấu nối ống gió mềm vào ống gió chính.

Vật tư mẫu của mỗi loại miệng lấy gió được cung cấp phải được đệ trình Tư vấn phê duyệt. Vật tư mẫu được cung cấp có bề mặt hoàn thiện theo qui định và màu sắc được chỉ định. Chất lượng vật tư phải được duy trì cho đến khi hoàn thành công trình. Bề mặt hoàn thiện và màu sắc của toàn bộ miệng lấy gió được lắp đặt phải tương xứng với vật tư mẫu được cung cấp.

Nếu được gắn phía sau lưới gió, miệng cấp gió, cửa gió, thiết bị kiểm tra lưu lượng gió phải được hoàn thiện bằng sơn đen mờ.

Van gió loại lá đối xứng phải có lá van được gắn vào với nhau thành các đoạn để vận hành đôi từ vít điều chỉnh. Nếu van gió loại lá đối xứng được gắn vào phía sau miệng lấy gió hoặc lưới gió, vít có thể tiếp cận được thông qua lá van của miệng cấp gió. Nếu van gió loại lá áp lên được gắn vào đầu đực ống gió phía sau miệng lấy gió, có thể điều chỉnh vít bằng cách di chuyển miệng cấp gió hoặc lưới gió.

Kích thước cổ trục phải được lựa chọn dựa trên lưu lượng gió thực tế, duy trì mức phân phối gió thích hợp và mức độ ồn ở mức cho phép.

Bề mặt bên trong có thể thấy được từ bên dưới phải được sơn đen mờ.

+ Miệng cấp gió dạng lưới

Trừ phi được qui định khác trên bản vẽ, miệng cấp gió dạng lưới phải là loại gắn mặt bích có cửa lấy gió có thể điều chỉnh theo chiều ngang ở phía trước cửa lấy gió theo chiều dọc.

Khung và cánh đổi hướng phải được làm bằng nhôm đúc, mạ điện màu theo chỉ dẫn

+ Miệng gió cấp dạng khe

Miệng gió phải làm bằng nhôm đúc có van kiểm soát mẫu gió có thể điều chỉnh cho những đoạn động và tấm che ô trống cho những đoạn không hoạt động. Miệng gió phải là loại mặt bích.

Toàn bộ chiều dài miệng gió được lắp đặt sao cho không lộ ra những phụ kiện kẹp chặt. Sử dụng dụng cụ căn chỉnh hàng để căn thẳng hàng các miệng gió.

Cấp gió đến đoạn động của mỗi miệng gió bằng tắc kê trong ống gió hoặc hộp gió có đầu nối để đấu nối ống gió mềm, tròn. Ong hoặc hộp gió phải được cách nhiệt bên ngoài. Mỗi ống hoặc hộp gió phải được gắn van bướm. Kích thước ống hoặc hộp gió phải tuân theo qui định trên bản vẽ.

Bề mặt bên trong có thể thấy được từ bên dưới phải được sơn đen mờ.

+ Miệng gió hồi, gió thải và chuyển gió

Lưới gió bao gồm lá sách nhôm gắn ngang đuợc gắn cố định vào khung nhôm, bao quanh bằng mặt bích. Lưới gió phải là loại lá sách đơn, được gắn cố định vào khung. Chiều dài lá van không trụ đỡ không vượt quá 300mm.

Lưới gió không phát ra tiếng kêu và không rung khi hệ thống hoạt động.

Nếu sử dụng lưới gió kiểu tổ ong, lưới phải được làm bằng nhôm đúc, cách nhau  20mm, được gắn cố định vào khung nhôm.

Ở những nơi được yêu cầu sử dụng lưới như trên bản vẽ thì lưới phải được làm bằng dây thép mềm, cách nhau 12mm, được hàn vào với nhau và gắn cố định vào khung thép mềm.

  • Cách nhiệt và cách âm

+ Cách nhiệt bên ngoài

Công tác cách nhiệt phải tuân theo yêu cầu của tiêu chuẩn BS 476-Phần 7 và FSD

Trừ phi được qui định khác, chất cách nhiệt phải làm bằng sợi thủy tinh cứng, khối lượng 32kg/m3, dẫn nhiệt không lớn hơn 0.034 W/mK ở nhiệt độ 250C.

Chất cách nhiệt phải làm bằng lớp nhôm chống ẩm gia cố sợi hai mặt. Lưới gia cố sợi không được lớn hơn 10mm x 10mm.  Độ dẫn ẩm không nhỏ hơn  0.3ng/Ns và  sự chống thủng không nhỏ hơn 2 Joules

Thông thường ống gió phải được cách ly khỏi giá treo và chi tiết đỡ như qui định trong DW/142.

Sợi thủy tinh phải được gắn vào ống gió bằng keo trát ngăn lửa. Keo trát phải được bôi đều sao cho chất cách nhiệt phủ đều và kín bề mặt ống gió.

Toàn bộ mối nối phải được niêm kín bằng băng keo ngăn ẩm chiều rộng tối thiểu 75mm để tạo ra niêm ngăn ẩm bên ngoài liên tục. Trước khi dán băng keo, toàn bộ bề mặt tiếp xúc của tấm ngăn ẩm phải được lau sạch bụi, dầu mỡ bằng khăn và dung môi thích hợp theo đề xuất của nhà sản xuất.

Lớp cách nhiệt ống gió phải được kéo dài trên khắp mặt bích và lớp keo bên ngoài.

Lớp cách nhiệt phải được thực hiện sao cho tạo thành lớp ngăn ngăn ẩm và nhiệt liên tục, không có lỗ hổng, lỗ trống hoặc đầu mở. Phải cẩn thận thực hiện để duy trì được độ dày tối thiểu các các góc, đầu lồi.

+ Cách nhiệt + cách âm bên trong

Cách nhiệt trong và cách âm phải đươc thể hiện trên bản vẽ

Công tác cách nhiệt phải tuân theo yêu cầu của tiêu chuẩn BS 476-Phần 7 và FSD.

Trừ phi được qui định khác, chất cách nhiệt phải làm bằng sợi thủy tinh cứng, khối lượng 48kg/m3, dẫn nhiệt không lớn hơn 0.034 W/mK ở nhiệt độ 250C. Bề mặt được bảo vệ bằng lớp tôn soi lỗ dày 0.5mm với diện tích lỗ mở 30%. Bề dày cách nhiệt như được chỉ định trên bản vẽ.

Sợi thủy tinh phải được gắn vào ống gió bằng keo dán chống lửa. Keo dán phải được bôi đều sao cho chất cách nhiệt phủ đều và kín bề mặt ống gió.

Toàn bộ mối nối phải được niêm kín bằng băng keo ngăn ẩm chiều rộng tối thiểu 75mm để tạo ra niêm ngăn ẩm bên ngoài liên tục. Trước khi dán băng keo, toàn bộ bề mặt tiếp xúc của tấm ngăn ẩm phải được lau sạch bụi, dầu mỡ bằng khăn và dung môi thích hợp theo đề xuất của nhà sản xuất.

+ Cách nhiệt ống gió

Trừ phi được qui định trên bản vẽ, toàn bộ ống gió phải được cách nhiệt bên ngoài. Độ dày lớp cách nhiệt như sau:

Nhiệm vụ Vị trí Độ dày lớp cách nhiệt
Ống gió cấp và hồi (có điều hoà không khí) Mọi vị trí 25 mm, trừ phi được qui định khác trên bản vẽ
Bên ngoài và ống thông gió Mọi vị trí 0
Ống gió thải nhà vệ sinh và ống thải phòng rác Mọi vị trí 0
  • Công tác vệ sinh và bảo vệ trong khi thi công

Toàn bộ ống gió phải được chế tạo, vận chuyển đến công trường và bảo quản trong khu vực khô và không bị ảnh hưởng thời tiết. Ống gió phải dược phủ bằng tấm plastic hoặc vải nhựa cho đến khi được lắp đặt.

Trước và trong khi lắp đặt, ống gió phải được vệ sinh sạch sẽ, được bọc kín đầu sao cho có thể ngăn bụi và vôi vữa.

Không được tiến hành lắp đặt ống gió cho đến khi có mái che và thiết bị bảo vệ phù hợp để bảo vệ ống gió khỏi bị hư hại hoặc bị tác động bởi thời tiết.

  • HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC
  1. HỆ THỐNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT
  • Hệ thống cấp nước sinh hoạt:

Hệ thống cấp nước sinh hoạt là phải đảm bảo cấp nước tới tất cả các thiết bị dùng nước và đủ áp lực. Hàng tháng trong giai đoạn bảo trì, thực hiện thử nghiệm cho nước cấp vào, nước đã qua lọc, nước đã xử lý sau mỗi quy trình (khử trùng, làm mềm…) nếu có, và ở mỗi đầu ra đại diện của toàn bộ dự án. Tối thiểu thử nghiệm ở các vòi nước của mỗi tầng.

Lấy mẫu và thử nghiệm nước về độ pH, độ trong, màu sắc, chất rắn không hoà tan, độ cứng toàn phần, độ kiềm, chất hữu cơ, nitrite, nitrat, sulphua, chlloride, chlorine, tổng lượng sắt, magne, calcium, chì, arsenic, khuẩn coliform.

Tiêu chuẩn: TCVN 4513:1988; 33-2006

Bơm đẩy, tăng áp nước sinh hoạt

  • Tổng quát:

Lắp đặt thiết bị tăng áp để cung cấp nước sinh hoạt bao gồm bơm ly tâm đa cấp loại đứng lắp trên một khung đế chung cùng với thiết bị điều khiển, khung, van, đường ống nối các cấu kiện lại thành cụm nguyên bộ.

Khớp nối: nối ống hút và ống đầy với ống mềm có áp suất bằng hai lần áp suất thiết kế của hệ thống.

Bộ điều tốc: lắp đặt bộ điều tốc hoàn chỉnh với hệ thống tăng áp bởi cùng nhà sản xuất bơm.

  • Chân đế:

Tổng quát: Lắp toàn bộ bơm, môtơ và tất cả các thiết bị liên quan trên một khung đế chung đủ chắc để không bị uốn xoắn dưới chế độ làm việc bình thường. Làm bằng thép mạ kẽm tỷ trọng cao.

Chân lắp: Sử dụng lò xo chống rung tại mỗi bệ đỡ.

  • Vỏ:

Phù hợp cho áp suất làm việc 1.000kPa (10bar). Áp suất thử nghiệm l 1.600kPa (16bar)

  • Vật liệu:

Bơm: Bơm trục ngang

Van một chiều: loại lò xo gắn ở đầu đẩy của bơm

Van khóa: van cổng gắn ở cả hai đầu hút và đẩy của bơm

Ống góp: Ống PPR

Công tắc áp suất: công tắc áp suất chất lượng cao có một độ lệch nhỏ chuyển đổi thứ tự hoạt động của các bơm.

Bộ điều tốc: Phải phù hợp với các yêu cầu của chương Tủ điện, Tủ phân phối và thiết bị điều khiển.

Bình áp suất sử dụng màng (nếu có yêu cầu): Bình có màng không tạo mùi, vị hoặc các tạp chất độc đối với nước uống. áp suất làm việc tối đa 1.000 kPa.

Đồng hồ áp suất: đồng hồ kim quay đường kính mặt 100mm có thang đo bằng 1,5 lần áp suất làm việc tối đa.

  • Đấu nối:

Nối ống: xem chương Đường ống cơ khí.

Xả chất lỏng: tạo lỗ khoan, làm nổi bít lại, ở điểm thấp nhất của vỏ bơm để gắn van xả.

Lỗ ren gắn đồng hồ áp suất: trang bị lỗ khoan, làm nổi bít lại có thể tiếp cận được và tích hợp với vỏ bơm.

  • Lắp đặt:

Tổng quát: Bộ thiết bị tăng thủy áp được giao hàng dạng đã chế tạo sẵn, đã cân chỉnh và thử nghiệm tại nhà máy. Chỉ cần đấu nối với ống hút và ống đẩy và nguồn điện.

Đường ống: Mối nối tháo lắp được: sử dụng mối nối mặt bích hay ren với rắcco, đế có thể tháo rời vỏ bơm mà không ảnh hưởng đến đường ống.

Máng hứng: xả đến ống nước thải gần nhất bằng ống đồng DN25.

  • Tủ điều khiển:

Cơ cấu điều khiển: lắp đặt một thiết bị chuyển đổi các bơm sau mỗi chu kỳ hoạt động, khởi động bơm kia nếu bơm này hư và kích hoạt tín hiệu báo động âm thanh và có đèn chớp báo hiệu sự hư hỏng.

Tủ điện: treo trên tường trong phòng lắp đặt bơm, bên cạnh cửa.

Chuông báo động: lắp trên tường bên ngoài. Sử dụng chuông có thể tắt được.

Đèn báo hiệu: Lắp trên tủ điện, để chỉ thị:

Bơm 1 hỏng

Bơm 2 hỏng

Áp suất nước thấp

Đang có nguồn điện

Công tắt xoay: lắp đặt công tắc xoay Manual/Auto/Off để điều khiển tắt mở bơm

Mạch cắt điện: lắp đặt mạch cut-out ưu tiên có nút khởi động lại bằng tay để khởi động bơm khi áp suất hút sụt xuống dưới giá trị cài đặt mà mạch tự động không hoạt động được.

Thiết bị cắt điện: lắp đặt một thiết bị cắt điện bên cạnh mỗi môtơ bơm

Quá tải: lắp đặt bảo vệ quá tải nhiệt cần thiết

Đồng hồ: lắp đặt đồng hồ đo số giờ chạy cho mỗi môtơ.

Ghi nhận

Chiều quay: Lắp cố định mũi tên chỉ chiều quay trên các bộ phận chính của vỏ hộp.

