CÁC HẠNG MỤC BÊ TÔNG CỐT THÉP TẦNG HẦM

Advertisements
  1. CÁC HẠNG MỤC BÊ TÔNG CỐT THÉP TẦNG HẦM (áp dụng TCVN 4453-1995)

  2. Tổ chức thi công

Toàn bộ phần móng, dầm, sàn, tường và cột của tầng hầm được thi công xen kẽ để đẩy nhanh tiến độ thi công. Sử dụng bê tông thương phẩm

  1. Công tác đổ bê tông lót móng, sàn tầng hầm

57.1 Công tác đổ bê tông lót

Sau khi kết thúc thi công đào đất, tiến hành đổ bê tông lót. Phải làm sạch hố móng trước khi đổ bê tông lót.

Bê tông lót được trộng bằng máy tại công trường.

Tiến hành đổ bê tông lót móng theo thiết kế. Bê tông lót được đầm chặt đổ theo đúng kích thước hình học của lớp bê tông lót. Đổ dứt điểm từng hố móng, tránh đọng nước trong quá trình thi công.

Đổ bê tông sàn tầng hầm theo thiết kế. Bê tông sàn được đổ liên tục trong từng ô. Bê tông sàn phải đảm bảo độ phẳng, kích thước hình học, tránh đọng nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công lớp chống thấm bitum sau này.

Các vật liệu xi măng, cát, đá phải được kiểm tra chất lượng và có chứng nhận do các cơ quan chức năng cấp trước khi tiến hành thi công.

57.2. Công tác ván khuôn móng

Sau khi thi công xong bê tông lót dầm móng, xây tường làm ván khuôn thành dầm. Khi khối xây đạt được cường độ tiến hành thi công đáy sàn tầng hầm, đầm chặt đúng thiết kế trước khi đổ bê tông lót, đảm bảo tăng cường khả năng chống xâm thực của môi trường.

Yêu cầu kỹ thuật của cốp pha

Cốp pha và đà giáo được thiết kế và thi công phải đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.

Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước ximăng khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.

  1. Công tác gia công và lắp dựng cốt thép móng, sàn tầng hầm (áp dụng TCVN 5574-1991, TCVN 1651-1985)

Yêu cầu về vật liệu

Nhà thầu sẽ sử dụng thép thanh AI, cường độ Ra =2300 kg/cm2, AIII có cường độ Ra =3650kg/cm2. Các loại thép phải có chứng chỉ xuất xưởng và tài liệu thí nghiệm chứng minh do cơ sở thí nghiệm độc lập thực hiện.

          Trước khi gia công cốt thép và trước khi đổ bê tông phải kiểm tra cốt thép theo các yêu cầu sau:

Chỉ sử dụng các loại cốt thép theo quy định của hồ sơ mời thầu. Cốt thép phải có chứng chỉ chất lượng của nhà chế tạo, được thí nghiệm đạt các chỉ tiêu kéo, nén theo yêu cầu thiết kế.

Bề mặt các thanh thép phải sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẫy sắt và các lớp rỉ.

Các thanh thép bị bẹp, giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại bỏ.

Cốt thép được kéo, uốn, nắn thẳng.

Toàn bộ cốt thép được bảo quản trong kho có mái che và được kê cách mặt đất >45cm. Buộc thành từng lô theo chủng loại và số lượng có các thẻ đánh dấu để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.

Yêu cầu kỹ thuật gia công và lắp đặt

          Cốt thép sẽ gia công theo thiết kế tại xưởng gia công. Việc gia công xưởng theo phương án này sẽ khắc phục được các sai sót, đảm bảo gia công được chính xác theo yêu cầu thiết kế, có điều kiện phối hợp chính xác các bộ phận nhằm đảm bảo yêu cầu thi công đúng tiến độ.

Gia công cắt và uốn thép bằng máy chuyên dùng.

Cắt và uốn thép (áp dụng TCVN 4453-1995; 5574-2012; 1651-1985)

Các thiết bị thi công chính gồm: Máy cắt thép và máy uốn thép.

Cắt và uốn thép được thực hiện bằng phương pháp cơ học. Không dùng phương pháp cắt bằng nhiệt như ngọn lửa hàn (hàn điện, hàn hơi,…)

Cắt uốn thép phù hợp với hình dáng, kích thước của thiết kế.

Hàn cốt thép

Thiết bị thi công chính gồm: máy hàn

Các mối hàn đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Bề mặt nhẵn, không cháy, không đứt quãng, không thu hẹp cục bộ và có bọt.

+ Đảm bảo chiều dài và chiều cao đường hàn theo thiết kế.

+ Hàn xong gõ xỉ kiểm tra chiều dày đường hàn.

Vận chuyển lắp dựng cốt thép

Sau khi bê tông lót đủ cường độ, thi công lớp cấu tạo, chống thấm tới đâu tiến hành đặt ngay cốt thép móng, sàn tầng hầm tới đó.

Việc vận chuyển cốt thép đảm bảo không làm hư hỏng và biến dạng sản phẩm cốt thép.

Yêu cầu lắp dựng công tác cốt thép:

+ Sai lệch chiều dày lớp bảo vệ bê tông so với thiết kế không vượt quá 2mm đối với lớp bảo vệ bê tông có chiều dày a<15mm và 3mm đối với lớp bê tông bảo vệ có a>=15mm.

Việc liên kết các thanh cốt thép khi lắp dựng:

+ Sử dụng phương pháp buộc, chiều dài chồng đè buộc 35-40d để liên kết thanh cốt thép lại với nhau. Tại mỗi mặt cắt số lượng thanh thép nối không vượt quá 50%.

+ Hạn chế sử dụng phương pháp hàn tại công trình để nối thép. Trong các trường hợp, chỉ sử dụng nối bằng phương pháp hàn cho các loại cốt thép có đường kính lớn hơn 10mm.

+ Trong mọi trường hợp, các góc của các thanh thép đai với thép chịu lực được buộc toàn bộ.

xaydungquangnam.com

10.6717184106.5639936

Xây nhà đẹp rẻ

Giới thiệu THIẾT KẾ XÂY NHÀ PHỐ ,NHÀ CAO TẦNG,NHÀ THÉP TIỀN CHẾ 119 bài viết
Thiết kế xây dựng nhà HCM giá rẻ cạnh tranh công ty xây dựng Phú Nguyễn

Hãy bình luận đầu tiên

Leave a ReplyCancel reply