Bảng tên gắn lên vỏ máy nhãn thường trực thể hiện:

Nhà sản xuất

Model

Số seri

Vật liệu vỏ

Vật liệu cánh công tác

Vật liệu trục

Đường kính cánh công tác (nếu giảm)

Loại đệm kín.

  1. HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI
  • Tổng quát
  • Mô tả

Phạm vi công việc của hệ thống thoát nuớc thải bao gồm việc cung cấp và lắp đặt hệ thống nước thải vệ sinh và hệ thống thông hơi, tất cả các thiết bị vệ sinh và phụ kiện, hệ thống ống nước thải vệ sinh dưới đất bao gồm cả hố thăm, hố thu bêtông, tuyến ống thoát, khung và nắp đậy, đào đất, đóng cọc bêtông, san lắp, tái lặp bề mặt ban đầu và đầu nối từng hố ga.

  • Tham chiếu chéo

Đường ống nước vệ sinh và thoát nước thải vệ sinh

TCXDVN 51-2008; 4519-1988; 4474-1987; General : To AS/NZS 3500.2.

Những yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nhà nước. Tất cả các vật tư như ống và phụ kiện, phểu thu nước cho sàn, nối ống và phụ kiện cho trong công tác lắp đặt đường ống thoát nước vệ sinh phải có chủng lọai, kích thước nhãn hiệu, chất lượng và tay nghề được phê duyệt bởi cơ quan liên quan.

Thiết kế

Hệ thống hoàn chỉnh thoát nước thải vệ sinh cho tất cả các thiết bị vệ sinh, căn tin, trang thiết bị cơ khí và phễu thu sàn phải được lắp đặt ở mọi nơi thông qua dòng chảy tự nhiên đến điểm nối với hố ga gần nhất.

Hệ thống thông hơi hoàn toàn có bổ sung

Hệ thống thoát nước thải vệ sinh có thể thông hơi hoàn toàn có bổ sung từ hệ thống thông hơi hoàn toàn mà trong đó, mỗi nhánh hay ống xả nối với ống chính thì phải được thông hơi và bỏ qua một vài thông hơi của xiphon thiết bị riêng lẻ, và trong nhóm hai thiết bị hay hơn xả vào chung một ống thốt hay ống thoát nhánh thì được thông hơi bởi một tuyến thông hơi cho nhóm hay hơn.

Hệ thống phải được thiết kế có thể dể dàng thoát hơi và mùi và áp lực xả từ tất cả các cấu phần của hệ thống nước thải và nước vệ sinh ra ngoài trời ở điểm cao hơn tòa nhà, để sự dẫn nước bằng xiphon, sự hút hơi, hay áp suất ngược sẽ không làm suy giảm tính kín hơi của xiphon.

Hệ thống phải giới hạn tối thiểu sự biến đổi áp lực gió trong ống thoát của thiết bị đến giá trị chênh lệch nhỏ nhất không quá 2.5mm cột nước trên hoặc dưới áp suất không khí.

Thông hơi trên các mái nhà không sử dụng có thể cắt ngang ở cao độ 700mm trên mái. Nếu mái nhà được sử dụng, ống hơi phải cao lên trên 2.2m so với mái để ngăn ngừa sự nhiễm hồi vào gió tươi cung cấp cho toà nhà.

Kích cỡ ống thoát

Kích thước nhỏ nhất của ống chính phải đạt 60mm.

Kích thước nhỏ nhất của ống nhánh phải đạt 60mm.

Tải lớn nhất của thiết bị được thông hơi phải tuân thủ bảng 3.1 của tiêu chuẩn AS 3500.2.2

Cấp độ tối thiểu của ống thoát phải tuân thủ bảng 3.2 của tiêu chuẩn AS 3500.2.2

Kích thước của phễu thu sàn

Hố/ phễu thu nước thải sàn phải được lắp đặt với vỉ lọc tháo rời và tiếp cận được và ống không nhỏ hơn DN80mm ở cao độ bề mặt sàn, trừ khi tính chất duy nhất của phễu thu sàn là thải nước đổ tràn hoặc nước rửa, ống DN50 và ống đứng có thể được lắp đặt (ví dụ nhà tắm đứng).

Những lỗ thăm dành cho kiểm tra.

Ngoài trừ những nơi có lắp đặt hố thăm, những lổ thăm cho công tác kiểm tra/ bảo trì phải được lắp đặt:

Bên ngoài và gần toà nhà nhất có thể được, tại mỗi nhánh nối với 1 hay nhiều WC hoặc chậu đổ phân nhưng không quá 2.5m.

Tại mỗi đầu cuối ống thẳng của ống thoát chính và mỗi khoảng dừng không quá 30m

Tại điểm nối với kênh thoát nước của nhà nước, nếu nhà nước không lắp đặt

Ở cuối dòng chảy nơi ống thoát nước đi ngang dưới toà nhà trừ khi chỉ có các thiết bị thải được đấu nối

Nơi có một nhánh mới nối với ống hiện tại và

Ngay tại hoặc đỉnh của đoạn cong lên của chổ nhảy cấp

Phễu thu sàn và hố thu: Tất cả các hố/phễu thu sàn phải được nạp nước. Nạp nước có thể bằng nước ngưng tụ của dàn lạnh nhỏ hoặc nước thải của chậu rửa tay.

Bơm chìm

  • Lọai: Thẳng đứng, ngâm chìm hoàn toàn, khớp nối ngắn, đơn cấp, dạng ly tâm. Được cung cấp dạng trọn gói như là một trạm bơm đầy đủ bao gồm bơm, phụ kiện, van, đường ống, hố thu nhựa hoặc bêtông đúc sẵn, hệ thống giám sát và điều khiển điện tử. Công tác lắp đặt kiểu giếng ướt với hệ thống nổi tự động và ray trượt để dễ dàng bảo trì.
  • Thi công

Lắp đặt : Sử dụng móng chân đế loại ngâm nước có ray dẫn hướng hoặc hệ thống dây lắp.

Vật liệu vỏ : Gang GG25, Đầu và xoắn ốc có đường kính đến DN270

  • Đấu nối:

Đường ống : cung cấp kiểu nối mặt bích cho đầu ra.

Điện : Cung cấp đệm cáp có đố nhựa kín.

Cánh công tác : gang, kiểu không bị kẹt

Trục : thép không rỉ

Ổ trục : ổ đũa dài, làm kín

Niêm kín trục : kiểu đôi, cơ khí có vòng đệm xoay bằng xilicone carbide và carbon – graphic/ bề mặt thép mạ chrome bố trí trước sau, họat động độc lập ngâm trong dầu,với bồn dầu lớn riêng như là phương tiện bôi trơn, làm mát và đệm bổ sung giữa xoắn ốc bơm và môtơ

Bulon và đai ốc : thép không rỉ

Màng hút : thép không rỉ hoặc nhựa

Công tắc nối : tích hợp chung

  • Môtơ

Loại: 3 pha, các cuộn dây được bảo vệ bằng cảm biến nhiệt và cảm biến độ ẩm.

Làm nguội môtơ: đối với kiểu lắp đặt ướt/ họat động chìm, được làm mát bằng nước xung quanh vỏ máy.

Bơm nước thải bẩn ứng dụng bơm chìm ở những nơi có nước thải bẩn, hoặc có những mảnh vụn trong nước thải, cho phép bơm xử lý những mảnh có đường kính lên tới 50mm.

Chất lượng

  • Giám định

Những vị trí chứng kiến

Thông báo trước để có thể kiển tra.

  • Những bề mặt đào xới.

Những hệ thống ngầm hay bị che lắp

Chứng minh rằng ống được đặt vào các đáy hồ thăm đúng với cao độ thiết kế

Vật tư mẫu

Trình duyệt mẫu các vật tư sau:

Mỗi loại vật liệu lót ống

Mỗi loại vật liệu san lắp

Mỗi loại phễu thu sàn

Các loại ống và phụ kiện

Hố thăm và nắp đậy

Trình duyệt

  • Bản vẽ thi công

Trình duyệt bản vẽ và bảng kê thể hiện bố trí và chi tiết các hệ thống, bao gồm:

Vị trí, kiểu, cấp độ và hoàn thiện của ống, phụ kiện và phụ kiện đỡ.

Vị trí, kiểu và các chi tiết liên quan khác của thiết bị vệ sinh.

Khảo sát và trình duyệt cao độ đáy, độ dóc của ống, cao độ đinh hố ga, hố thăm và khoảng cách giữa các hố ga,  hố thăm.

  • Vật tư

Trình duyệt thông tin sản phẩm cho:

Thiết bị vệ sinh, bao gồm WC, chậu rửa, chậu tiểu, các loại chậu….v..v có chi tiết về cách lắp đặt.

Ống và phụ kiện của hệ thống thoát nước thải.

Phụ kiện treo ống

Phễu thu sàn.

Nút thông ống.

  1. VẬT TƯ VÀ PHỤ KIỆN

Đường ống

Ống nước thải làm bằng ống và phụ kiện uPVC như chỉ ra trong tiêu chuẩn BS 3505:1968, TCVN 6151:1996, ISO 4422:1990, AS/NZS 1477:1996… “Ống và phụ kiện uPVC dùng cho các ứng dụng thoát nước, thoát nước thải và thông hơi”. Những tiêu chuẩn khác có thể được sử dụng khi những yêu cầu tính năng cơ bản bao gồm chiều dài ống tương đương, và các loại phụ kiện tương xứng có sẵn.

Như là một hướng dẫn, chiều dầy ống tối thiểu cho ống nuớc thải uPVC l:

Đường kính (mm) Chiều dầy (mm)
50 2.0
80 2.9
100 3.8
150 4.3

Phiễu thu sàn

Phễu thu sàn phải:

Làm bằng gang, hợp kim nhôm hoặc thép không rỉ.

Có đường kính ống thoát ít nhất 100% đường kính của ống nối vào.

Có chiều cao phù hợp với sàn và 50mm lớp mặt.

Có vỉ lọc thau mạ chrome/thép không rỉ, có chổ vệ sinh.

Có xiphon cao 75mm trong sàn cho các vị trí trong sàn trệt.

Có chổ nối cơ khí để nối với ống thoát.

Có đường nối để nạp nước cho xiphon.

Có thể đặt âm tại chổ.

Có thử nghiệm mẫu và đúng mức độ công suất thoát đã được ghi rõ.

Nút thông ống

Nút thông ống phải:

Làm bằng nhựa/gang/ thép không rỉ.

Nắp bằng thau mạ chrome, có ren giữ.

Có nắp và niêm kín khí.

Tại mọi khu vực công cộng nút thông ống phải đặt âm vào sàn đủ cho các kiến trúc hoàn thiện bởi các nhà thầu khác.

  1. THI CÔNG
  • Xử lý các phụ kiện đường ống

Các phụ kiện của đường ống cần được lắp đặt tách biệt để có thể thay thế dễ dàng.

Các lỗ kiểm tra, van, bồn, bể và thiết bị điều khiển khác nếu có yêu cầu phải kiểm tra, xử lý thường xuyên cần phải được lắp đặt sao cho có thể thực hiện công việc nói trên được dễ dàng thông qua các lỗ kiểm tra trên tường, trần và trên ống dẫn.

Các phụ kiện của đường ống không được chôn lấp trong sàn, tường trừ khi được chỉ ra trong bản vẽ hoặc theo hướng dẫn của nhà tư vấn.

Ngoại trừ các công việc được chú thích riêng, các phụ kiện đường ống phải được lắp đặt song song và sát tường hoặc thẳng góc với tường.

Ống chờ

Các vị trí ống xuyên sàn, tường đều phải được lắp ống chờ trước. Khi lắp đặt ống phải tháo bỏ các ống chờ và dùng vật liệu chống cháy đúng tính năng kỹ thuật để bít kín khe hở giữa ống với kết cấu xây dựng.

Đối với ống đồng, ống chờ được chế tạo bằng tấm kim loại hoặc đồng dày 0.7mm, đối với các ống khác, ống chờ được chế tạo bằng tôn mạ kẽm. Đường kính ống chờ phải lớn hơn đường kính ống 25mm.

Khớp nối giản nở

Tất cả các vị trí cần thiết đều được cung cấp và  lắp đặt các khớp nối giản nở đã được phê duyệt.

Lắp đặt các khớp nối giản nở ở các vị trí cố định đối với trục đứng và nhánh ngang đúng theo tiêu chuẩn lắp đặt. Cần lắp thêm vòng đệm hình chữ O tại các vị trí cố định đối với ống làm việc trong điều kiện có sự thay đổi lớn về nhiệt độ và cần ngăn ngừa việc di chuyển của ống.

Khớp nối giản nở cũng được sử dụng đối với ống thẳng dài đúng theo tiêu chuẩn lắp đặt.

Phải chừa lại khe hở cần thiết giữa đầu ống và mặt tựa của phụ kiện tại vị trí chí lắp các phụ kiện sử dụng vòng đệm hình chữ O.

Công tác bịt đầu ống

Trong suốt quá trình thi công, cần phải giữ gìn các công tác chưa hoàn thiện trong tình trạng an toàn, đồng thời phải có biện pháp bảo vệ chúng tránh không bị sự tác động nào gây hư hỏng hoặc mất mát và tiến hành bịt các đầu ống nhằm tránh chúng không bị bất kỳ vật lạ nào kể cả chất lỏng rơi vào trong cho đến khi công trình được nghiệm thu bàn giao cho Chủ đầu tư.

Công tác lắp đặt ty treo và giá đỡ

Ngoại trừ những công tác thuộc về đào và lấp đất cát, tất cả các hạng mục thuộc đường ống của hệ cấp thoát nước đều phải lắp ráp một cách cẩn trọng các giá đỡ, ty treo, đai ốc và các phụ kiện cần thiết khác nhằm đạt được hệ giá đỡ hiệu quả nhất trong chuẩn mực cho phép về độ lệch và vòng tương đối.

Tất cả hệ giá đỡ hoặc những hạng mục tương đương như vậy cần phải đáp ứng yêu cầu của các cơ quan chức năng có liên quan về pháp lý trong công việc và sự đồng thuận của tư vấn giám sát được chỉ định.

Tuyến đường ống không được đụng vào bất kỳ hệ đường ống nào khác hoặc vào kết cấu toà nhà ngoại trừ nó được cách nhiệt bằng vỏ bọc nhựa hoặc băng keo được chấp thuận. Các tuyến ống âm sàn hoặc tường phải được bọc ngồi bằng vật liệu thích hợp.

Các tuyến ống phải được tự nhiên dịch chuyển mà không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra từ ứng suất quá lớn phát sinh từ hệ thống ống hoặc các đầu nối ống và không gây ra sự lan truyền ứng suất qua tường, đà và trần nhà.

Hệ giá đỡ phải được nhúng kẽm nóng theo “Unistrut” P1000 chanel hoặc theo chuẩn tương đương được chấp thuận đồng bộ với đai ốc, khung, phụ kiện và giá treo ống đối với mỗi loại đường ống.

Hệ giá đỡ đường ống phải được lắp đặt tại bất kỳ điểm đổi hướng nào của tuyến ống.

Ở bất kỳ trường hợp nào cũng cần phải sử dụng bình chữa cháy khi lắp đặt hệ giá đỡ.

Toàn bộ tuyến ống đồng cần phải lắp cách bề mặt giá đỡ khoảng cách 4mm bằng tấm nhựa hoặc loại vật liệu tương đương được chấp thuận.

Phải vệ sinh tất cả các vết xi măng, bụi bặm và các vết dầu mỡ khỏi giá đỡ ống. Giá đỡ tuyến ống sẽ được lắp đặt tại mỗi điểm liệt kê sau, trừ khi có sự chỉ định khác.

 

Khoảng cách chiều ngang giá đỡ ống:
Kích cỡ: Æ15 Æ20 Æ25 Æ32 Æ40 Æ50 Æ65 Æ80
Ống đồng: Æ800 Æ400 Æ400 Æ400 Æ400 Æ3000 Æ600 Æ4200
Ống PVC: Yêu cầu theo Tiêu chuẩn Úc
Khoảng cách đứng giá đỡ ống:
Kích cỡ: Áp dụng cho mọi kích cỡ
Ống thép: 3000
Ống đồng: 2700
Ống PVC: Yêu cầu theo Tiêu chuẩn Úc
Ống PPR: Theo yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất

Khoảng cách giá đỡ cho ống đồng dạng cuộn sẽ bằng phân nửa so với ống đồng thẳng.

Hệ thống cấp nước

Những nơi mà hạng mục công tác bị khuất lấp thì không cần phải tiến hành công tác sơn nhưng vẫn phải được định dạng theo mã số của tiêu chuẩn này.

Những tấm định dạng đường ống phải tuân thủ theo tiêu chuẩn AS1345 hoặc tương đương, không được gắn 2 tấm định dạng đường ống vượt qua khoảng cách 4000mm.

Chữ viết trên các tấm định dạng này có chiều cao 25mm đối với các đường ống có kích thước đến 32mm và chiều cao 40mm cho tất cả các loại ống có đường kính lớn hơn. Ký hiệu được thể hiện theo như bảng hướng dẫn dưới đây, các tấm định dạng đều phải được gắn ở mọi hệ thống đường ống tại mọi vị trí được chỉ định trong toà nhà.

Tất cả các chủng loại van đều phải gắn nhãn bằng tấm đồng thau hình tròn, được đóng chữ nổi cho từng chức năng của chúng và được gắn trên cổ van bằng đai ốc.

+ Van cổng

Tất cả các van phải được thử nghiệm tới mức  áp suất 2100 kPa đối với hệ thống cứu hỏa và hệ thống bơm, mức áp suất 2000 kPa đối với các van còn lại trong hệ thống và phải có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền về thử nghiệm. Tất cả các van phải sản xuất theo đúng đặc tính kỹ thuật.

Tất cả các van trong phòng bơm và ở những nơi khác có kích thước từ 65mm trở lên phải là loại mặt bích. Tất cả những van khác còn lại là loại nối ren.

Các van có kích thước từ 65mm trở xuống phải là loại bằng đồng thanh. Van từ 75mm trở lên phải là loại bằng gang với phụ kiện bằng đồng.

Trục van phải là loại không nâng và không được xâm nhập vào lỗ van khi van ở vị trí mở tối đa. Lỗ van phải thông suốt không bị cản trở ở vị trí này.

Các mặt tựa vào vòng đệm bên trong van phải làm sạch trong suốt quá trình lắp đặt. Bất cứ mặt tựa hoặc bề mặt van nào bị phát hiện hư hỏng sau khi đã thi công xong, phải được thay thế.

+ Van cấp nước

Tất cả các van này phải được thử nghiệm với áp suất 2400KPa và có dán nhãn kiểm định của cơ quan chức năng.

+ Van điều khiển

Tất cả các van điều khiển phải là loại bằng đồng thau, đầu nối ren. Làm kín cho ty van phải là loại dạng hộp. Mặt tựa bên trong và vòng đệm của van phải được giữ cho sạch trong suốt quá trình lắp đặt, nếu bị hư hỏng phải được thay thế ngay theo chỉ thị của tư vấn.

+ Dán nhãn van

Dán nhãn cho van bằng tấm nhãn đồng hình tròn đóng chữ ghi chức năng tương ứng của van đó và đính vào trên tay quay bằng vít hoặc bulon và đai ốc.

Vòng đệm cho vòi nước và mặt tựa van

Tất cả các vòng đệm cho vòi nước và van điều khiển phải là loại nhíp có kết cấu chất lượng tốt nhất và tương thích với mặt tựa van. Mặt tựa van phải làm bằng đồng thau được gia công bằng máy, không có cạnh nhọn có thể làm vòng đệm ren hư hỏng. Các vòng đệm ren phải được thay thế mới trước khi bàn giao hoàn tất hợp đồng.

+ Van chặn ngược dòng

Thiết bị giảm áp

Van theo tiêu chuển AS2845, kèm theo van cách ly, bộ lọc chữ Y và điểm thử nghiệm

Bộ ngắt chân không đấu nối ống mềm (cho tất cả các vòi ống mềm)

Van theo AS2845, lắp theo hướng dẫn của nhà sản xuất

+ Van giới hạn áp suất

20mm RMC PSL75 Pressure Gauge 500kPa hoặc tương đương được chấp nhận
25mm RMC PSL1002 kPa hoặc tương đương được chấp nhận
Æ32mm     to Æ100mm RMC ACV115 van giảm có thể hiệu chỉnh hoặc tương đương được chấp nhận

Hệ thống thoát nước

Chiều sâu tối thiểu của ống thoát là 500mm.

Ống thoát gần chân cột và nền móng phải được lắp đặt với khoảng không gian hình khuyên không nhỏ hơn 25mm lắp đầy bằng lớp lót vật liệu chống mục, đàn hồi.

Ống thoát chạy gần đài móng cột không nhỏ hơn 450 và phải có khe hở tối thiểu 25mm từ đỉnh ống đến mặt dưới chân cột.

Ống thoát thấp hơn mặt đất:

Được đặt nghiêng đồng đều, thẳng và không có kiểu nối tạo chổ hở.

Có tối thiểu số lần thay đổi vào hướng nhỏ nhất

Có gối đỡ cho mỗi khoảng cách nhất định.

Được bảo vệ chống phá hỏng.

Kín nước.

Có bước nhảy để nối các ống cao độ khác nhau.

Ống thoát bên dưới toà nhà phải :

Được bảo vệ đúng đắn.

Được lắp đặt để có thể co giãn.

Được treo đỡ thích đáng vào kết cấu toà nhà hoặc trong mương dành riêng.

  • Ống thông hơi cho thiết bị vệ sinh

Đầu cuối ống: lắp đặt chụp che bằng cùng loại vật liệu của ống hơi.

Đỉnh cuối cùng của mỗi ống thoát hoặc ống hơi chính phải cao hơn không nhỏ hơn 450mm bên trên mái hiên che ra của mái dốc hoặc 150mm phía trên mái phẳng không có tường chắn lửng thì đến chiều cao của tường này phía trên mái. Nếu mái được sử dụng vào những mục đích khác với che cho toà nhà, ống thoát và ống hơi chính phải được nối dài cao hơn cao độ mái 2.5mm. Tấm che ống chính phải được lắp đặt.

Đỉnh của ống thoát nước hoặc ống hơi chính trên mái phải cách xa 3m khỏi cửa sổ hoặc lổ mở tòa nhà kề bên theo phương ngang.

  • Ống thoát nước thải vệ sinh

Ống thu phải được lắp đặt ở điểm thấp nhất có thể tiếp cận được của mỗi ống nước thải, ở mỗi ngã nối trung gian và thay đổi hướng ống, những nơi thể hiện trong bản vẽ và những nơi được cơ quan nhà nước thẩm quyền yêu cầu.

Ống thu phải có đoạn ống thắng với lổ thu ovan có niêm bằng vòng đệm cao su hay nhân tạo và siết chặt bằng 2bulon thau.

Nút thông ống phải được lắp đặt ở tất cả các đọan cong và ngả nối trung gian

+ Xiphon

Kiểu : S hoặc P như yêu cầu

Vật tư : uPVC

Xiphon phải được lắp đặt nơi thể hiện trên bản vẽ và nơi yêu cầu cho mọi phụ kiện, và phải phù hợp cho mọi khía cạnh cho nhiệm vụ riêng biệt của chúng.

Tất cả các xiphon phải được lắp đặt với khe hở tiếp cận cho vệ sinh được phê duyệt, và phải có mặt cắt rỗng bên trong tương tự mặt cắt ống thoát nước thải tương ứng.

Tất cả các xiphon phải có phần bẫy nước không nhỏ hơn 50mm, hoặc khi được chỉ rõ khác đi.

Tất cả các xiphon đặt ở nơi nhìn thấy phải được mạ chrome sáng.

Được lắp đặt với nút và nối kiểu thẳng lining để có thể tháo rời dễ dàng.

+ Thoát nước sàn

Tất cả các chi tiết cấu phần của hệ thống thoát nước sàn phải của nhà sản xuất được phê duyệt với vỉ thu phải có lưới diện tích mặt cắt ngang của ống và phải có dụng cụ kẹp chặt, lọc bình thép, van nước hồi và đường thoát hàn bên trong.

+ Vỉ thu và nắp cho xiphon sàn và thoát nước sàn

Vỉ thu và nắp phải làm bằng thép không rỉ hoặc đồng thiếc.

Vỉ thu và nắp phải có thiết kế được phê duyệt để cho nó có thể bắt bulon xuống khung hoặc được kẹp chặt để ngăn cản việc mở ra không mong muốn của vỉ thu hoặc nắp và do đó làm rác hay chất thải rắn có thể rớt vào hệ thống cống.

Nơi có phương tiện giao thông qua lại, vỉ thu phải làm bằng gang.

Vỉ thu và ống phải được lắp đặt vào đỉnh vị trí sao cho chúng cong theo cao độ mặt đất xung quanh và không tạo ra mối nguy cơ bị vắp..v.v.

+ Nhận biết tuyến ống

Đặt bằng cảnh báo plastic có thể phát hiện 300mm phía trên ống chôn, suốt chiếu dài ống.

+ Lớp vật liệu xung quanh ống

Tổng quát : đặt các lớp vật liệu xung quanh ống thành lớp dầy không nên <200mm rồi dầm chặt mà không phá hỏng hay làm dịch truyền ống.

Bên dưới sàn nhà: san lấp xung quanh ống dưới sàn nhà bằng cát khô sạch.

+ Khối neo cố định

Nếu cần, lắp khối neo cố định để ngăn các dịch chuyền trục và nghiêng một bên của tuyến ống tại các chổ giao và sự thay đổi độ dóc hoặc hướng ống.

+ Đổ bêtông

Tổng quát: nếu cần bao bọc tuyến ống bằng bêton dầy tối thiếu 150mm bên trên và phía dưới tuyến ống và 150mm mỗi bên hoặc chiều rộng của mương tùy theo cái nào lớn hơn.

+ Mương đào

Lưu ý đặc biệt có yêu cầu mương đào và cọc cừ tại mỗi đầu của mỗi đơn vị dài ống.

+ Hệ thống đỡ dưới sàn

Lắp hệ thống đỡ ống để treo ống bên dưới sàn trệt hoặc trong mương phân phối, bên cạnh các yêu cầu lớp lót và san lắp. Hệ thống treo mạ kẽm tỉ trọng cao như quy định trong bộ quy định kỹ thuật này, Sơn nhựa đường bitumen và quấn kín bằng băng polyethylene sau khi lắp đặt và trước khi san lắp.

Đường ống

  • Hoàn thiện

Tổng quát : Hoàn thiện ống lộ nhìn thấy, luôn cả phụ kiện và chi tiết treo đỡ, theo như sau:

Tại các vị trí trong nhà như nhà vệ sinh và nhà bếp: ống đồng mạ chrome sáng.

Bên ngoài nhà: dùng ống thép và phụ kiện đường ống bằng kim loại : sơn

Tại các chổ kín nhưng có thể tiếp cận được (bao gồm tủ bếp và những nơi kín không ở được): ống đồng hoặc uPVC không sơn ngoại trừ khi cần thiết để đánh dấu nhận biết. Sơn lót cho ống và phụ kiện thép.

Van: Hoàn thiện van theo ống đầu nối.

  • Chi tiết treo đỡ ống

Treo đỡ ống phải được lắp đặt ở những nơi sau:

 

Piperwork

Tuyến ống

Size of Service/ Kích thước ống (mm)

 

Material

Vật tư

Location

Vị trí

15 20 25 32 42 54 65 76 100 150 200
Cast iron

 

Gang

 

Vertial

Phương đứng

Horizontal

Phương ngang

(meter/mt)

1.8

 

1.8

1.8

 

1.8

 

 

1.8

 

1.8

2.4

 

2.4

2.7

 

2.7

2.7

 

2.7

2.7

 

2.7

Grey Iron

 

Sắt đen

Vertial Phương đứng

Horizontal

Phương ngang

(meter/mt)

1.8

 

1.5

1.8

 

1.5

1.8

 

1.5

1.8

 

1.8

1.8

 

1.8

1.8

 

1.8

1.8

 

1.8

Mild Steel

 

Thép hàn

Vertial Phương đứng

Horizontal

Phương ngang

(meter/mt)

2.4

 

2.0

 

3.0

 

2.4

3.0

 

2.4

3.0

 

2.7

3.6

 

3.0

3.6

 

3.0

4.5

 

3.0

4.5

 

3.6

4.5

 

4.0

5.5

 

4.5

5.5

 

5.0

U-PVC Vertial Phương đứng

Horizontal

Phương ngang

(meter/mt)

1.2

 

0.5

1.2

 

0.5

1.2

 

0.6

1.2

 

0.6

1.2

 

0.6

1.2

 

0.6

1.8

 

0.6

1.8

 

0.9

1.8

 

1.2

1.8

 

1.2

 

  • Độ dốc ống

Độ dốc ống của tất cả các tuyến thoát nước vệ sinh và nước thải phải tuân thủ theo dưới đây trừ khi được thể hiện trên bản vẽ :

Pipe Diameter/Đường kính ống Gradient/Độ dốc
100 mm 1 in / trên 20 đến 1 in / trên 60
150 mm 1 in / trên 30 đến 1 in / trên 90
225 mm 1 in / trên 40 đến 1 in / trên 150
300 mm and above / và lớn hơn 1 in / trên 150 đến 1 in / trên 250

Độ dốc tất cả ống nước vệ sinh bên trong nằm ngang phải theo như trên bản vẽ hoặc khi không có thì theo dưới đây :

Pipe Diameter/Đường kính ống Gradient/Độ dốc
32 mm to / đến 80 mm 1 : 40
100 mm 1 : 60
150 mm 1 : 80
200d above /  và lớn hơn 1: 100
  • Màu Sắc Định Dạng Đường Ống
Chủng loại ống Màu định dạng Ký hiệu trên tấm ĐD
Thải & thoát nước vệ sinh Đen Soil or Waste
Ống thải sinh hoạt Đen Vent
Nước cấp sinh hoạt Xanh ngọc Cold Water
Nước nóng sinh hoạt Xanh ngọc Hot Water

Hố thăm, hố ga, hầm, lỗ

  • Tổng quát :

Lưu ý rằng hố thăm, hố ga, hố tạo thành một phần thống nhất của kết cấu (nghĩa là tạo thành một phần sàn trệt hoặc sàn khác) phải có cấu tạo tuân thủ yêu cầu của Bộ qui định kỹ thuật kết cấu.

Ngược lại thì những qui định sau được áp dụng.

  • Ống chảy ngoài

Khi ống thoát nước nhánh nối trực tiếp vào hố thăm sâu hơn 1.5m thì phải lắp đặt ống nước rời hoặc chảy ngoài.

Đầu nối xoay chiều đặc biệt và hộp nối kiểu socket hoặc Tê kiểu cong được sử dụng tại chổ giao nhau của hai tuyến ống.

Ống nước được đặt trên nền bêton cốt thép và được đúc trong bêton hoàn toàn. Ống phải được đúc trong bêton dầy 150mm xung quanh. Ống chảy ngoài phải được đổ bêton dầy 150mm xung quanh.

  • Hố thăm, hố ga, hố

Khoảng cách giữa các hố thăm phải tuân thu theo bản vẽ và không vượt quá 50m. Hố thăm phải làm bằng bêton. Kích thước bên trong tối thiểu dài 800mm và rộng 600mm. Kích thước được tăng theo số ống nhánh nối vào và chiều sâu của hố thăm. Kích thước sẽ tăng tùy theo số lượng ống nhánh được đấu nối và chiều sâu của hố thăm.

Chỉ trong trường hợp ở nơi nào hố thăm không thể làm bằng bêton do điều kiện công trường, có thể làm bằng gạch và dầy 225mm trên nền bêton cốt thép đổ tại chổ hoặc đúc sàn. Những chổ nối đứng phải được lắp đầy vừa như là đặt gạch. Mối nối phải cắt bằng phẳng khi thực hiện.

Hố thăm phải được tô phẳng bằng bay bên trong và bên ngoài bằng hỗn hợp ximăng vá cát (1:3), hai lớp dầy 16mm. Trên mặt đất cứng, hố thăm phải được xây trên nền bêton cốt thép dầy 150mm và nền bêton này kéo dài ra thêm 150mm hai bên tường ngoài của hố thăm.

Trên nền đất mềm hoặc lún, phải đóng cừ và đổ bêton cốt thép làm nền cho hố thăm.

Chiều sâu của hố chính không ít hơn đường kính ống thoát.

Đáy của tất cả hố ga, hố thăm phải làm hình cong để tránh ngập nước và chất thải trong hồ, tất cả các chất thải rắn tạo ra trong dòng nước thải đọng lại hoặc lắng xuống một chổ.

Chổ rẽ ống nhánh đường kính từ 150mm trở xuống phải được bẻ cong theo chiều dòng chảy và phải làm bằng bêton làm phẳng bằng bay.

Khoảng cách giữa các chổ rẽ ống nhánh phải được lắp bằng bêton và bề mặt bên trên đáy ống nhánh và ống chính phải được làm bằng bay.

Bề mặt cong phải được làm phẳng bằng bay và mở về phía ống chính có độ dốc 1 trên 6, Ống đi ngang qua tường của hố thăm phải được lắp cứng và chống thắm toàn bộ cho tường.

Vách bêton đúc sẵn được sử dụng khi hố thăm sâu hơn 2.5m và đặt trong đất. Ống hố thăm đúc sẵn phải là loại nguyên bộ chế tạo sẵn và có đường kính trong 1050mm và được lắp đặt theo chi tiết trên bản vẽ.

Bậc thang thép phải được lắp đặt. Đặt những bậc thang thanh sắt đai theo góc khi xây hố thăm gạch và được đặt cách khoảng 300mm theo phương đứng như thể hiện. Bậc thang thép được sử dụng trong các vách bêton đúc sẵn và trừ khi được chỉ đạo khác được lắp đặt và gắn vào các cấu kiện khác trước khi giao hàng.

  • Sự hoàn thiện đối với các bề mặt nhìn thấy

Tổng quát: lắp đặt các loại sản phẩm có bề mặt hoàn thiện không mối nối, phẳng, trát vữa bằng tay hoặc đổ bêtong trong khuôn thép.

Góc cạnh: góc trong kín hoặc loe.

  • Nắp thăm và vỉ thu

Nói chung, hố thăm phải có nắp và được che trên bằng tấm bêtong cốt thép dầy tối thiểu 150mm có một lổ nắp khung và nắp kín khí. Tại mọi khu vực công cộng, nắp dậy phải được tích hợp với khung và đặt gác vào kiến trúc hoàn thiện. Chổ gác nhỏ nhất phải đạt 50mm.

Loại khung và nắp phải được cơ quan nhà nước thẩm quyền phê duyệt. Chúng được lắp đặt tại vị trí thiết kế. Tất cả các khung phải cố định trên nền vữa ximăng để cho nó cân bằng và ngang với những bề mặt lân cận.

Khung có hoa văn gỗ phải được lắp đặt vá lấp và san phẳng bằng vật liệu phù hợp với xung quanh. Khung của nắp chịu tải nhẹ phải được lắp đặt cùng với nắp để tránh biến dạng khung.

Cao độ nắp: đỉnh của nắp hay vỉ thu, bao gồm luôn khung:

Khu vực lát đường bằng với bề mặt lát.

Khu vực trồng cỏ : 25mm cao hơn bề mặt hoàn thiện

Vỉ thu nước chảy bề mặt, đặt tại nơi có thể thu nước chảy để không tạo thành vũng.

  • Hố thu bêtong

Trừ khi được thể hiện khác đi trên bản vẽ, kích thước bên trong tối thiểu hố thu bêtong dài 800mm và rộng 600mm.

Hố thu bêtong phải được tô phẳng bên trong và bên ngoài với ximăng và cát (1:3) dầy tối thiểu 150mm. Lớp láng bêtong phải được tô phẳng về phía các ống thoát tại đáy của hố thu và phải được xây trên nền bêtong cốt thép dầy tối thiểu 150mm và nền này mở rộng ra thêm 150mm hai bên tường ngoài của hố thu bêtong.

Khi đặt trên đất, hố thu bêton được làm bằng gạch kỹ thuật dầy 115mm và tô phẳng bên trong và bên ngoài bằng vữa ximăng. Ống nối vào tường hố phải cao hơn 25mm từ đáy hồ tại điểm ra. Nó phải được gắn chết vào vách và phải chống thấm toàn bộ cho vách hố.

Khung và nắp hồ thu bêtong phải cùng loại với hố thăm.

Những công tác bêtong

Ximăng phải được phê duyệt. Nó phải còn sống khi giao đến công trường. Những hiệu ximăng khác nhau thì không được trộn lẫn. Cát hoặc đá nhỏ phải sạch, là cát thiên nhiên sạch. Cát bị đóng cục và có tỉ lệ bùn quá 10% phải bị loại bỏ. Đá lớn phải sạch và không có bụi, đất sét và các lọai vật liệu đặc khác.

Nước phải được lấy từ nguồn chính và không lấy từ giếng hoặc nước thải.

Cốt thép phải là dạng lưới BRC hàn vỉ thẳng từ dây thép kéo nguội. Lưới BRC hàn vỉ thẳng và thanh thép không bị đơ và bị rỉ sét.

Nền bêtong phải dầy tối thiểu 150mm và phải rộng ra tối thiểu 150mm mỗi bên của đường kính ngoài tang ống khi đặt nằm .Trừ khi có chỉ dẫn khác đi, bêton phải được làm hết chiều rộng của nền lên đến cao độ đường kính ngang của ống và phải được làm loe ra từ cao độ này về phía và đến tiếp tuyến của tang ống .

Tất cả các ống thoát băng ngang dưới toà nhà và đường xe chạy phải được đổ bêtong xung quanh từ nền lót theo hình vuông và dầy tối thiểu 150mm hơn tang ống. Xiphon và phễu thu phải được lót kỹ và đổ bêtong xung quanh.

  1. THỬ NGHIỆM
  • Thử nghiệm đường ống thoát vệ sinh

Lắp đặt đường ống thoát nước thải vệ sinh phải tuân theo các yêu cầu sau khi thử nghiệm:

Mỗi đoạn của bất kỳ ống thoát, ống thoát chính, ống hơi ống thoát phía trên mặt đất không bị xì chảy khi:

Thử nghiệm thủy lực đến 2 bar hoặc

Thử nghiệm khí đến 30 kPa trong khoảng thời gian tối thiểu 3 phút

Ống thoát mà qua đó, nước thải được bơm vào hệ thống cống phải không bị xì chảy khi chịu áp lực thủy tĩnh tương đương với 2 lần cột áp tắt bơm hoặc nếu van giảm áp được lắp đặt, 2 lần áp lực hoạt động của van, nhưng không nhỏ hơn 2 bar.

Tiêu chuẩn thử nghiệm

  • Ống thoát bên trong toà nhà

Ống thoát trong nhà phải không bị xì chảy khí.

Thử nghiệm nước có áp lực 2 bar trong thời gian 10 phút, hoặc

Thử nghiệm khí ở áp suất không nhỏ hơn 1bar trong thời gian không ngắn hơn 3 phút.

  • Ống thoát nước thải bên ngoài

Ống thoát bên ngoài và ống chính bên trong không bị xì chảy khi:

Thử nước – không xì ở áp suất cột nước 2bar duy trì không ít hơn 5 phút

Thử khí – ở áp lực không nhỏ hơn 1bar trong vòng không ngắn hơn 3 phút, rồi tháo máy bơm và khoảng thời gian để áp tụt vượt hơn giá trị liên quan cho trước.

  • CÁC CÔNG TÁC CÒN LẠI
    • CÔNG TÁC TRẮC ĐẠC

Công tác trắc đạc áp dụng theo TCXD 203-1997 – Nhà cao tầng kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công.

  1. Yêu cầu chung

Sau khi tiến hành đo đạc định vị chính xác vị trí công trình, lập các tài liệu hồ sơ cần thiết để tiến hành so sánh với thiết kế, nếu có sai lệch Nhà thầu báo cáo cụ thể bằng văn bản với Chủ đầu tư để có biện pháp xử lý kịp thời.

  1. Thực hiện

b.1. Lưới khống chế mặt bằng

Căn cứ vào bản vẽ định vị công trình và các cơ sở dữ liệu do Chủ đầu tư cung cấp.

b.2. Lưới khống chế cao độ thi công

Trên cơ sở mốc chuẩn do Chủ đầu tư và đơn vị thiết kế bàn giao.

b.3. Phương pháp định vị mặt bằng và chuyển cao độ, chuyển trục các hạng mục

b.4. Phương pháp đo theo giai đoạn

Tất cả các giai đoạn thi công đều phải có mốc trắc đạc (tim – cốt) mới được thi công.

Trước khi thi công phần sau, phải có hoàn công lưới trục và cốt cao trình từng vị trí của phần việc trước nhằm kịp thời đưa ra các giải pháp kỹ thuật khắc phục các sai số có thể và đề phòng các sai số tiếp theo trên cơ sở đó lập hoàn công cho công tác nghiệm thu bàn giao.

Các công đoạn xây tường, lát nền đều sử dụng máy trắc đạc để bật mực toàn tuyến bảo đảm độ chính xác cửa tường xây và độ phẳng toàn diện của nền dựa vào mực đứng và mực đồng mức.

Tất cả các dung sai độ chính xác cần tuân thủ các yêu cầu được quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan như: TCVN 5593:2012 và các quy định về chế độ dung sai.

b.5. Công tác đo lún và biến dạng của công trình

Tại các cột của tầng 1 sẽ gắn các mốc đầu hình cầu để kiểm tra độ lún qua mổi lần chất tải và độ lún tổng thể khi hoàn thành công trình và kiểm tra độ lún sau này. Lập hồ sơ theo dõi lún cho công trình theo từng đợt chất tải.

 

 

  • KẾT CẤU PHẦN THÔ

Tổ chức thi công

Toàn bộ khối lượng bê tông của các kết cấu chính sẽ được trộn tại trạm trộn, vận chuyển đến công trình bằng các xe ô tô tự trộn và bơm vào các vị trí phải đổ bằng bơm bê tông.

Lựa chọn thiết bị vận chuyển lên cao

Công trình là một công trình cao tầng, kết cấu công trình bê tông cốt thép. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu thi công nhanh, bảo đảm chất lượng và hiệu quả kinh tế do vậy việc vận chuyển lên cao là một vấn đề quan trọng.

Dựa vào quy mô cũng như điều kiện thực tế thi công của công trình, lựa chọn  các thiết bị thi công như sau:

Vận thăng(thông số)

Bơm bê tông (thông số)

  • Công tác cốp pha

Sử dụng cốp pha, dàn giáo thép định hình. Ngoài ra còn kết hợp với cốp pha và cây chống gỗ để lắp dựng cho các kết cấu nhỏ, lẻ.

  1. Yêu cầu kỹ thuật của cốp pha

– Cốp pha và đà giáo được thiết kế và thi công phải đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.

– Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.

– Cốp pha dầm, sàn được ghép trước lắp đặt cốt thép, cốp pha cột được ghép sau khi lắp đặt cốt thép.

– Yêu cầu ván khuôn cột, dầm, sàn, tường và cầu thang phải phẳng, khít và quét dầu chống dính trước khi lắp đặt.

  1. b. Cách lắp dựng

Cột

– Trước tiên phải tiến hành đổ mầm cột cao 50mm để tạo đường dựng ván khuôn. Lưu ý đặt sẵn các thép chờ trên sàn để tạo chỗ neo cho cốp pha cột.

– Gia công thành từng mảng có kích thước bằng kích thước của 1 mặt cột.

– Ghép các mảng theo kích thước cụ thể của từng cột.

– Dùng gông bằng thép, khoảng cách các gông khoảng 50 cm .

– Chú ý : phải để cửa sổ để đổ bê tông, chân cột có trừa lỗ để vệ sinh trước khi đổ bê tông.

* Cách lắp ghép :

-Vạch mặt cắt cột lên chân sàn, nền.

– Dựng lần lượt các mảng phía trong rồi đến các mảng phía ngoài rồi dùng gông bằng thép liên kết 4 mảng với nhau và nêm chặt.

– Cố định ván khuôn cột bằng hệ tăng đơ cột chống để điều chỉnh cột đúng tim, thẳng đứng và vững chắc.

– Dùng máy kinh vĩ hoặc máy thủy bình để tiến hành kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột.

Dầm

Gồm 2 ván khuôn thành và 1 ván khuôn đáy.

Cách lắp dựng như sau :

– Xác định tim dầm.

– Rải ván lót để đặt chân cột.

– Đặt cây chống chữ T, đặt 2 cây chống sát cột, cố định 2 cột chống, đặt thêm một số cột dọc theo tim dầm.

– Rải ván đáy dầm trên xà đỡ cột chống T, cố định 2 đầu bằng các giằng.

– Đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh liên kết với đáy dầm, cố định mép trên bằng các gông, cây chống xiên, bu lông.

– Kiểm tra tim dầm, chỉnh cao độ đáy dầm cho đúng thiết kế.

Sàn

– Dùng ván khuôn thép định hình đặt trên hệ dàn giáo chữ A chịu lực bằng thép và hệ xà gồ đỡ sàn và xà gồ thép, dùng tối đa diện tích ván khuôn thép định hình, với các diện tích khó thi công còn lại thì dùng kết hợp ván khuôn gỗ.

– Theo chu vi sàn có ván diềm ván diềm được liên kết đinh con đỉa vào thành ván khuôn dầm và dầm đỡ ván khuôn dầm.

Ván khuôn tường, vách (thang máy)

Các tấm ván khuôn được định hình thành mảng lớn theo đúng kích thước hình học của liên kết định vị sườn ngang và sườn đứng bằng xà gồ gỗ, liên kết giữa hai mặt ván khuôn tường sử dụng bu lông D14 đặt trong lòng ván khuôn chống áp lực ngang khi đổ bê tông. Phía ngoài theo chiều cao sử dụng thêm các thanh chống xiên bằng cây chống thép (tại các vị trí có thể). Bên trong để cố định ván khuôn tường theo chiều cao sử dụng hệ thanh giằng bằng chống thép kết hợp với xà gồ gỗ liên kết với các tấm ván khuôn vách thành khung cứng trong lòng vách thang máy, sau khi lắp dựng ván khuôn phải tiến hành kiểm tra ổn định kích thước hình học độ phẳng cũng như sự kín khít của ván khuôn xong mới tiến hành đổ bê tông.

Với các mảnh ván khuôn phía ngoài khi đổ sàn chờ sẵn các thép bản trong bê tông để đơ ván khuôn tường phía ngoài.

Chú ý: Sau khi tiến hành xong công tác ván khuôn thì phải kiểm tra , nghiệm thu ván khuôn theo nội dung sau:

– Kiểm tra hình dáng kích thước theo Bảng 2-TCVN 4453 : 1995

– Kiểm tra độ cứng vững của hệ đỡ, hệ chống.

– Độ phẳng của mặt phải ván khuôn (bề mặt tiếp xúc với mặt bê tông).

– Kiểm tra kẽ hở giữa các tấm ghép với nhau.

– Kiểm tra chi tiết chôn ngầm.

– Kiểm tra tim cốt, kích thước kết cấu.

– Khoảng cách ván khuôn với cốt thép.

– Kiểm tra lớp chống dính,  kiểm tra vệ sinh cốp pha.

Tháo dỡ ván khuôn

Cốp pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt được cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau. Khi tháo dỡ cốp pha, đà giáo tránh gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh đến kết cấu bê tông.

Các bộ phận cốp pha, đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn (cốp pha thành dầm, tường, cột) có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ trên 50% daN/cm2.

Kết cấu ô văng, công xôn, sê nô chỉ được tháo cột chống và cốp pha đáy khi cường độ bê tông đủ mác thiết kế.

Khi tháo dỡ cốp pha đà giáo ở các tấm sàn đổ bê tông toàn khối của nhà nhiều tầng nên thực hiện như sau:

– Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông

– Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốp pha của tấm sàn dưới nữa và giữ lại cột chống “an toàn” cách nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m.

Đối với cốp pha đà giáo chịu lực của kết cấu ( đáy dầm, sàn, cột chống) nếu không có các chỉ dẫn đặc biệt của thiết kế thì được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ là 50% (7 ngày) với bản dầm, vòm có khẩu độ nhỏ hơn 2m, đạt cường độ 70% (10 ngày) với bản, dầm, vòm có khẩu độ từ 2-8m, đạt cường độ 90% với bản dầm, vòm có khẩu độ lớn hơn 8m.

  • . Công tác cốt thép
  1. Các yêu cầu của kỹ thuật

Cốt thép đưa vào thi công là thép đạt được các yêu cầu của thiết kế, có chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra theo TCVN 4453-1995.

Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:

– Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ

– Các thanh thép không bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại.

– Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng.

– Cốt thép sau khi gia công lắp dựng vẫn phải đảm bảo đúng hình dạng kích thước, đảm bảo chiều dầy lớp bảo vệ.

– Trước khi sử dụng phải xuất trình chứng chỉ xuất xưởng của thép theo các chỉ tiêu cơ lý.

– Việc kiểm tra cốt thép đã cắt và uốn theo từng lô, mỗi lô gồm 100 thanh cùng loại, lấy 5 thanh bất kỳ để kiểm tra, các trị số sai lệnh phải nhỏ hơn các giá trị đã ghi trong bảng 4 của TCVN 4453:1995.

  1. b. Gia công cốt thép

Cốt thép sẽ được gia công theo thiết kế tại kho của công trường theo tiến độ thi công. Việc gia công cốt thép tại kho của công trình theo phương án này sẽ khắc phục được các sai sót, đảm bảo gia công được chính xác đạt theo đúng yêu cầu của thiết kế, có điều kiện phối hợp chính xác với các bộ phận nhằm đảm bảo yêu cầu thi công đúng theo tiến độ đề ra. Trong quá trình gia công sẽ sắp xếp thành từng chủng loại, từng cấu kiện riêng để tránh nhầm lẫn.

Cắt và uống thép:

– Sử dụng bàn nắn, vam nắn để nắn thẳng cốt thép với d =< 16; với d>= 16 thì dùng máy nắn cốt thép.

– Cạo gỉ tất cả các thanh bị gỉ.

– Với các thép d<=20 thì dùng dao, xấn, trạm để cắt. Với thép d> 20 thì dùng máy để cắt.

– Uốn cốt thép theo đúng hình dạng và kích thước thiết kế ( với thép d <12 thì uốn bằng tay, d>= 12 thì uốn bằng máy).

Hàn cốt thép:

Thiết bị thi công chính là máy hàn

Các mối hàn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

-Bề mặt nhẵn, không cháy, không đứt quãng, khung thu hẹp cục bộ và không có bọt, không ngậm xỉ.

– Đảm bảo chiều dài và chiều cao đường hàn theo đúng thiết kế.

  1. c. Bảo quản cốt thép sau khi gia công

– Sau khi gia công, cốt thép được bó thành bó có đánh số và xếp thành từng đống theo từng loại riêng biệt để tiện sử dụng.

– Các đống được để  ở cao 30 cm so với mặt nền kho để tránh bị gỉ. Chiều cao mỗi đống <1,2m, rộng < 2m.

  1. d. Lắp dựng, vận chuyển cốt thép

Công tác vận chuyển và lắp dựng cốt thép phải phù hợp với điều 4.6 của TCVN 4453:1995 và đảm bảo các quy định chung sau:

– Thép đến hiện trường không bị cong vênh.

– Trước khi lắp dựng thanh nào bị gỉ, bám bẩn phải được cạo, vệ sinh sạch sẽ.

– Lắp đặt cốt thép đúng vị trí, đúng số lượng, quy cách theo thiết kế cụ thể cho từng kết cấu.

– Đảm bảo khoảng cách giữa các lớp cốt thép ( dùng trụ đỡ bằng bê tông hoặc cốt thép đuôi cá).

– Với các thanh vượt ra ngoài khối đổ phải được cố định chắc chắn tránh rung động làm sai lệch vị trí.

– Các con kê được đặt tại các vị trí thích hợp tùy mật độ cốt thép nhưng không được lớn hơn 1m một điểm kê. Con kê được đúc bằng vữa xi măng mác cao có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Trong các trường hợp khác, con kê được làm bằng các vật liệu không an mòn cốt thép, không phá huy bê tông và phải được Chủ đầu tư đồng ý. Với cốt thép sàn để đảm bảo khoảng cách giữa 2 lớp cốt thép phải dùng con kê bằng ngựa thép.

– Chủ yếu sử dụng phương pháp buộc để liên kết các thanh cốt thép lại với nhau. Hạn chế sử dụng phương pháp hàn tại công trường để buộc thép. Trong các trường hợp, chỉ sử dụng nối bằng phương pháp hàn cho các loại cốt thép có đường kính lớn hơn 10 mm. Các mối hàn hoặc mối buộc phải đảm bảo đủ chiều dài đường hàn và chiều dài mối nối buộc.

– Trong mọi trường hợp các góc của các thanh thép đai với thép chịu lực được buộc toàn bộ.

– Các thép chờ của các hạng mục còn lại, thép chờ cột để liên kết với tường xây phải để sẵn trước khi tiến hành đổ bê tông.

  1. e. Lắp đặt cốt thép một số kết cấu cụ thể

Dựng buộc cốt thép cột

– Kiểm tra vị trí cột.

– Cốt thép có thể được gia công thành khung sẵn rồi đưa vào ván khuôn đã ghép trước 3 mặt.

– Trường hợp dựng buộc tại chỗ thì bắt đầu từ thép móng, đặt cốt thép đúng vị trí rồi nối bằng buộc hoặc hàn, lồng cốt đai từ trên xuống và buộc với thép đứng theo thiết kế. Chú ý phải đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ.

Cốt thép dầm

– Chọn một số mẩu gỗ kê ngang ván khuôn để đỡ thép.

– Với các thanh nối thì phải chọn chỗ có mô men uốn nhỏ nhất.

– Dùng thước gỗ đánh dấu vị trí cốt đai vào, nâng hai thanh thép chịu lực lên chạm khít cốt đai rồi buộc, buộc hai đầu vào giữa, xong lại đổi 2 thanh thép dưới lên buộc tiếp.

– Sau khi buộc xong cốt đai thì hạ khung thép vào ván khuôn, hạ từ từ bằng cách rút dần các thanh gỗ kê ra.

Cốt thép sàn

– Chọn một số mẩu gỗ kê ngang ván khuôn để đỡ thép.

– Dùng thước gỗ đánh dấu vị trí đưa cốt thép vào, nâng hai thanh thép chịu lực lên chạm khít cốt đai rồi buộc, buộc hai đầu vào giữa, xong lại đổi 2 thanh thép dưới lên buộc tiếp.

– Sau khi buộc xong cốt đai thì hạ khung thép vào ván khuôn, hạ từ từ bằng cách rút dần các thanh gỗ kê ra.

Kiểm tra nghiệm thu cốt thép

Sau khi lắp dựng xong cốt thép vào công trình (cụ thể cho từng cấu kiện ) thì tiến hành kiểm tra và nghiệm thu cốt thép theo các phần sau:

– Sự phù hợp của các cốt thép đưa vào sử dụng so với hồ sơ thiết kế.

– Công tác gia công cốt thép : Trị số sai lệch cho phép cảu cốt thép đã gia công theo bảng 4 của TCVN 4453:1995.

– Sự phù hợp về việc thay đổi cốt thép so với thiết kế.

– Lắp dựng cốt thép : Đúng chủng loại, vị trí, kích thước và số lượng cốt thép đã lắp đặt so với thiết kế. Trị số sai lệch cho phép đối với công tác lắp dựng cốt thép cho ở bảng 9 của TCVN 4453:1995.

– Sự phù hợp của các loại thép chờ và chi tiết đăt sẵn so với thiết kế.

– Sự phù hợp của vật liệu làm con kê, mật độ các điểm kê sai lệch và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.

            Khi nghiệm thu cốt thép phải có hồ sơ gồm:

– Các bản vẽ hoàn công có ghi đầy đủ sự thay đổi về cốt thép (nếu có) trong quá trình thi công và các biên bản nghiệm thu quyết địnhh sự thay đổi.

– Các kết quả về mẫu thử chất lượng thép, cường độ mối hàn và chất lượng gia công cốt thép.

– Các biên bản thay đổi cốt thép trên công trường so với thiết kế.

– Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật trong quá trình gia công lắp dựng cốt thép.

– Nhật ký thi công.

  • Công tác bê tông

Tuân thủ theo điều 6 của TCVN 4453-1995 về thi công bê tông.

  1. Thi công các cấu kiện chính bằng bê tông thương phẩm và đổ bằng bơm

Do bê tông sử dụng cho các cấu kiện chính là bê tông thương phẩm nên trước khi cho đổ bê tông sẽ trình cho Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát các phiếu kiểm tra vật liệu và kết quả nén mẫu thí nghiệm nếu được sự chấp thuận của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát thì mới tiến hành thi công.

Công tác chuẩn bị

Khâu tổ chức mặt bằng, bãi đỗ cho phương tiện vận chuyển, nhân lực đổ bê tông các ca đổ, hệ thống chiếu sáng, điện nước phục vụ máy xây dựng, … phải được bố trí hết sức khoa học và hợp lý từ những ngày trước khi đổ (nhất là bê tông dầm và sàn).

Sàn thao tác

– Với cột dùng giáo thép bắc sàn thao tác cao bằng đầu cột, để cho công nhân cầm đầu vòi và công nhân đầm bê tông đứng thao tác dễ dàng cột cao >4m đổ 2 đợt. Trước khi đổ bê tông cột cần vệ sinh chân cột bằng máy nén khí và tước ẩm.

– Với dầm, sàn sẽ bố trí sàn thao tác trên mặt cốt thép dầm sàn, sao cho tiện lợi nhất cho việc di chuyển của công nhân và dễ dàng tháo lắp di chuyển vị trí. Trước khi đổ bê tông cần vệ sinh mặt sàn và tưới ẩm.

Đổ bê tông

– Trước khi đổ bê tông: kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn. Kiểm tra cốt thép, sàn giáo, sàn thao tác. Chuẩn bị các ván gỗ để làm sàn công tác.

– Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m – 2m để tránh phân tầng bê tông.

– Khi đổ bê tông phải đổ theo trình tự đã định, đổ từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy.

– Dùng đầm bàn cho sàn, đầm dùi cho cột, dầm, tường.

– Chiều dày lớp đổ bê tông tuân theo bảng 16 TCVN 4453: 1995 để phù hợp với bán kính tác dụng của đầm.

– Bê tông phải đổ liên tục không ngừng tuỳ tiện, trong mỗi kết cấu mạch ngừng phải bố trí ở những vị trí có lực cắt và mô men uốn nhỏ.

– Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông. Trong trường hợp ngừng đổ bê tông qua thời hạn qui định ở bảng 18 TCVN 4453:1995.

– Đổ bê tông cột có chiều cao nhỏ hơn 5m và tường có chiều cao nhỏ hơn 3m thì nên đổ liên tục.

– Cột có kích thước cạnh nhỏ hơn 40cm, tường có chiều dầy nhỏ hơn15cm và các cột bất kì nhưng có  đai cốt thép chồng chéo thì nên đổ liên tục trong từng giai đoạn có chiều cao 1,5m.

– Cột cao hơn 5m và tường cao hơn 3m nên chia làm nhiều đợt nhưng phải đảm bảo vị trí và cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lý.

Bê tông dầm và bản sàn được tiến hành đồng thời, khi dầm có kích thước lớn hơn 80cm có thể đổ riêng từng phần nhưng phải bố trí mạch ngừng thi công hợp lý.

Đầm bê tông

Đầm bê tông là nhằm làm cho hỗn hợp bê tông được đặc chắc, bên trong không bị các lỗ rỗng, bên mặt ngoài không bị rỗ, và làm cho bê tông bám chặt vào cốt thép. Yêu cầu của đầm là phải đầm kỹ, không bỏ sót và đảm bảo thời gian, nếu chưa đầm đủ thời gian thì bê tông không được lèn chặt, không bị rỗng, lỗ. Ngược lại, nếu đầm quá lâu, bê tông sẽ nhão ra, đá sỏi to sẽ lắng xuống, vữa ximăng sẽ nổi lên trên, bê tông sẽ không được đồng nhất.

Đối với sàn, nền, mái thì dùng đầm bàn để đầm, khi đầm mặt phải kéo từ từ, các dải chồng lên nhau 5-10cm. Thời gian đầm ở 1 chỗ khoảng 30-50s.

Đối với cột, dầm thì dùng đầm dùi để đầm, chiều sâu mỗi lớp bê tông khi đầm dùi khoảng 30-50cm, khoảng cách di chuyển đầm dùi không quá 1,5 bán kính tác dụng của đầm. Thời gian đầm khoảng 20-40s. Chú ý trong quá trình đầm tránh làm sai lệch cốt thép.

Bảo dưỡng bê tông

Bảo dưỡng bê tông tức là thực hiện việc cung cấp nước  đầy đủ cho quá trình thuỷ hoá của xi măng-quá trình đông kết và hoá cứng của bê tông. Trong điều kiện bình thường. Ngay sau khi đổ 4 giờ nếu trời nắng ta phải tiến hành che phủ bề mặt bằng để tránh hiên tượng ‘trắng bề mặt’ bê tông rất ảnh hưởng đến cường độ nhiệt độ 15oC trở lên thì 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, khoảng 3 giờ tưới 1 lần, ban đêm ít nhất 2 lần, những ngày sau mỗi ngày tưới 3 lần. Tưới nước dùng cách phun (phun mưa nhân tạo), không được tưới trực tiếp lên bề mặt bê tông mới đông kết. Nước dùng cho bảo dưỡng, phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng trộn bê tông. Với sàn mái có thể bảo dưỡng bằng cách xây be, bơm 1 đan nước để bảo dưỡng. Trong suốt quá trình bảo dưỡng, không để bê tông khô trắng mặt.

– Việc bảo dưỡng thực hiện theo TCVN 5592-1991 – Bê tông nặng, yêu cầu bảo dưỡng tự nhiên.

– Thời gian bảo dưỡng bê tông thường không được nhỏ hơn các trị số ghi trong bảng 17 của TCVN 4453-1995.

– Trong quá trình bảo dưỡng bê tông phải được bảo vệ chống các tác động cơ học như rung động, lực xung kích, tải trọng và các tác động có thể xảy ra gây hư hại.

Hoàn thiện bề mặt bê tông

– Theo cấp hoàn thiện thông thường.

– Sau khi tháo dỡ cốp pha bề mặt bê tông phải được hoàn thiện, sửa chữa các khuyết tậ và đảm bảo độ phẳng nhẵn, đồng đều về màu sắc, mức độ gồ ghề của bề mặt bê tông khi đo bằng thước áp sát dài 2m không vượt quá 7mm.

Biện pháp thực hiện các cấu kiện cụ thể

Bê tông được trộn bằng trạm trộn và vận chuyển đến công trường bằng ô tô chuyên dụng, tiến hành đổ các cấu kiện bê tông bằng bơm.

Bê tông cột

Bê tông cột được ghép ván khuôn và đổ bê tông từng đoạn, điểm dừng tại các vị trí có giằng BTCT theo chiều cao cột. Biện pháp thực hiện như sau:

– Bê tông sẽ được đưa vào khối đổ qua các cửa sổ.

– Chiều cao rơi tự  do của bê tông không quá 2m để bê tông không bị phân tầng do vậy phải dùng các cửa đổ.

– Đầm được đưa vào trong để đầm theo phương thẳng đứng, khi đầm chú ý đầm kỹ các góc, khi đầm không được để chạm cốt thép.

– Khi đổ đến cửa sổ thì bịt cửa lại và tiếp tục đổ phần trên.

– Khi đổ bê tông cột lớp dưới cột thường bị rỗ do các cốt liệu to thường ứ đọng ở đáy nên để khắc phục hiện tượng này trước khi đổ bê tông ta đổ 1 lớp vữa XM có thành phần 1/2 hoặc 1/3 dày khoảng 10 – 20 cm.

Bê tông dầm

– Bê tông sẽ được  đổ qua mặt phẳng hở phía trên của dầm.

– Đầm được đưa vào trong để đầm theo phương thẳng đứng, khi đầm chú ý đầm kỹ các góc, khi đầm không được để chạm cốt thép.

– Khi đổ đến chiều cao quy định thì dừng lại và tiến hành làm mặt.

Đổ bê tông sàn, bản thang

– Bê tông được đổ liên tục trong từng ô.

– Bê tông phải đảm bảo độ phẳng, kích thước hình học, tránh đọng nước tạo điều kiện cho việc thi công lớp vật liệu hoàn thiện sau này.

– Đầm bê tông bằng được tiến hàng bằng đàm bàn.

Đổ bê tông tường, vách thang máy

– Khi đổ bê tông tường, vách thang máy phải đổ theo từng lớp quanh chu vi thang, mỗi lớp dày 30cm để giữ ổn định cho cốp pha tường, vách thang máy không bị kéo nghiêng.

Tháo dỡ ván khuôn

Khi bê tông đủ cường độ cho phép mới tiến hành tháo dỡ ván khuôn. Khi tháo dỡ ván khuôn phải tránh va chạm mạnh hoặc chấn động làm sứt mẻ kết cấu, đảm bảo ván khuôn không bị hư hỏng.

Trước khi tháo đà giáo chống đỡ ván khuôn chịu tải trọng, phải tháo ván khuôn mặt bên để xem chất lượng của bê tông. Nếu bê tông quá xấu, nứt nẻ và rỗ nặng thì chỉ khi nào bê tông đã được xử lý mới tháo hết ván khuôn và đà giáo.

Tháo dỡ ván khuôn và đà giáo phải tuân thủ theo các yêu cầu sau:

– Phải tháo dỡ từ trên xuống dưới, từ các bộ phận thứ yếu đến các bộ phận chủ yếu.

– Khi tháo dỡ ván khuôn, trước hết phải tháp giáo chống ở giữa, sau đó tháo dần các giáo chống ở xung quanh theo hướng từ trong ra ngoài.

  1. Thi công cấu kiện nhỏ lẻ với bê tông trộn tại hiện trường và đổ bằng thủ công

Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông

Vật liệu

Sau khi nhận bàn giao mặt bằng, chuẩn bị thi công, Nhà thầu chúng tôi sẽ trình Chủ đầu tư danh mục các loại vật liệu dùng chế tạo bê tông như xi măng, cát, đá, phụ gia, … kèm theo đó là phiếu thí nghiệm, lý lịch của vật liệu.

Bê tông dùng để thi công cho công trình này phải phù hợp với các quy định về cường độ trong hồ sơ thiết kế, phù hợp với các tiêu chuẩn của TCVN 4453-1995 về kết cấu bê tông và BTCT toàn khối – quy phạm thi công và nghiệm thu.

Ngoài ra vật liệu sử dụng phải đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, số lượng vật liệu chưa có tại chỗ phải có kế hoạch cung ứng kịp thời để đảm bảo thi công liên tục.

Xi măng, cát, đá được cân theo khối lượng, nước được tính theo thể tích – Sai lệch cho phép khi cân đong theo bảng 12 của TCVN 4453-1995.

Xi măng

Tất cả xi măng sử dụng để thi công đều phải phù hợp với điều 5.2 trong TCVN 4453-1995, TCVN 4033-1985 và TCVN 2682-1992.

Trong mỗi lô xi măng dùng cho công trình phải sẽ cung cấp bản sao hóa đơn ghi rõ ngày tháng và nơi sản xuất loại xi măng và số lượng.

Xi măng giao giao tại hiện trường phải còn nguyên bao và ghi rõ nhãn mác.

Xi măng lưu giữ tại hiện trường phải được bảo quản kỹ nhằm ngăn ngừa hư hỏng và giảm thiểu các ảnh hưởng xấu như vón cục, ẩm ướt.

Bất cứ xi măng nào chưa được sử dụng sau 3 tháng kể từ ngày sản xuất đều phải đem đi thí nghiệm lại, nếu không đảm bảo chất lượng không được sử dụng cho công trình.

Nước

Nước dùng cho trộn bê tông hay rửa cốt liệu phải phù hợp với TCVN 4453-1995 và TCVN 4506-97.

Yêu cầu nước trước khi sử dụng phải xuất trình phiếu xét nghiệm có độ tạp chất hữu cơ không quá 15 mg/lít và không ảnh hưởng tới độ bền của kết cấu bê tông.

Các nguồn nước uống được đều có thể trộn và bảo dưỡng bê tông. Không dùng nước thải của các nhà máy, nước bẩn từ hệ thống thoát nước sinh hoạt, nước hồ ao chứa nhiều bùn, nước lẫn dầu mỡ để trộn và bảo dưỡng bê tông.

Cát

Cát sử dụng phải phù hợp với điều 5.3 TCVN 4453-1995 và thỏa mãn các yêu cầu trong TCVN 1770-86 – Cát xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật.

Dùng cho bê tông là loại cát vàng hạt trung, sạch, không lẫn rác, mùn sét và các tạp chất hữu cơ khác.

Các thí nghiệm kiểm tra chất lượng cát được tiến hành theo TCVN từ TCVN 337-86 đến TCVN 346-86 – Cát xây dựng – Phương pháp thử.

Ngoài tra bãi chứa cát phải khô rác, đổ đống theo nhóm hạt, theo mức độ sạch bẩn để tiện sử dụng và cần có biện pháp chống gió bay, mưa trôi và lẫn tạp chất.

Đá

Đá sử dụng là loại đá dăm nghiền đập từ thiên nhiên, cường độ chịu nén tối thiểu 600 DaN/cm2 (đối với bê tông mác 300) lượng tạp chất dưới 2%, lượng hạt dẹt, mảnh ít hơn 20%.

Đá dùng chế tạo bê tông phải phù hợp với điều 5.4 TCVN 4453-1995 và TCVN 1771-86.

Ngoài ra cần phải đảm bảo các yêu cầu:

– Đối với bản, kích thước hạt lớn nhất không được lớn hơn 1/2 chiều dầy bản; không lớn hơn 3/4 khoảng cách thông thuỷ nhỏ nhất giữa các thanh cốt thép và 1/3 bề dầy nhỏ nhất của kết cấu công trình.

– Khi đổ bê tông bằng vòi voi, kích thước hạt lớn nhất không lớn hơn 1/3 chỗ nhỏ nhất của đường kính ống.

Kiểm tra ván khuôn, cốt thép

Kiểm tra cốt thép:

– Hình dáng kích thước, quy cách.

– Vị trí cốt thép trong từng kết cấu do thiết kế quy định.

– Sự ổn định và bền chắc của cốt thép.

– Số lượng, chất lượng các bản kê làm đệm giữa cốt thép với ván khuôn.

Kiểm tra ván khuôn:

– Kiểm tra hình dáng kích thước theo Bảng 2-TCVN 4453 : 1995

– Kiểm tra độ cứng vững của hệ đỡ, hệ chống.

– Độ phẳng của mặt phải ván khuôn (bề mặt tiếp xúc với mặt bê tông).

– Kiểm tra kẽ hở giữa các tấm ghép với nhau.

– Kiểm tra chi tiết chôn ngầm.

– Kiểm tra tim cốt, kích thước kết cấu.

– Khoảng cách ván khuôn với cốt thép.

– Kiểm tra lớp chống dính,  kiểm tra vệ sinh cốp pha.

Chuẩn bị máy móc nhân lực, điện, nước

– Kiểm tra lại các thiết bị thi công (máy trộn, máy đầm, thiết bị vận chuyển …).

– Chuẩn bị đường vận chuyển, điện, nước, bố trí đủ nhân lực.

Trộn và vận chuyển vật liệu.

Yêu cầu đối với vữa bê tông

Vữa phải được trộn đều đồng nhất, có độ sụt hình côn thích hợp cho từng kết cấu, từng phương pháp trộn, có thời gian ninh kết > thời gian trộn + thời gian vận chuyển + thời gian thi công.

Trộn bê tông bằng máy đặt tại công trường

Bê tông cho tất cả các kết cấu của công trình đều được trộn bằng máy trộn bê tông đặt tại hiện trường.

Cấp phối (xi măng, cát, đá) phải đúng theo thiết kế – cấp phối được nhà thầu xây dựng, kiểm tra, đệ trình bên A phê duyệt. Thời gian phải đủ để vật liệu được trộn đều.

Trình tự đổ vật liệu vào máy trộn

Trước hết đổ 15-20% lượng nước, sau đó đổ ximăng và cốt liệu cùng một lúc, đồng thời đổ dần và liên tục phần nước còn lại. Khi dùng phụ gia thì việc trộn phụ gia phải theo chỉ dẫn của người sản xuất phụ gia.

Trong qua trình trộn để tránh hỗn hợp bê tông bám dính vào thùng trộn, cứ sau 2 giờ làm việc cần đổ vào thùng trộn cốt liệu lớn và nước của một mẻ trôn và quay máy trộn khoảng 5 phút, sau đó cho cát và xi măng vào trộn tiếp theo thời gian qui định.

Vận chuyển vật liệu

– Bê tông đổ bằng máy trộn tại chỗ sẽ được vận chuyển theo phương thẳng đứng bằng vận thăng và tời, vận chuyển ngang bằng xe cải tiến, xe cút kít.

– Các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo bê tông không bị phân tầng, kín khít để đảm bảo không làm mất nước xi măng trong khi vận  chuyển.

– Đường vận chuyển phải bằng phẳng tiện lợi.

Ngoài ra việc vận chuyển hỗn hợp bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ cần đảm bảo các yêu cầu sau:

– Tránh để hỗn hợp bê tông bị phân tầng, bị thoát nước xi măng và mất nước do nắng giáo.

– Thời gian cho phép lưu lại hỗn hợp bê tông trong quá trình vận chuyển cần xác định bằng thí nghiệm trên cơ sở điều kiện thời tiết, loại xi măng, có thể tham khảo bảng 14 của TCVN 4453-1995.

Đổ bê tông

– Trước khi đổ bê tông: kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn. Kiểm tra cốt thép, sàn giáo, sàn thao tác. Chuẩn bị các ván gỗ để làm sàn công tác.

– Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m – 2m để tránh phân tầng bê tông.

– Khi đổ bê tông phải đổ theo trình tự đã định, đổ từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy.

– Dùng đầm bàn hay đầm dùi tùy cấu kiện thi công.

– Chiều dày lớp đổ bê tông tuân theo bảng 16 TCVN 4453: 1995 để phù hợp với bán kính tác dụng của đầm.

– Bê tông phải đổ liên tục không ngừng tuỳ tiện, trong mỗi kết cấu mạch ngừng phải bố trí ở những vị trí có lực cắt và mô men uốn nhỏ.

– Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông. Trong trường hợp ngừng đổ bê tông qua thời hạn qui định ở bảng 18 TCVN 4453:1995.

Đầm bê tông

Đầm bê tông là nhằm làm cho hỗn hợp bê tông được đặc chắc, bên trong không bị các lỗ rỗng, bên mặt ngoài không bị rỗ, và làm cho bê tông bám chặt vào cốt thép. Yêu cầu của đầm là phải đầm kỹ, không bỏ sót và đảm bảo thời gian, nếu chưa đầm đủ thời gian thì bê tông không được lèn chặt, không bị rỗng, lỗ. Ngược lại, nếu đầm quá lâu, bê tông sẽ nhão ra, đá sỏi to sẽ lắng xuống, vữa xi măng sẽ nổi lên trên, bê tông sẽ không được đồng nhất.

Bảo dưỡng bê tông

Bảo dưỡng bê tông tức là thực hiện việc cung cấp nước  đầy đủ cho quá trình thuỷ hoá của xi măng-quá trình đông kết và hoá cứng của bê tông. Trong điều kiện bình thường. Ngay sau khi đổ 4 giờ nếu trời nắng ta phải tiến hành che phủ bề mặt bằng để tránh hiên tượng ‘trắng bề mặt’ bê tông rất ảnh hưởng đến cường độ nhiệt độ 15oC trở lên thì 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, khoảng 3 giờ tưới 1 lần, ban đêm ít nhất 2 lần, những ngày sau mỗi ngày tưới 3 lần. Tưới nước dùng cách phun (phun mưa nhân tạo), không được tưới trực tiếp lên bề mặt bê tông mới đông kết. Nước dùng cho bảo dưỡng, phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng trộn bê tông. Trong suốt quá trình bảo dưỡng, không để bê tông khô trắng mặt.

Việc bảo dưỡng thực hiện theo TCVN 5592-1991 – Bê tông nặng, yêu cầu bảo dưỡng tự nhiên.

– Thời gian bảo dưỡng bê tông thường không được nhỏ hơn các trị số ghi trong bảng 17 của TCVN 4453-1995.

– Trong quá trình bảo dưỡng bê tông phải được bảo vệ chống các tác động cơ học như rung động, lực xung kích, tải trọng và các tác động có thể xảy ra gây hư hại.

Hoàn thiện bề mặt bê tông

– Theo cấp hoàn thiện thông thường.

– Sau khi tháo dỡ cốp pha bề mặt bê tông phải được hoàn thiện, sửa chữa các khuyết tậ và đảm bảo độ phẳng nhẵn, đồng đều về màu sắc, mức độ gồ ghề của bề mặt bê tông khi đo bằng thước áp sát dài 2m không vượt quá 7mm.

  1. Kiểm tra và nghiệm thu bê tông

Nhà thầu chúng tôi tiến hành kiểm tra và nghiệm thu sẽ tuân thủ chặt chẽ theo tiêu chuẩn TCVN 4453-1995.

Kiểm tra

– Kiểm tra cốp pha, đà giáo được thực hiện theo các yêu cầu ghi ở bảng 1.

– Kiểm tra công tác cốt thép được thực hiện theo các yêu cầu ghi ở bảng 10.

– Kiểm tra chất lượng bê tông bao gồm kiểm tra vật liệu, thiết bị, quy trình sản xuất, các tính chất hỗn hợp của bê tông và bê tông đã đông cứng. Các yêu cầu kiểm tra này được yều cầu ghi ở bảng 19.

– Các mẫu thí nghiệm xác định cường độ bê tông được lấy theo tổ mẫu, mỗi tổ gồm 3 mẫu được lấy cùng lúc và cùng một chỗ theo quy định của TCVN 3105-1993. Kích thước mẫu thước mẫu chuẩn 150x150x150mm. Số lượng tổ mẫu được quy định theo khối lượng như sau:

+ Đối với khung và các kết cấu móng (cọc, dầm, bản) cứ 20m3 lấy một tổ mẫu.

+ Để kiểm tra tính chống thấm của bê tông cứ 50m3 lấy một tổ mẫu nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn vẫn lấy một tỗ mẫu.

Nghiệm thu

Công tác nghiệm thu được tiến hành tại hiện trường và phải đầy đủ hồ sơ:

– Chất lượng cốt thép (theo biên bản nghiệm thu trước khi đổ bê tông).

– Chất lượng bê tông (thông qua kết quả thử mẫu và quan sát tại hiện trường). Cường độ bê tông trong công trình sau khi kiểm tra ở độ tuổi 28 ngày bằng ép mẫu đúc tại hiện trường được coi là đạt yêu cầu thiết kế khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu không nhỏ hơn mác thiết kế và không có cá nhân mẫu nào có cường độ dưới 95% mác thiết kế.

– Kích thước hình dạng của kết cấu, các chi tiết đặt sẵn, khe co giãn, .. so với thiết kế.

– Bản vẽ hoàn công của từng kết cấu.

– Các bản vẽ thi công có gjhi đầy đủ các thay đổi trong quá trình xây lắp.

– Các văn bản cho phép thay đổi chi tiết và bộ phận trong thiết kế.

– Các kết quả kiểm tra cường độ bê tông trên các mẫu thử và các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu khác nếu có.

– Các biên bản nghiệm thu cốp pha, cốt thép trước khi đổ bê tông.

– Các biên bản nghiệm thu nền móng nếu có.

– Các biên bản nghiệm thu trung gian của các bộ phận kết cấu.

– Sổ nhật ký thi công.

– Dung sai cho phép.

Các sai lệch cho phép về kích thước và vị trí của các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối so với thiết kế không vượt quá các trị số ghi trong bảng 20 của TCVN 4453-1995. Các sai lệch này được xác định theo các phương pháp đo bằng các phương tiện, thiết bị chuyên dùng.

  • . CÔNG TÁC CHỐNG THẤM
  1. Chống thấm sàn

Ñaây laø coâng taùc ñaëc bieät quan troïng trong thi coâng noù lieân quan ñeán ñoä vónh cöûu vaø tính thaåm myõ coâng trình, ôû khu vöïc caàn choáng thaám nhö taàng maùi, seâ noâ, saøn veä sinh, beå nöôùc ngaàm, …

a.1. Choáng thaám saøn (baèng saûn phaåm Sika)

a.1.1. Coâng taùc chuaån bò veà beà maët beâ toâng vaø caùc caïnh

– Ñeå ñöôïc beà maët baèng phaúng vaø nhaün, söû duïng Sika refit 2000 ñeå laáp nhöõng loã roãng beà maët.

– Duøng maùy loaïi boû nhöõng phaàn deã bong choùc hoaëc roã toå ong.

– Laøm baõo hoøa beà maët baèng nöôùc saïch. Troän lôùp Sika Monotop R610 nhö baûn höôùng daãn kyõ thuaät. Duøng coï cöùng queùt lôùp keát noái naøy lean beà maët ñöôïc laøm aåm tröôùc.

– Troän vöõa söûa chöõa Sika Monotop R baûn höôùng daãn kyõ thuaät. Khi lôùp keát noái coøn öôùt duøng bay thi coâng lôùp Monotop R vôùi ñoä daøy toái ña khoâng quaù 20 mm, neáu chieàu daøy cuûa nôi can söûa chöõa lôùn hôn 20 mm thì phaûi ñeå cho lôùp thöù nhaát cöùng laïi môùi tieáp tuïc thi coâng lôùp thöù 2. Thôøi gian thi coâng giöõa 2 lôùp khoaûng töø 12h ñeán 3 ngaøy.

– Choã söûa chöõa phaûi ñöôïc baûo döôõng ít nhaát 3 ngaøy baèng bao boá aåm hoaëc chaát baûo döôõng.

a.1.2. Thi coâng lôùp choáng thaám

– Lôùp loùt ñöôïc tao ra baèng caùch pha loaõng Sikaproof Membrane vôùi 20-50% nöôùc, sau ñoù ñöôïc queùt baèng baøn chaûi hoaëc phun leân beà maët choáng thaám. Löôïng tieâu thuï khoaûng 0.2-0.3 kg/m2. Trong tröôøng hôïp beà maët huùt aåm thì can phaûi laøm aåm beà maët nhöng traùnh ñeå laïi ñoïng nöôùc.

– Ñôïi lôùp loùt khoâ haún môùi thi coâng lôùp tieáp theo.

– Queùt ít nhaát 3 lôùp Sikaproof Membrane (löôïng duøng khoaûng 0.6 kg/m2). Ñôïi lôùp tröôùc khoâ haún (1-2 giôø) môùi queùt lôùp tieáp theo.

– Taïi gôø bieân hoaëc ôû nhöõng nôi coù dòch chuyeån keát hôïp vôùi löôùi sôïi thuûy tinh (toái thieåu 75 g/m2) hoaëc löôùi thuûy tinh vôùi kích thöôùc maét khoaûng 200 mm. Löôùi sôïi thuûy tinh phaûi ñöôïc gaén chaët khoâng bò caêng phoàng khi thi coâng.

a.2. Choáng thaám maùi, khu veä sinh, …

Coâng taùc chuaån bò

– Sau khi ñoå beâ toâng ñöôïc 1-2 giôø laø tieán haønh cho ngaâm nöôùc xi maêng ngay, vôùi haøm löôïng theo quy ñònh.

– Laøm veä sinh kyõ maët beâ toâng tröôùc khi xöû lyù choáng thaám baèng caùch duøng baøn chaûi, choåi sôn queùt saïch caùt buïi. Toát nhaát coù theå duøng khí thoåi cho thaät saïch, thaät khoâ beà maët.

– Duøng maùy loaïi boû nhöõng phaàn deã bong choùc hoaëc roã toå ong.

– Choã tieáp giaùp giöõa oáng thoaùt nöôùc möa vaø ñaùy seâ noâ phaûi duøng pheãu kim loaïi, khoâng duøng pheãu nhöïa. Ñoàng thôøi nhoài vöõa xi maêng maùc cao cho ñaûm baûo thaät kín.

Ñoái vôùi coâng trình naøy theo nhö hoà sô thieát keá thì Nhaø thaàu chuùng toâi söû duïng saûn phaàm choáng thaám baèng caùc saûn phaåm Shell Flinkote vaø Sika.

            Bieän phaùp thöïc hieän ñoái vôùi vieäc thöïc hieän choáng thaám baèng saûn phaåm Shell Flinkote:

Shell Flintkote laø moät heä saûn phaåm daïng nhuõ töông bitum nöôùc ñöôïc taäp ñoaøn Shell nghieân cöùu, phaùt trieån vaø öùng duïng thaønh coâng treân 25 naêm qua taïi nhieàu nöôùc, chuyeân duøng trong lónh vöïc choáng thaám coâng nghieäp vaø daân duïng.

Shell Flintkote mang laïi söï an taâm cho moïi ngöôøi vaø baûo veä toái ña cho coâng trình vôùi caùc öu vieät khi söû duïng :

+ Khoâng gaây ñoäc haïi cho moâi tröôøng, khoâng muøi, khoâng taïo ra lôùp maøng daàu treân maët nöôùc.

+ An toaøn tuyeät ñoái cho ngöôøi thi coâng vì khoâng gaây chaùy noå vaø khoâng ñoäc haïi.

+ Taïo thaønh lôùp phuû lieàn maïch khoâng coù moái noái treân taát caû caùc loaïi maët neàn.

+ Keát dính tuyeät vôøi vôùi maët neàn giuùp ngaên ngöøa khoâng cho nöôùc thaám vaøo giöõa lôùp maøng vaø lôùp neàn, khoâng phoàng roäp.

Shell Flintkote laø loaïi nhuõ töông bitum oån ñònh moät thaønh phaàn, khi khoâ taïo thaønh lôùp maøng choáng thaám ñaøn hoài, beàn vöõng. Ñoái vôùi moïi ngöôøi ñeàu coù theå töï thi coâng choáng thaám beå nöôùc, phoøng taém, boàn hoa, ban coâng, … moät caùch deã daøng baèng chuoãi, bay traùt hoaëc ru loâ.

Khi thöïc hieän, caàn laøm saïch beà maët khoûi buïi baån, daàu môõ vaø caùc vaät lieäu rôøi khaùc, taïo doác ñeå beà maët thoaùt nöôùc toát. Tieáp sau ñoù, queùt moät lôùp Shell Flintkote 3 pha vôùi nöôùc theo tæ leä 1:1 vôùi ñònh löôïng 0.2 l/m2, ñeå chôø thaåm thaáu saâu vaøo trong lôùp vöõa hoaëc beâ toâng, chôø cho khoâ. Sau ñoù, queùt moät lôùp Shell Flintkote 3 nguyeân chaát vôùi ñònh löôïng 0.5 l/m2 theo moät chieàu nhaát ñònh ñeå taïo thaønh moät lôùp maøng choáng thaám deûo, chôø cho khoâ. Cuoái cuøng, queùt tieáp moät lôùp Shell Flintkote 3 nguyeân chaát vôùi ñònh löôïng 0.5 l/m2 theo chieàu vuoâng goùc ñeå taêng ñoä phuû deûo vaø taïo thaønh moät lôùp maøng choáng thaám beàn chaéc. Khi lôùp Shell Flintkote 3 naøy coøn ñang öôùt, vaãy leân moät lôùp caùt khoâ moûng vaø saïch. Ñeå khoâ hoaøn toaøn, sau ñoù traùt hoãn hôïp vöõa xi maêng caùt leân vaø neáu muoán, coù theå laùt gaïch ceramic leân treân.

            Ñoái vôùi vieäc choáng thaám caùc haïng muïc naøy baèng caùc saûn phaåm cuûa Sika thì Nhaø thaàu chuùng toâi coù keøm theo Cataloge giôùi thieäu chi tieát töøng saûn phaåm vaø caùch thi coâng cuûa töøng saûn phaåm ñoù.

Thi coâng giaøn giaùo bao che xung quanh beân ngoaøi

1.Ñeå vieäc thi coâng traùt ,sôn nöôùc beân ngoaøi thuaän lôïi ,ta laép döïng giaøn giaùo bao ce xung quanh coâng trình ñöôïc bao baèng löôùi xanh choáng buïi raùc bay ra ngoaøi coâng trình gaây oâ nhieãm .

2.Mặt bằng nơi lắp đặt dàn giáo phải ổn định và có rãnh thoát nước tốt. Cột đỡ dàn giáo và  giá đỡ phải được đặt thẳng đứng và được giằng neo theo đúng thiết kế. Chân cột đỡ phải được kê đệm chống lún, chống trượt, cấm dùng gạch, đá hay ván gẫy để kê đệm.

  1. Số lượng móc neo hoặc dây chằng cuả Giàn giáovà giá đỡ phải tuân theo đúng thiết kế. Không cho phép neo vào các bộ phận kết cấu có tính ổn định kém như lan can, ban công, mái đua . . .
  2. Chiều rộngsàn thao tác cuả dàn giáo và giá đỡ không được nhỏ hơn 1,0m. Sàn phải được lát bàng ván sao cho bằng phẳng, đầu ván phải khít và ghìm chắc vào sàn. Ván sàn phải bảo đảm độ bền, không mục mọt, nứt gẫy. Giữa sàn và công trình phải chừa một khe hở 10cm .

Nếu dùng ván rời để đặt dọc giàn giáo  thì phải có chiều dài đủ để khi đặt trực tiếp hai đầu ván lên thanh đà, mỗi đầu phải chừa ra một đoạn ít nhất là 20 cm và được buộc hay đóng đinh chắc chắn vào thanh đà .Phải dùng nẹp giữ cho các ván ghép không bị trượt trong khi làm việc. Sàn thao tác phải có lan can bảo vệ cao 1m gồm tay vịn ở trên cùng, ở khoảng giữa có một thanh ngang chống lọt.

  1. Khi dàn giáocaohơn 6m phải làm ít nhất hai sàn công tác . Sàn phía trên để làm việc, sàn phía dưới để bảo vệ .Cấm làm việc đồng thời trên hai sàn trong cùng một khoang mà không có biện pháp bảo vệ an toàn (sàn hoặc lưới bảo vệ )
  2. Khi giàn giáo cao trên 12m phải dành hẳn một khoanggiàn giáo để làm cầu thang lên xuống. Cầu thang phải có độ dốc không quá 60ovà có đặt tay vịn . Nếu dàn giáo không cao quá 12m thì có thể thay cầu thang bằng thang tựa hay thang dây với chất lượng tốt.
  3. Các lối qua lại phía dưới giàn giáo và giá đỡ phải được che chắn bảo vệ phía trên để đề phòng vật liệu , dụng cụ rơi xuống trúng người .
  4. Tải trọng đặt trêndàn giáo và giá đỡ phải phù hợp với thiết kế. Cấm người , vật liệu, thiết bị tập trung vào một chỗ để tránh dẫn tới vượt quá tải trọng cho phép .
  5. Tuyệt đối không cho phép các vật nặng đang cẩu chuyển va chạm vào giàn dáo hay giá đỡ hay đặt mạnh lên mặtsàn thao tác.
  6. Đội trưởng phải kiểm tra dàn giáo, giá đỡ để tin chắc là đủ bền trước khi cho công nhân lên làm việc hàng ngày. Mỗi khi phát hiện thấy hiện tượng hư hỏng cuảgiàn giáo, giá đỡ phải tạm ngừng công việc và thực hiện ngay biện pháp sửa chữa thích hợp mới được tiếp tục cho làm việc trở lại.
  7. Hết ca làm việc không cho phép lưu lại trên dàn giáo vật liệu, dụng cụ .
  8. Tháo dỡ dàn giáo phải làm theo trình tự ngược lại với lắp dựng, phải tháo từng thanh, tháo gọn từng phần và xếp đặt chúng vào chỗ quy định. Nghiêm cấm tháo dỡ dàn giáo bằng cách giật hay xô đổ chúng hoặc dùng dao chặt các nút buộc.
  9. Một số điểm phải chú ý tuân thủ khi dàn giáo làm bằng các vật liệu khác nhau..

Thép ống làm dàn giáo không được cong, bẹp, nứt, lõm, thủng . . . Chân cột bằng thép phải lồng vào chân đế và kê đệm đúng quy định. Dàn giáo dựng cao đến đâu phải neo giữ chắc vào công trình đến đấy, việc neo giữ phải tuân theo đúng chỉ dẫn cuả thiết kế.

Nếu vị trí móc neo trùng với lô tường thì phải làm hệ thống giằng phía trong để neo.Các mối liên kết bằng đai phải chắc chắn và đề phòng các thanh đà trượt trên cột đứng.

Dựng – gỡ dàn dáo bằng thép cách đường dây điện không quá 5m phải báo xin cắt điện liên tục cho đến khi hoàn tất công việc mới đóng điện trở lại.Phải có biện pháp bảo đảm an toàn chống sét ngay khi dựng giàn dáo kể từ độ cao 4m trở lên, ngoại trừ trường hợp giàn dáo ở trong phạm vi bảo vệ chống sét đã có sẵn.

Chỉ cho phép sử dụng giàn giáo treo và nôi treo nếu đáp ứng các yêu cầu sau :

  • Dây treo làm bằng thép tròn, dây cáp (đối với giàn dáo treo) cáp mềm (đối với nôi treo) và có kích thước phù hợp với thiết kế.
  • Đặt dàn giáo treo và nôi treo cách phần nhô ra của công trình tối thiểu là 10cm.
  • Công-xon phải cố định chắc vào công trình và không cho chúng tựa lên mái đua hoặc bờ mái .
  • Dàn giáo được neo buộc chắc vào công trình để tránh bị đu đưa trong khi làm việc .
  • Trước khi sử dụng phải thử tải trọng tĩnh đối với dây treo dàn giáo với trị số lớn hơn 25% tải trọng tính toán .

Riêng nôi treo ngoài việc thử tải trọng tĩnh còn phải chịu thử tải trọng động ở trạng thái nâng hạ . Khi thử tải trọng động , tải trọng thử phải lây lớn hơn 10% trị số tính toán.

Tải trọng treo và móc treo phải có trị số lớn hơn hai lần tải trọng tính toán và thời gian theo thử trên dây không nhỏ hơn 15 phút .

 

                                                                           Tp.HCM, Ngày    tháng     năm 2016

                                                                                       ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU

                                                                                                           

 

 

                                                                                                                       

 

Xây nhà đẹp rẻ

Giới thiệu THIẾT KẾ XÂY NHÀ PHỐ ,NHÀ CAO TẦNG,NHÀ THÉP TIỀN CHẾ 122 bài viết
Thiết kế xây dựng nhà HCM giá rẻ cạnh tranh công ty xây dựng Phú Nguyễn

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Công ty xây dựng Phú Nguyễn xây nhà trọn gói nhà phố,biệt thự,nhà xưởng ,văn phòngCông ty xây nhà trọn gói rẻ uy tín nhất ở sài gòn tphcmTHIẾT KẾ VÀ THI CÔNG NHÀ CAO TẦNG
  2. Công ty xây dựng Phú Nguyễn xây nhà trọn gói nhà phố,biệt thự,nhà xưởng ,văn phòngCông ty xây nhà trọn gói rẻ uy tín nhất ở sài gòn tp HCM15 phương pháp xây nhà giá rẻ

Leave a ReplyCancel reply